Một số hạn chế của nhân tố người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 84 - 95)

hiện đại ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như trên, người lao động Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế, yếu kém. Những hạn chế, yếu kém này đã và đang trở thành “điểm nghẽn” kìm hãm đáng kể sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại ở nước ta.

Thứ nhất, thể lực, sức khỏe của người lao động Việt Nam nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu cao về sức bền, cường độ lao động cao,sự nhanh nhạy cùng những biến động của nền sản xuất hiện đại.

Trong những năm qua, mặc dù thể lực, tầm vóc của người lao động Việt Nam đã có nhiều cải thiện nhưng nhìn chung, người Việt Nam nói chung và người lao động trong lực lượng sản xuất nói riêng vẫn “thấp bé nhẹ cân”. Theo thơng tin từ Ủy ban

dân số gia đình và trẻ em, chiều cao của người Việt Nam có sự chênh lệch đáng kể so với một số nước trong khu vực có điều kiện tự nhiên gần giống nước ta:

Do chậm phát triển so với chuẩn quốc tế nên chiều cao nam thanh niên Việt Nam hiện nay chỉ đạt 163,7cm (thấp hơn 13,1cm so với chuẩn) và chiều cao trung bình của nữ Việt Nam là 153cm (thấp hơn 10,7cm so với chuẩn). Đem chỉ số trên ra so sánh với các nước khu vực châu Á, nam thanh niên Việt Nam kém thanh niên Nhật Bản 8cm, nữ kém 4cm. Cịn trong khu vực Đơng Nam Á, đặc biệt là quốc gia có điều kiện tự nhiên gần giống nước ta là Thái Lan thì chiều cao của nam thanh niên Việt Nam kém 6cm, nữ kém 2cm [108].

Điều này tạo ra nhiều khó khăn cho người lao động trong việc vận hành những dây chuyền sản xuất có cơng suất lớn, lao động cường độ cao. Thể lực hạn chế cũng khiến người lao động Việt Nam gặp nhiều bất lợi khi thường xuyên chịu áp lực của việc làm tăng ca và gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với những rủi ro và thường xuyên phải thay đổi công việc, môi trường làm việc trong nền sản xuất hiện đại. Nhiều người công nhân do hạn chế về thể lực, sức khỏe nên đã phải mất việc hoặc thường xuyên thay đổi việc làm vì khơng thể làm việc trong mơi trường nhiều áp lực với cường độ lao động cao.

Ngoài ra, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động cũng đang là một trong những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe, thể lực của người lao động ở nước ta hiện nay. Trong các ngành công nghiệp, một số lĩnh vực luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động là các ngành xây dựng, khai khống, hóa chất… Theo số liệu của Cục An tồn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong số 540 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay, có 66% cơ sở sản xuất bị ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng, 30% cơ sở bị ô nhiễm tiếng ồn, 60% doanh nghiệp không tổ chức khám chữa bệnh cho người lao động không đúng như cam kết. Theo Thơng báo về tình hình tai nạn lao động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2016, trên toàn quốc đã xảy ra 3.674 vụ tai nạn lao động làm 3.777 người bị nạn, cụ thể: Số vụ tai nạn lao động chết người: 323 vụ; số vụ tai nạn lao động có từ hai người bị nạn trở lên: 54 vụ; số người chết: 356 người; số người bị thương nặng: 854 người; nạn nhân là lao động nữ: 1.176 người [xem 9, tr.1].

Những vụ tai nạn lao động xảy ra liên tiếp trong thời gian qua không chỉ đe dọa đến tính mạng của người lao động mà cịn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và tính chuyên nghiệp của nền sản xuất hiện đại. Những tai nạn trong lao động đã phản ánh tình trạng sản xuất manh mún, trên quy mô nhỏ với những công cụ lao động và phương tiện sản xuất lạc hậu.

Thứ hai, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, chất lượng đào tạo chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, trình độ của người lao động phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu của lực lượng sản xuất hiện đại.

Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại là tỉ lệ những người lao động đã qua đào tạo, lao động tay có tay nghề, có trình độ chun mơn kỹ thuật chiếm đa số nhưng ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ còn khá thấp. Theo kết quả Điều tra Lao động và Việc làm năm 2014 cho thấy:

Trong tổng số 53,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có hơn 9,99 triệu người đã được đào tạo, chiếm 18,6% tổng lực lượng lao động. Ngược lại, hiện cả nước có hơn 43,76 triệu lao động (chiếm 81,4% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chun mơn kỹ thuật nào đó [99, tr.17].

Như vậy, nếu so với trước đây, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của nước ta đã tăng lên đáng kể nhưng so với nhu cầu hiện tại của nền sản xuất, chất lượng lao động cịn thấp.

