Trong một số tác phẩm như “Hệ tư tưởng Đức”, “Sự khốn cùng của triết học”, “Lao động làm thuê và tư bản”, “Tiền công giá cả và lợi nhuận”, “Tư bản”..., các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử đã bàn đến những yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất. Theo C.Mác, để cải biến giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất, con người cần phải có một sức mạnh tổng hợp. Trước hết, đó là sức mạnh thể chất và trí tuệ - những yếu tố tạo nên khả năng lao động của con người: “Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có ích cho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc về thân thể của họ: tay, chân, đầu và hai bàn tay” [66, tr.266]. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó thì q trình sản xuất vật chất vẫn chưa thể diễn ra. Ngoài bản thân chủ thể lao động, con người cần có những yếu tố khác như cần “sử dụng những thuộc tính cơ học, lý học, hóa học của các vật để tùy theo mục đích của mình, dùng những vật đó làm cơng cụ tác động vào các vật khác” [66, tr.268]. Những vật đó được C.Mác gọi là “khí quan” giúp con người có khả năng nối dài đơi bàn tay và làm cho q trình tác động vào tự nhiên trở nên có hiệu quả hơn.
Theo quan điểm của C.Mác, có hai yếu tố cơ bản cấu thành lực lượng sản xuất là
tư liệu sản xuất và người lao động.
Tư liệu sản xuất bao gồm hai yếu tố cơ bản là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Điều này đã được chỉ rõ trong tác phẩm “Tư bản”: “Cả tư liệu lao động và đối tượng lao động đều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất” [66, tr.271].
Đối tượng lao động bao gồm những bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào trong sản xuất. Đối tượng lao động bao gồm hai loại:
Một là, những đối tượng thuần túy tự nhiên. Đó là những đối tượng có sẵn trong
tự nhiên, do tự nhiên cung cấp. Nó được coi là đối tượng lao động khi con người tác động vào nó để tạo ra của cải vật chất, chẳng hạn như đất đai được dùng trong sản xuất nông nghiệp.
Hai là, những đối tượng lao động nhân tạo. Đó là những đối tượng khơng có sẵn
trong tự nhiên mà do con người tạo ra. Xuất phát của nó cũng là những sự vật vốn có của tự nhiên nhưng đã được tích lũy một lượng lao động xã hội nhất định, được con người cải tạo và tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất tiếp theo, chẳng hạn như những nguyên liệu mới được dùng trong xây dựng.
C.Mác đã phân biệt hai loại đối tượng này như sau: “Mọi nguyên liệu đều là đối tượng lao động nhưng không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu. Đối tượng lao động chỉ trở thành nguyên liệu sau khi đã trải qua một số biến đổi nào đó do lao động gây ra” [66, tr.268]. Quan điểm trên của C.Mác về đối tượng lao động đã cho thấy mặc dù hầu hết các đối tượng lao động được sử dụng trong các ngành sản xuất đều in dấu ấn của lao động - là những đối tượng lao động do con người tạo ta nhưng tất cả chúng đều có nguồn gốc từ tự nhiên, xuất phát từ tự nhiên. Vì vậy, đây là một trong những cơ sở quan trọng để khẳng định lực lượng sản xuất là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Sự phân biệt hai loại đối tượng lao động là đối tượng lao động thuần túy tự nhiên và đối tượng lao động do con người tạo ra có ý nghĩa nhất định trong việc khẳng định vai trị, vị trí của người lao động trong q trình sản xuất vật chất. Người lao động khơng chỉ tận dụng những đối tượng lao động sẵn có mà cịn biết chế tạo ra những đối tượng lao động mới để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của mình.
Ngồi đối tượng lao động, tư liệu sản xuất còn bao gồm tư liệu lao động. Tư liệu lao động là những yếu tố mà con người dùng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra của cải vật chất. Điều này đã được C.Mác nhấn mạnh: “Nhờ những tư liệu lao động, sự hoạt động của con người làm cho đối tượng lao động phải biến đổi theo một mục đích đã định trước” [66, tr.271]. Nếu đối tượng lao động là cái thụ động, phụ thuộc rất nhiều vào sự tác động của con người thì tư liệu lao động là một yếu tố động.
Tư liệu lao động bao gồm hai yếu tố là công cụ lao động và phương tiện lao động. Công cụ lao động là những vật dùng làm trung gian để người lao động tác động vào đối tượng lao động; phương tiện lao động là những điều kiện vật chất cần thiết của quá trình lao động. Trong hai yếu tố trên, công cụ lao động là yếu tố động nhất, cách mạng nhất. Chúng là những vật được con người tạo ra và sử dụng để trực tiếp tác động vào đối tượng lao động nhằm cải biến chúng, tạo ra của cải vật chất. Vì thế, C.Mác gọi cơng cụ lao động chính là “hệ thống xương cốt và bắp thịt của sản xuất”. Chúng ln được cải tiến, đổi mới, có ý nghĩa quan trọng quyết định năng suất lao động và là thước đo về trình độ cải tạo tự nhiên của con người. Do đó, theo C.Mác, cơng cụ lao động chính là yếu tố đặc trưng cho mỗi thời đại sản xuất xã hội khác nhau: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” [66, tr.269].
Ngoài tư liệu sản xuất được coi là yếu tố cần thiết của quá trình sản xuất, C.Mác khẳng định cần phải có người lao động. Theo C.Mác, yếu tố vật thể sẽ khơng có bất cứ tác dụng nào nếu khơng có một lực lượng xã hội để tiến hành sản xuất vật chất. Tư liệu sản xuất sẽ trở thành vô nghĩa nếu khơng có sự tác động của con người. Điều này đã được C.Mác khẳng định như sau:
Giới tự nhiên không chế tạo ra bất kỳ máy móc nào, khơng chế tạo ra xe hơi, đường sắt, điện báo, máy dệt... Chúng là sản phẩm lao động của con người, đã biến thành vật chất tự nhiên của ý chí con người điều khiển tự nhiên hoặc bộ máy hoạt động của con người trong giới tự nhiên. Chúng là cơ quan đầu não của con người được sáng tạo bởi bàn tay con người; là lực lượng tri thức được vật hóa [32, tr.408].
