người lao động trong quá trình xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam
Trong lịch sử nhân loại, đã từng có những cuộc cách mạng cơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của lực lượng sản xuất nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của con người nói chung.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ nhất kéo dài từ cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19, đánh dấu bằng sự ra đời của động cơ hơi nước, sau đó là động cơ đốt trong, mở rộng sử dụng nhiên liệu than đá, xây dựng các tuyến đường sắt, mở ra kỷ nguyên sản xuất cơ khí và phát triển giao thương..
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai bắt đầu từ nửa cuối thế kỷ 19 kéo dài tới đầu thế kỷ 20, với sự ra đời của máy phát điện, đèn điện, động cơ điện, mở rộng việc sử dụng điện năng trong sản xuất, mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào thập niên 1960. Đặc điểm của cuộc cách mạng này là lần đầu tiên con người đã sáng tạo ra một loại máy có thể thay thế một phần quan trọng của lao động trí óc - đó là máy tính (chứ khơng như các loại máy cơ khí và điện khí chỉ thay thế lao động cơ bắp). Sự ra đời của chất bán dẫn đã dẫn tới việc sáng chế ra các siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ và toàn diện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, đặc biệt là các công nghệ số với phần cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng trở nên ngày càng phổ biến, được tích hợp cả về tính năng lẫn phạm vi ứng dụng, từ đó làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội cũng như nền kinh tế tồn cầu. Đó cũng là cơ sở ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR) vào giữa thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21.
So sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư phát triển với tốc độ ở cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng. Hơn nữa, nó đang làm biến đổi mọi nền công nghiệp ở mọi quốc gia. Bề rộng và chiều sâu của những thay đổi này tạo nên sự biến đổi của toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là khoa học - công nghệ sẽ tạo ra năng suất vượt bậc, chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, dịch vụ tăng; chi phí thương mại giảm sẽ làm tăng doanh thu toàn cầu, thúc đẩy tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính tiện ích cho cuộc sống cá nhân.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động mạnh mẽ đến sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế thế giới chuyển sang kinh tế tri thức - “thông minh”. Các thành tựu mới của khoa học - công nghệ được ứng dụng để tối ưu hóa q trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và quản lý, quản trị... Từ góc độ cơ cấu ngành kinh tế, cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm “mờ dần” tính chất giữa cơng nghiệp, dịch vụ và nơng nghiệp. Từ góc độ tiêu dùng, người dân được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn.
Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư có tác động to lớn về kinh tế, xã hội và mơi trường ở tất cả các cấp - tồn cầu, khu vực và từng quốc gia. Cuộc cách mạng này cũng có tác động to lớn đến phát triển lực lượng sản xuất hiện đại nói chung và phát triển nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại nói riêng. Với việc tăng cường tự động hóa và ứng dụng số hóa trong q trình sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, lao động phổ thông ngày càng mất dần lợi thế; sản xuất chuyển dịch dần sang những nước phát triển, nhiều lao động có kỹ năng và chun mơn cao. Kinh tế thế giới bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa vào động lực công nghệ và đổi mới sáng tạo thay cho tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào truyền thống. Điều này cũng đặt ra một thách thức nếu người lao động khơng có trình độ chun mơn, khơng có kỹ năng lao động, khơng có ý thức tự đổi mới, phát huy tinh thần tích cực, sáng tạo thì tất yếu sẽ trở nên lạc hậu, không bắt nhịp được với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại cũng đặt ra yêu cầu nếu các quốc gia không ưu tiên phát triển nhân tố người lao động theo hướng chuyên sâu tất yếu sẽ không thể tạo ra những lợi thế có tính cạnh tranh. Do đó, khoảng cách giữa những người lao động giản đơn, phổ thơng với người lao động có trình độ chun mơn, kỹ thuật ngày càng được nới rộng; khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia cũng khó có thể được thu hẹp.