Thảo luận về kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Thảo luận về kết quả hồi quy

Ket quả từ mơ hình hồi quy cho thấy hệ số an tồn vốn CAR được giải thích bởi các biến độc lập như sau:

-I- Hệ số an toàn vốn của năm tài chính trước (CARt-1 — Capital Adequacy Ratio)

Đúng như kỳ vọng, hệ số CAR của năm trước có tác động tích cực lên hệ số CAR của năm tiếp theo, thể hiện thể hiện sự nhất quán trong thái độ duy trì hệ số an tồn vốn của ngân hàng. Tại mức ý nghĩa 1%, hệ số an toàn vốn của năm báo cáo tài chính trước CARt-1 có mối tương quan cùng chiều với hệ số an toàn vốn CAR. Khi hệ số an toàn vốn năm trước tăng 1% sẽ khiến hệ số an toàn vốn CAR của năm tiếp theo tăng 0,3485%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết luận nghiên của Alhassan (2017) về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại tại Ghana giai đoạn 2007 - 2014.

-I- Khả năng chuyển đổi thanh khoản/khả năng tạo thanh khoản (LTG — Liquidity

Transformation Gap)

Kết quả cho thấy, khả năng tạo thanh khoản của ngân hàng có mối tương quan ngược chiều với hệ số an toàn vốn CAR, ở Việt Nam, lý thuyết về sự lấn át tiền gửi và cấu trúc tài chính mong manh là hợp lý. Việc chuyển đổi thanh khoản tăng lên, tương đương với lượng tiền gửi - nguồn vốn chính thực hiện hoạt động tạo thanh khoản - cũng tăng lên và các khoản đầu tư, cho vay kém thanh khoản với trọng số rủi ro cao cũng tăng lên, nhưng vốn tự có của ngân hàng khơng tăng lên kịp, dẫn đến sự sụt giảm của hệ số an toàn vốn CAR. Tại mức ý nghĩa 5%, khi khả năng tạo thanh khoản của năm tài chính trước tăng 1% sẽ khiến hệ số an toàn vốn CAR của năm tiếp theo giảm 0,0127%. Đây là một kết quả tác động khá nhỏ, tuy nhiên khá phù hợp với kết quả nghiên cứu của Vũ Hữu Thành & cộng sự (2016) vể vốn ngân hàng, sự tạo thanh khoản và hiệu quả của ngân hàng với kết luận rằng mặc dù tồn tại mối liên hệ nhân quả nhưng chiều tác động từ vốn NH tới sự tạo thanh khoản mạnh hơn nhiều so với chiều tác động ngược lại khi 30% sự biến thiên của sự tạo thanh khoản được giải thích bởi vốn NH trong khi đó chỉ khoảng 4% sự biến thiên của vốn NH được giải thích bởi sự tạo thanh khoản; nhưng kết quả của nghiên cứu lại không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Alhassan (2017) về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của

ngân hàng thương mại tại Ghana khi cho rằng có mối tương quan cùng chiều giữa khả năng tạo thanh khoản và hệ số an toàn vốn CAR.

-I- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE — Return On Equity)

Trái với kỳ vọng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mặc dù có tương quan ngược chiều với hệ số an tồn vốn CAR nhưng khơng mang lại ý nghĩa kinh tế. Điều này ngược lại với kết luận của Bateni, Vakilifard và Asghari (2014) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn CAR của hệ thống ngân hàng thương mại tại Iran, trường hợp của các ngân hàng Trung Quốc trong nghiên cứu Yuanjuan và Shishun (2012), và nghiên cứu của PGS. TS. Lê Thanh Tâm & cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng tỷ suất lợi nhuận ROE có mối tương quan cùng chiều với hệ số an toàn vốn CAR: ROE tăng lên là dấu hiệu của việc sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu, từ đó ngân hàng sẽ thu hút được các nhà đầu tư mới, dẫn đến vốn của ngân hàng tăng lên, hệ số an toàn vốn của ngân hàng theo đó cũng tăng lên; bên cạnh đó, ROE tăng lên cho thấy lợi nhuận ngân hàng tăng lên, nếu giữ lại nguồn lợi nhuận này thì có thể làm tăng vốn cấp 1 của ngân hàng và tăng hệ số an toàn vốn CAR.