Như vậy, nếu khơng có con người biết chế tạo, sử dụng cơng cụ lao động, tác động vào giới tự nhiên thì sẽ khơng có q trình sản xuất vật chất.
Với tính cách là một bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất, người lao động là những người có khả năng lao động, nghĩa là phải có cả sức mạnh cơ bắp và sức mạnh trí tuệ mà C.Mác đã gọi cụ thể là có “đầu óc” và “đơi bàn tay”. Ngồi ra, người lao động cũng cần phải có kinh nghiệm, những kỹ năng, kỹ xảo trong lao động. C.Mác viết: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được
người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [71, tr.215]. Như vậy, người lao động khơng phải là con người nói chung và khơng phải người nào có sức mạnh thể chất và tinh thần cũng được coi là người lao động. Chỉ những người nào dùng sức mạnh thể chất và tinh thần của mình tham gia vào quá trình sản xuất vật chất nhằm tạo ra của cải mới được coi là người lao động với tư cách là yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất.
C.Mác đã khẳng định hoạt động sản xuất chính là một dạng hoạt động chỉ có ở con người, nó khác hẳn về chất so với hoạt động của con vật:
Con nhện làm những động tác giống như động tác của người thợ dệt, và bằng việc xây dựng những ngăn tổ sáp của mình, con ong phải làm cho một số nhà kiến trúc phải hổ thẹn. Nhưng điều ngay từ đầu phân biệt nhà kiến trúc tồi nhất với con ong giỏi nhất là trước khi xây dựng những ngăn tổ ong bằng sáp, nhà kiến trúc đã xây dựng chúng ở trong đầu mình rồi. Cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là đã có trong ý niệm rồi [61, tr.260-261].
Khi tham gia vào quá trình sản xuất, trước hết người lao động đem nhập vào các yếu tố của lực lượng sản xuất sức mạnh cơ bắp của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ tiến hành sản xuất bằng các khí quan vật chất thuần túy của cơ thể thì con người sẽ khơng bao giờ tiến xa hơn động vật. Vì con người là một sinh vật xã hội nên ngoài sức mạnh cơ bắp, khi tham gia vào q trình sản xuất, con người cịn có cả trí tuệ và tồn bộ hoạt động tâm sinh lý và ý thức của họ nên lao động của họ trở nên khéo léo, linh hoạt, uyển chuyển, năng động, sáng tạo hơn. Chính điều này làm cho các q trình sản xuất vật chất có thể giống nhau ở máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào nhưng những sản phẩm đầu ra của những lao động khác nhau lại rất khác nhau. Điều đó cho thấy rõ vai trị quyết định của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất.
Từ việc phân tích các yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất là tư liệu sản xuất và người lao động cùng mối quan hệ của chúng với nhau, có thể rút ra một số khía cạnh cơ bản của nội hàm khái niệm lực lượng sản xuất như sau:
Thứ nhất, lực lượng sản xuất là một thể thống nhất bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành, trong đó yếu tố con người đóng vai trị quyết định q trình sản xuất vật chất, cịn những yếu tố vật thể là điều kiện của q trình sản xuất đó. Các yếu tố này tuy có
vai trị, vị trí khác nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại để tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
Thứ hai, lực lượng sản xuất ln có tính lịch sử, gắn liền với một phương thức
sản xuất nhất định, dựa trên sự kết hợp giữa các yếu tố cấu thành của nó. Nếu các yếu tố như người lao động và những điều kiện vật chất không được kết hợp với nhau thì sẽ khơng tạo ra những biến đổi trong sản xuất vật chất. Khi đó, sẽ khơng có lực lượng sản xuất. Mỗi thời đại kinh tế khác nhau có những cách thức khác nhau trong việc sản xuất vật chất. Lực lượng sản xuất cũng ln có tính kế thừa và có sự phát triển khơng ngừng. Trong quá trình sản xuất vật chất, người lao động có thể kế thừa những kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức sản xuất của những người đi trước; cũng có thể kế thừa những công cụ lao động, tận dụng những đối tượng lao động, phương tiện lao động do thế hệ trước tạo ra. Vì vậy, khi một người nào đó bắt tay vào q trình sản xuất, họ đã có sẵn một lực lượng sản xuất của xã hội, được thừa hưởng lực lượng sản xuất của thế hệ đi trước để lại làm cơ sở cho việc duy trì và phát triển sản xuất. Trên cơ sở đó, trong q trình sản xuất tiếp theo, người lao động không ngừng tạo ra những lực lượng sản xuất mới và đến lượt mình, những lực lượng sản xuất ấy lại trở thành cơ sở cho những quá trình sản xuất tiếp theo.
Thứ ba, lực lượng sản xuất là biểu hiện của mối quan hệ giữa người lao động với
giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất. Nó khơng tồn tại bên ngồi hoạt động của con người mà chính là sức mạnh được hình thành trong q trình lao động của con người và do con người trực tiếp điều khiển, chi phối. Vì vậy, lực lượng sản xuất thể hiện năng lực thực tiễn của con người trong việc cải tạo giới tự nhiên. Thực chất của lực lượng sản xuất là việc người lao động từng bước tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nhằm phục vụ những nhu cầu của mình và phát triển kinh tế - xã hội.