nên chưa phát huy được tính tích cực của người lao động
Không chỉ nền kinh tế chậm phát triển, đời sống vật chất của người lao động là công nhân nước ta cịn gặp nhiều khó khăn mà cơng tác y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động nhìn chung cịn thấp. Hiện nay, chi tiêu của Chính phủ cịn khá thấp so với nhu cầu khám chữa bệnh của người lao động: “Chi tiêu của chính phủ cho cơng tác chỉ tương đương với 2,8% GDP. Hơn 50% chi tiêu cho y tế chính là chi tiêu từ túi tiền của bệnh nhân. Chi tiêu công cho y tế chiếm khoảng 8,7% chi tiêu công ở Việt Nam so với mức 14,1% ở Thái Lan và 9,9% ở Trung Quốc” [6, tr.28]. Với mức đầu tư cho y tế còn thấp như vậy, cơ sở vật chất trong y tế thiếu thốn, lạc hậu. Hiện tượng quá tải về bệnh nhân trong các bệnh viện, nhất là ở các bệnh viện lớn vẫn đang là vấn đề nhức nhối. Hơn nữa, mức đầu tư, các dịch vụ y tế cũng như nhân lực của ngành y, tập trung chủ yếu ở đô thị, cịn ở nơng thơn, nhất là vùng núi cao, xa, sâu, dịch vụ y tế cịn thiếu thốn và kém chất lượng. Vì vậy, có sự chênh lệch rất lớn giữa các vùng, các địa
phương trong việc hưởng lợi từ những dịch vụ y tế. Mức đầu tư cho cơng tác y tế cịn thấp cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến việc khám chữa bệnh và công tác bảo hiểm y tế cho người lao động. Mặc dù hầu hết những người lao động trong các ngành công nghiệp nước ta đều được mua bảo hiểm y tế nhưng công tác khám sức khỏe định kỳ chưa được tổ chức thường xuyên, có những nơi tổ chức khám sức khỏe chỉ mang tính hình thức, qua loa nên người lao động khơng được chăm sóc sức khỏe một cách tích cực, phần lớn lao động cơng nghiệp nước ta đều mắc bệnh nghề nghiệp. Theo số liệu của Tổng Liên đồn lao động Việt Nam, năm 2014, chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngồi nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cơng nhân và trích nộp kinh phí cơng đồn. Hầu như người lao động phải tự bỏ tiền ra mua bảo hiểm y tế nên tỉ lệ những người nơng dân có bảo hiểm y tế ở nước ta cịn thấp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến việc chăm sóc sức khỏe, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh tật cho người lao động. Do đó, độ bền bỉ, dẻo dai về thể lực và “tuổi thọ nghề nghiệp” của người lao động Việt Nam nhìn chung cịn thấp.
Ngồi ra, cơ chế, chính sách về nhà ở cho người lao động là cơng nhân nước ta cịn nhiều hạn chế. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hầu hết các tỉnh, thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất không xây nhà lưu trú cho công nhân. Số người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất khoảng 1,6 triệu người, trong đó, chỉ có 20% số người có chỗ ở ổn định. Đa số người lao động ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đều phải thuê nhà trọ, với điều kiện vệ sinh, môi trường không bảo đảm.
Thực hiện Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người lao động trong các khu công
nghiệp, các tỉnh, thành phố đã đăng ký 110 dự án nhà ở cho người lao động tại các khu
công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015. Tuy nhiên, cho đến nay, các dự án nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đều chậm tiến độ so với yêu cầu, trong số 27 dự án đã được khởi cơng xây dựng mới có 9 dự án hồn thành. Trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, phần lớn chưa tính tới nhu cầu về chỗ ở, nhà trẻ, trường học cho gia đình người lao động. Một số nơi xây nhà ở cho người lao động thì lại thiếu đồng bộ với việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội. Do vậy, gây khó khăn khơng nhỏ đối với người lao động trong sinh hoạt, làm việc... Ngồi ra,
ở Việt Nam cịn thiếu những cơ chế tạo động lực cho người lao động như cơ chế tuyên dương, khen thưởng cho những người lao động có thành tích tốt, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất mới chỉ chú trọng đến việc khai thác, sử dụng sức lao động của người công nhân mà chưa ưu tiên đến việc đáp ứng nhu cầu giải trí, văn hóa tinh thần nhằm tái sản xuất sức lao động, khích lệ, động viên tính tích cực, sáng tạo cho người lao động. Vì thế, nhìn chung người lao động là cơng nhân ở nước ta có đời sống tinh thần cịn nghèo nàn, chưa thực sự gắn bó với doanh nghiệp, chưa phát huy được hết tinh thần hăng hái, ý thức trách nhiệm trong công việc. Ở nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất cịn nhiều hiện tượng cơng nhân tự ý bỏ việc, bãi công, làm việc chống đối… Những hiện tượng đó đang đè tặng lên tâm lý sản xuất của người lao động nước ta hiện nay.
Bên cạnh đó, các tổ chức cơng đồn các cấp ở Việt Nam hiện nay cũng chưa phát huy được hết vai trị, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, tuyên truyền cho người lao động là công nhân trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất về luật lao động, quyền hạn và trách nhiệm của người lao động; chưa nói lên được tiếng nói của mình khi người lao động đứng lên đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Người lao động, kể cả lao động có trình độ, lao động chất lượng cao ở nước ngồi cũng chưa thực sự được quan tâm, giúp đỡ và được bảo vệ khi xảy ra những tranh chấp về lao động. Do đó, người lao động ở nước ta hiện nay vẫn chưa có sự gắn kết chặt chẽ, chưa có ý thức pháp luật và chưa có nhiều cơ chế, chính sách tạo động lực để họ có thể phát huy tốt tâm lực của mình trong nền sản xuất hiện đại và hội nhập quốc tế.