-I- Tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (CRSK — Credit Risk)

Nhân tố cuối cùng trong mơ hình nghiên cứu có tác động đến hệ số an tồn vốn CAR chính là tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng. Tại mức ý nghĩa 1%, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng CRSK có mối tương quan cùng chiều với hệ số an toàn vốn CAR với mức tác động khá lớn. Cụ thể, khi tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng tăng 1% sẽ khiến hệ số an toàn vốn CAR tăng 1,91%. Kết luận này là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Mili và cộng sự (2014), Masood và Ansari (2016) về hệ thống ngân hàng tại Pakista, cho rằng, khi nhận thấy khoản trích lập dự phịng tăng lên, các ngân hàng sẽ ý thức được rủi ro tín dụng cũng đang tăng lên và điều chỉnh tăng vốn tự có của mình một cách tương ứng. Bên cạnh đó, khi các ngân hàng thực hiện trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ và thận trọng thì các khoản vay sẽ được đảm bảo hơn, nếu các khoản tín dụng đã trích lập dự phịng được khách hàng trả đầy đủ thì phần đã trích lập sẽ được hồn nhập, làm tăng lợi nhuận để lại của ngân hàng, từ đó làm tăng vốn tự có tác động làm tăng CAR. Tuy nhiên, kết luận lại không phù hợp với kết quả từ bằng chứng thực nghiệm của các

ngân hàng ở Jordan (Al-Sabbagh, 2004; Thiam, 2009) và nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Tâm & cộng sự (2017) về các yếu tố quyết định đến hệ số an toàn vốn của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015.

Ả- Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế — Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP — Gross Domestic Product)

Kết quả hồi quy cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP có mối tương quan ngược chiều với hệ số an tồn vốn CAR nhưng khơng có ý nghĩa kinh tế. Mối tương quan ngược chiều là phù hợp với kết luận của Aktas và cộng sự (2015) trong bối cảnh các ngân hàng thương mại tại Hồng Kông và nghiên cứu của PGS.TS Lê Thanh Tâm &cộng sự (2017) về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đôi khi, tăng trưởng kinh tế khơng hồn tồn là một điều kiện tốt đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì khi nền kinh tế tăng trưởng, số lượng khách hàng xin cấp tín dụng sẽ tăng mạnh, chủ yếu là các khoản tín dụng đầu tư kinh doanh sản xuất trung và dài hạn trong khi nguồn vốn ổn định của ngân hàng sẽ khơng tăng lên tương ứng, dẫn đến chênh lệch kì hạn giữa tài sản và nguồn vốn trong và ngoài bảng cân đối kế toán của ngân hàng, rủi ro thanh khoản từ đây cũng tăng lên, hệ số an toàn vốn giảm xuống. Bokhari, Ali, Sultan (2013) và Aktas, Acikalin, Bakin và Celik (2015) đã chỉ ra rằng, trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, việc nhận thức về rủi ro của các ngân hàng sẽ ở mức thấp, các ngân hàng sẽ duy trì mức an tồn vốn thấp để đầu tư vào các tài sản rủi ro cao nhằm kiếm lợi nhuận từ sự tăng trưởng kinh tế.

CHƯƠNG 4:

GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI THANH KHOẢN & CẢI THIỆN HỆ SỐ AN TOÀN VỐN CAR DựA TRÊN HOẠT ĐỘNG

CHUYỂN ĐỔI THANH KHOẢN

Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn thường áp dụng những biện pháp trực diện cải thiện hệ số an toàn vốn CAR thơng qua việc tăng vốn tự có và/hoặc giảm tài sản có rủi ro, tuy nhiên điểm yếu có thể chỉ ra của các phương pháp trực diện này đó là hệ số an tồn vốn CAR sau khi cải thiện khơng được duy trì bền vững, nỗ lực tăng vốn của các ngân hàng, nếu không đi kèm thay đổi trong hoạt động kinh doanh, quản lý thường ngày của ngân hàng, sẽ dẫn đến sự tăng lên của tài sản có rủi ro, và vơ hình chung sẽ tác động giảm hệ số an toàn vốn CAR. Là một trong hai hoạt động cốt lõi, mang tính cố hữu của ngân hàng, cùng với kết quả nghiên cứu định lượng ở Chương 3, ta có thể thấy việc cải thiện hệ số an tồn vốn CAR thơng qua quản lý hoạt động chuyển đổi thanh khoản của các ngân hàng thương mại là hoàn toàn khả thi. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất, các giải pháp này không chỉ được thực hiện trực tiếp bởi các NHTM mà còn cần được giám sát và hỗ trợ từ các cơ quan chủ quản đặc biệt là cơ quan quản lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đó là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của khả năng chuyển đổi thanh khoản đến hệ số an toàn vốn CAR của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w