Trong thời đại ngày nay, những thành tựu của khoa học - cơng nghệ đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất, góp phần làm hiện đại hóa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trên tất cả các yếu tố cấu thành của nó. Vì vậy, khi nghiên cứu về lực lượng sản xuất, người ta rất chú ý phân tích đến tính hiện
đại của lực lượng sản xuất. Nhiều ý kiến đề cập đến phán đốn của C.Mác về vai trị của khoa học với tư cách là lực lượng sản xuất trực tiếp, coi đó là đặc trưng cơ bản của lực lượng sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, khi phân tích sự phát triển của lực lượng sản xuất, mặc dù nhấn mạnh đến vai trò của khoa học nhưng C.Mác khơng xem nhẹ vai trị của nhân tố người lao động. C.Mác vẫn coi người lao động là nhân tố quyết định trong lực lượng sản xuất. Để hiểu rõ điều này, trước hết cần phân tích quan điểm của C.Mác về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Theo quan điểm của C.Mác, sự phát triển của khoa học đóng vai trị to lớn đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Bằng những nghiên cứu một cách khoa học, C.Mác đã đưa ra một phán đoán:
Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp, do đó nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện của quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến một mức độ nào sự kiểm sốt của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào khơng những dưới hình thức tri thức mà cả như là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực [71, tr.372].
Theo luận điểm trên của C.Mác, tri thức khoa học đã làm cho tư bản cố định như: nhà xưởng, máy móc được dùng trong sản xuất chuyển hóa đến một mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nghĩa là, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thành cơng cụ sản xuất của con người và được người lao động sử dụng trong q trình sản xuất. Do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Điều kiện để tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp được C.Mác khẳng định như sau:
Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại cơng nghiệp đã đạt được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích [71, tr.367].
Luận điểm trên của C.Mác cho thấy khoa học chỉ trở thành lực lượng sản xuất với điều kiện là khoa học phải tồn tại dưới dạng lao động được vật hóa thành máy móc. Điều đó cũng có nghĩa là khoa học tự bản thân nó khơng thể tạo ra bất kỳ tác động nào mà phải thông qua sự vận dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì khoa học mới có thể phát huy được tác dụng của nó. Điều này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định lại khi bàn đến tư tưởng, lý luận nói chung: “Vũ khí của sự phê phán cố nhiên khơng thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [59, tr.580] và “Tư tưởng căn bản không thể thực hiện được cái gì hết. Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [60, tr.181]. Trong bài Điếu văn đọc tại lễ an táng của C.Mác, khi đề cao vai trò của C.Mác trong việc phát hiện ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Đối với Mác, khoa học là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng” [64, tr.500]. Quan điểm trên thống nhất với nhận định của C.Mác về vai trò của khoa học trong sự phát triển của sản xuất vật chất và của xã hội.
Quan điểm của C.Mác về vai trò của khoa học và phán đoán khoa học trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp được hiểu ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, khoa học vốn là một hệ thống những tri thức được tích lũy trong quá
trình lịch sử, đã được con người vận dụng vào hoạt động sản xuất vật chất, được vật hóa trong các thao tác lao động và đem lại những hiệu quả nhất định. Như vậy, từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, khoa học đã từng bước tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Thứ hai, khoa học có sự gắn kết chặt chẽ với kỹ thuật, trở thành cơ sở lý thuyết
cho các phương tiện kỹ thuật, cơng nghệ mà thơng qua đó, khoa học được vật chất hóa trong các yếu tố vật thể của lực lượng sản xuất. Sự gắn kết chặt chẽ giữa khoa học với kỹ thuật, công nghệ là một xu thế tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại bởi khoa học muốn phát triển nhanh chóng cần phải có sự trợ giúp của cơng nghệ hiện đại; đồng thời, muốn sản xuất ra cơng nghệ mới địi hỏi con người phải dựa trên những phát minh khoa học mới. Điều đó cũng chứng tỏ khoa học gắn bó chặt chẽ và là yếu tố
quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thời đại ngày nay.