Năm 1996, số cơng nhân chưa qua đào tạo nghề là 45,7%, năm 2005 là 25,1%. Trình độ chuyên mơn, tay nghề của cơng nhân các loại hình doanh nghiệp năm 2005 như sau: lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm 16,1%, lao động có trình độ trung cấp chiếm14,6%, cơng nhân kỹ thuật chiếm 28,1%, lao động không được đào tạo chiếm 41,2%. Năm 2014, số lao động có trình độ đại học trở lên là 5,7 %, cao đẳng là 1,7 %, trung cấp là 3,5 %, dạy nghề 3,8 % [xem 99, tr.21]. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu lao động kỹ thuật khá lớn. Nhiều doanh nghiệp có thiết bị cơng nghệ cao nhưng lại thiếu cơng nhân lành nghề. Đặc biệt, chỉ có 75,85% cơng nhân đang làm những cơng việc phù hợp với ngành nghề đào tạo. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng sản phẩm, gây lãng phí trong đào tạo nghề.

Theo đánh giá của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trên 80% lao động Việt Nam là lao động phổ thơng, có trình độ thấp. Phần lớn người lao động trải qua quá trình đào tạo chưa thực sự phù hợp với những yêu cầu trình độ chung của khu vực và trên thế giới. Trong Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ:

Tỉ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ ở nước ta khoảng 18,2%, trong khi lao động qua đào tạo có chứng chỉ ở Singapore là 61,5%. Nếu tính cả số đào tạo dưới 3 tháng của nước ta thì con số đó là 49% năm 2013, so với Malaysia là 62%, Philippines là 67%. Kỹ năng của người lao động trực tiếp nước ta nhìn chung khơng kém lao động các nước nhưng đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật được đào tạo cơ bản, có trình độ cao cịn thiếu [107].

Như vậy, nguồn lao động của nước ta tuy trẻ và dồi dào nhưng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo lại khá thấp so với các nước trong khu vực. Trong số lao động qua đào tạo, nhất là qua đào tạo nghề, chỉ 1/3 là được đào tạo dài hạn nên kỹ năng, tay nghề còn yếu, đặc biệt là so với tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới, dẫn đến thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, các nhà quản lý và chuyên gia giỏi. Hơn nữa, sự thay đổi về trình độ của người lao động nước ta trong thời gian qua cũng chưa tương thích với sự thay đổi về tư liệu sản xuất. Trong khi các loại máy móc theo cơng nghệ tiên tiến liên tục được tạo ra và đưa vào sản xuất nhưng trình độ, tay nghề của người lao động nước ta lại chậm biến đổi; không được đào tạo bài bản để tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ nên chưa thể tận dụng hết những lợi thế của cơng nghệ hiện đại. Cũng có khi người lao động có thể sử dụng được các loại máy móc hiện đại nhưng cách thức sản xuất vẫn theo lề thói cũ, làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, không chú trọng đến những biến động của thị trường; làm ăn theo lối chụp giật, chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt, khơng chú tâm đến định hướng phát triển lâu dài. Sự mất cân đối, không đồng bộ giữa tư liệu sản xuất và trình độ, tay nghề, cách thức tổ chức sản xuất của người lao động đang trở thành một trong những trở ngại làm cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại ở Việt Nam hiện nay.

Hạn chế về trình độ của người lao động tất yếu dẫn đến năng suất lao động thấp. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, năng suất lao động của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt khoảng 74,3 triệu đồng mỗi lao động. So với các năm

trước, năng suất lao động của năm 2014 tăng lên nhưng vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những ngành sản xuất vốn là mũi nhọn của Việt Nam cũng có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lao động so với một số nước như: “năng suất lao động của ngành điện chỉ bằng 40% Thái Lan, 60% Malaysia và chỉ bằng 10% Singapore; năng suất lao động của ngành dệt may chỉ bằng 50% Trung Quốc, 70% Philippines…” [6, tr.25]. Đây là một thách thức lớn đối với nước ta trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất nhằm đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Khơng chỉ nguồn lao động phổ thơng có trình độ chun mơn kỹ thuật thuật thấp mà ngay cả đội ngũ lao động tốt nghiệp Đại học cũng có trình độ chưa cao. Theo kết quả từ các cuộc điều tra của JICA Nhật Bản về các doanh nghiệp chế tạo liên kết với Nhật cho thấy, tình trạng thiếu hụt lao động có kỹ năng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với các nước trong khối ASEAN có cùng mức độ phát triển. Khó khăn này đang có xu hướng gia tăng theo thời gian. Tổ chức này đã đưa ra những số liệu cụ thể để minh chứng cho điều này như sau:

Qua thực tế, Công ty Intel thuê kỹ sư làm việc cho nhà máy chế tạo tại thành phố Hồ Chí Minh, cơng ty thực hiện kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn đối với 2.000 sinh viên cơng nghệ thơng tin Việt Nam nhưng chỉ có 90 ứng viên, tương đương 5% vượt qua được kiểm tra, trong nhóm này chỉ có 40 ứng viên có đủ trình độ tiếng Anh [Dẫn theo 73, tr.18].

Đây chính là một trong những rào cản lớn cho nguồn lao động có trình độ Đại học nước ta tham gia vào thị trường lao động. Thực tế trên cũng lý giải tại sao trong khi số lượng các trường Đại học và số lượng sinh viên không ngừng tăng lên nhưng tỷ lệ sinh viên ra trường khơng có việc làm ở Việt Nam vẫn cịn rất cao. Điều đó gây ra tình trạng lãng phí nguồn lao động đã qua đào tạo.

Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp hơn đáng kể so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng so sánh sau:

Bảng 3. So sánh các tiêu chí chất lượng cơ bản nguồn nhân lực của Việt Nam so với một số nước (tính theo thang điểm 10)

Nước/Tiêu Hàn Trung Indonesia Philippin Malaisia Thái Việt

chí Quốc Quốc Lan Nam

Hệ thống 8,0 5,12 0,5 3,8 4,5 2,64 3,25 giáo dục Lao động 7,0 7,12 2,0 5,8 4,5 4,0 3,25 chất lượng cao Trình độ 4,0 3,62 3,0 5,4 4,0 2,82 2,62 tiếng Anh Sự thành 7,0 4,37 2,5 5,0 5,5 3,27 2,5 thạo công nghệ Nguồn: [36, tr. 26].

Qua bảng so sánh trên, có thể nhận thấy các tiêu chí đánh giá chất lượng lao độngcủa Việt Nam đều thấp hơn hầu hết so với các nước được so sánh ở châu Á. Có những tiêu chí như “lao động chất lượng cao” và “sự thành thạo công nghệ” của người lao động nước ta thấp hơn rất nhiều so với các nước khác. Điều đó phản ánh sự chênh lệch khá lớn về chất lượng nguồn lao động của Việt Nam so với các nước.

Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo thấp cũng ảnh hưởng đến vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta.

Hiện nay cả nước mới chỉ có khoảng 9,6 triệu người (chiếm 18,2%) có việc làm đã được đào tạo. Ngồi ra, trong số những lao động có việc làm, có 2,7% lao động chưa bao giờ đi học; tỉ lệ lao động có việc làm chưa tốt

nghiệp tiểu học cũng rất đáng kể, chiếm 11,3%; trong khi đó, tỉ lệ lao động có việc làm có trình độ chun mơn kỹ thuật chỉ chiếm 18,2% [99, tr.23-24]. Như vậy, phần lớn người lao động có việc làm ở nước ta đều chưa được đào tạo về chun mơn kỹ thuật, trình độ học vấn, dân trí cịn thấp. Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến việc việc tiếp cận những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại trong sản xuất, ảnh hưởng đến cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh của người lao động. Trình độ dân trí chưa cao, nhất là trình độ chun mơn kỹ thuật cịn thấp là những yếu tố cơ bản phản ánh chất lượng của người Việt Nam cịn hạn chế. Đó cũng chính là ngun nhân cơ bản làm cho năng suất lao động thấp, lực lượng sản xuất nhìn chung cịn ở trình độ lạc hậu.

Hiện nay, việc thua lỗ và thất thoát số tiền hàng chục ngàn tỷ đồng ngân sách Nhà nước tại các tập đồn, doanh nghiệp nhà nước khơng chỉ do sự yếu kém trong quản lý, điều hành, quản trị của người đứng đầu tập đồn cộng với thói quen “xin-cho” hay “trách nhiệm tập thể” vẫn còn tồn tại trong tư duy của họ mà cịn xuất phát từ chính những người lao động là cơng nhân làm việc trong các tập đoàn, doanh nghiệp này. Trong bối cảnh cách mạng khoa học - cơng nghệ phát triển rất nhanh, tồn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu, kinh tế tri thức trở thành một đặc trưng của nền kinh tế, thì vai trị và vị trí trung tâm của con người trong quá trình phát triển đã được khẳng định. Để xây dựng và phát triển nền kinh tế bền vững cần hội đủ năm yếu tố. Đó là vốn, khoa học - công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước. Ở một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, dù được đầu tư về vốn và khoa học - công nghệ hiện đại nhưng vì trình độ của cơng nhân cịn thấp, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghề nghiệp nên chưa tương thích, đồng bộ với trình độ hiện đại của máy móc, cơng nghệ; cách thức quản xuất cịn lạc hậu theo cơ chế bao cấp nên hiệu quả sản xuất và năng suất lao động chưa cao. Những hạn chế về trình độ của người lao động trong các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế nhà nước là một trong những nguyên nhân khiến cho các cơng ty, tập đồn này thường xuyên rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản.

Như vậy, mặc dù đã tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từ sớm nhưng nhìn chung, trình độ tay nghề, trình độ chun mơn kỹ thuật của người lao động Việt Nam

vẫn còn rất thấp. Đây là một trong những rào cản lớn, một trong những “điểm nghẽn” đáng kể trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay bởi lẽ yếu tố tri thức, trí tuệ, chất xám của người lao động Việt Nam hiện vẫn chưa là một yếu tổ nổi bật đóng vai trị quyết định so với yếu tố thể lực, sức khỏe. Vì phần lớn chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật nên hầu như người lao động Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc phần nhiều vào thể lực, kinh nghiệm. Do đó, sức lao động chưa được giải phóng mạnh mẽ, chưa tạo ra được những phát minh, sáng chế cải tiến kỹ thuật, chưa có những đột phá về công nghệ trong sản xuất vật chất.

Thứ ba, tính kỷ luật, ý thức đạo đức nghề nghiệp, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái... của người lao động Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w