Thứ ba, gần đây, thời gian để lý thuyết khoa học đi vào thực tiễn sản xuất ngày
càng được rút ngắn lại. Trong những thế kỷ trước, thời gian từ phịng thí nghiệm đến thực tế sản xuất thường rất lâu nhưng từ cuối thế kỷ XIX đến nay, nhờ sự phát triển khơng ngừng của khoa học hiện đại, q trình trên đã được rút ngắn rất nhiều. Dựa trên việc phân tích sự phát triển của khoa học trong xã hội hiện đại, tác giả Vũ Đình Cự và Trần Xuân Sầm trong cuốn sách: “Lực lượng sản xuất mới và kinh tế tri thức” đã có thống kê cụ thể về thời gian đưa các phát minh vào ứng dụng như sau:
Bảng 1. Thời gian đưa các phát minh khoa học vào ứng dụng Tên phát minh, Năm phát minh Năm sản xuất Thời gian
sáng chế
Máy hơi nước 1680 1780 100 năm
Máy bay 1897 1911 14 năm
Tranzito 1948 1953 5 năm
Pin mặt trời 1953 1955 2 năm
Nguồn: [17, tr.175]
Từ bảng thống kê trên, có thể nhận thấy trong những năm gần đây, thời gian đưa các phát minh từ những phịng thí nghiệm đến các nhà máy sản xuất được rút ngắn đi rất nhiều. Nhờ đó mà khoa học thâm nhập ngày càng nhanh vào quá trình sản xuất.
Thứ tư, khoa học được thâm nhập vào tất cả các yếu tố cấu thành của lực lượng
sản xuất. Nhờ có khoa học, con người ngày càng tạo ra được nhiều đối tượng lao động nhân tạo, khắc phục được hạn chế về thời gian sử dụng và một số đặc tính khác của đối tượng lao động tự nhiên; những đối tượng nhân tạo này cũng thân thiện với mơi trường. Cũng nhờ có khoa học mà cơng cụ lao động ngày càng được cải tiến, sức lao động của con người được giải phóng. Cũng nhờ đó mà trình độ, tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo của người lao động khơng ngừng được nâng cao. Do đó, trong rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, số lượng nhân lực khoa học tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ ngày càng cao, vượt trội hơn hẳn so với số lượng lao động làm việc cơ bắp thông thường. Đội ngũ cơng nhân trí thức xuất hiện và có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Khoa học cũng đã thâm nhập vào các lĩnh vực khác, khơng chỉ
có khoa học cơng nghệ - kỹ thuật (phần cứng) mà cịn có những ngành khoa học quản lý, khoa học nhân văn… (phần mềm). Nhờ có khoa học, hoạt động của các nhà lãnh đạo, quản lý, điều hành sản xuất ngày càng có hiệu quả hơn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Như vậy, khoa học không phải là một lực lượng sản xuất độc lập, đứng bên ngồi con người mà khoa học chỉ có thể tạo ra những biến đổi trong q trình sản xuất thơng qua hoạt động của con người. Khoa học đã được thẩm thấu vào tất cả các khâu của q trình sản xuất, góp phần cải tiến cơng cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới, những phương tiện sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao kỹ năng, tay nghề, trình độ cho người lao động. Do đó, có thể nói trong thời đại ngày nay, khoa học đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại.
Như vậy, có thể hiểu khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp nghĩa là khoa học tham gia vào quá trình sản xuất bằng việc tạo ra cơng nghệ, đề ra và xây dựng phương pháp tổ chức và quản lý để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của sản xuất. Vì thế, khoa học chính là một trong những nhân tố cấu thành không thể thiếu của lực lượng sản xuất hiện đại. Khi phân tích lực lượng sản xuất của xã hội tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt đề cao vai trị của khoa học. Nền đại cơng nghiệp ra đời là kết quả tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra trên thế giới, bắt đầu từ nước Anh. Theo Ph.Ăngghen, “sở dĩ có cuộc cách mạng đó là do có sự phát minh ra máy hơi nước, các thứ máy kéo sợi, máy dệt và hàng loạt những thiết bị máy móc khác. Những máy móc đó làm thay đổi toàn bộ phương thức sản xuất tồn tại từ trước đến nay” [62, tr.475]. C.Mác cịn khẳng định rằng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở mỗi thời kỳ lịch sử có thể do nhiều yếu tố quyết định trong đó có một yếu tố rất quan trọng là “mức độ phát triển của khoa học và trình độ áp dụng của khoa học vào q trình cơng nghệ” [70, tr.69]. Ngày nay, nhờ khoa học phát triển không ngừng mà tri thức xã hội phổ biến trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, rút ngắn đáng kể quá trình ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất. Nếu như trước đây, cần đến hàng chục năm hoặc vài chục năm để ứng dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất thì ngày nay, q trình đó ngày càng được rút ngắn, thậm chí, với sự kết hợp của nhà khoa học và người sản xuất, người ta có thể vừa nghiên cứu, vừa ứng dụng.
Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp phát triển do nhu cầu khách quan mà đã xuất hiện các "công viên khoa học", "thành phố khoa học", các "khu công nghệ cao"... nhằm tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi để khoa học, công nghệ và cơ sở sản xuất gắn kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một "cơ thể" thống nhất. Chính ở đây có thể coi phịng thí nghiệm cũng chính là nhà máy, cơng ty, xí nghiệp; nhà khoa học đồng thời là người sản xuất kinh doanh. Tại đây, người ta có thể vừa nghiên cứu, thí nghiệm đồng thời sản xuất đại trà ra các sản phẩm và được lưu thông ngay trên thị trường; không phân biệt đâu là sản phẩm của phịng thí nghiệm, đâu là sản phẩm của cơ sở sản xuất. Chính đây là nơi hội tụ đủ điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để "nhất thể hố" q trình nghiên cứu thực nghiệm khoa học, triển khai công nghệ và sản xuất. Nhờ thế mà các ý tưởng khoa học nhanh chóng trở thành cơng nghệ, tạo ra sản phẩm, thu hút lực lượng lao động có trình độ tri thức và cơng nghệ cao thông qua hoạt động quản lý hiện đại mà tăng cường lực lượng sản xuất.
Không thể phủ nhận, những thành tựu to lớn của khoa học - cơng nghệ hiện đại đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó cũng khiến cho những phán đốn của C.Mác về việc khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp càng trở nên đúng đắn. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại gắn liền với sản phẩm điển hình là máy tính điện tử. Nhờ đó, cơng nghệ hiện đại đã có bước nhảy vọt làm thay đổi về mọi mặt của sản xuất vật chất và đời sống xã hội. Từ thời kỳ này, xuất hiện thuật ngữ công nghệ cao. Bên cạnh thuật ngữ công nghệ cao, người ta cịn dùng các thuật ngữ cơng nghệ mới; công nghệ tiên tiến hay công nghệ hiện đại; trong đó, thuật ngữ cơng nghệ cao được sử dụng rộng rãi hơn cả.
Hệ thống công nghệ cao gồm 8 ngành công nghệ cao cơ bản là: Công nghệ thông tin (hay cịn gọi là cơng nghệ thông tin và truyền thông); Công nghệ sinh học; Công nghệ vật liệu tiên tiến - công nghệ vật liệu nanô; Công nghệ năng lượng mới; Công nghệ bảo vệ môi trường; Công nghệ biển và hải dương; Công nghệ hàng không - vũ trụ và Công nghệ quản lý. Ngồi ra cịn có hàng loạt các cơng nghệ chun ngành. Hệ thống cơng nghệ cao chính là cốt lõi của lực lượng sản xuất mới trong nền sản xuất hiện đại [xem 17, tr.135].
Công nghệ cao ra đời dựa trên thành tựu khoa học mới nhất với hàm lượng tri thức, hàm lượng khoa học và sáng tạo cao nhất đã xóa nhịa dần ranh giới giữa "khoa
học" và "cơng nghệ”, đã rút ngắn quá trình từ phát minh khoa học đến việc áp dụng những phát minh đó vào trong sản xuất và đời sống. Chu trình "Khoa học - Công nghệ - Sản xuất" được gắn kết chặt chẽ nên đã chuyển nhanh chóng tri thức khoa học vào đời sống xã hội.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu lực lượng sản xuất hiện đại là khái niệm
dùng để chỉ sự kết hợp giữa người lao động ở trình độ cao với tư liệu sản xuất tiên tiến, dựa trên hệ thống công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, có tính bền vững và thân thiện với môi trường sinh thái.