Đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ để không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 121 - 125)

khơng ngừng nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động

Để thực sự tạo nên những bước chuyển biến về chất của nhân tố người lao động đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất hiện đại, không thể không chú đến việc đẩy mạnh phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ bởi đây là một giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhất nhằm nâng cao trình độ, tay nghề của người lao động. Từ Đại hội X (năm 2006), Đảng ta đã xác định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [28, tr.94-95]. Đây là một quan điểm đúng đắn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và người lao động trong lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam nói riêng.

Qua 30 năm đổi mới, nền giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp nâng cao dân trí, tăng cường nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, xét ở góc độ kinh tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Giáo dục cịn mang tính lý thuyết nhiều hơn thực hành, lý luận nhiều hơn ứng dụng nên người học mới chỉ có khả năng “biết” chứ chưa có nhiều kỹ năng “làm”. Do đó, để cải tiến chất lượng của người lao động, cần có những biện pháp đồng bộ về giáo dục - đào tạo; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ.

Thứ nhất, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo nghề cho người lao động. Để

nâng cao chất lượng của người lao động, quan trọng nhất là đào tạo nghề

cho họ. Nội dung chương trình đào tạo nghề cần thiết thực, tập trung vào những năng lực chuyên môn then chốt. Đây là giải pháp chính nhằm cung cấp cho người học những tri thức về nghề nghiệp của họ.

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động tuy đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra và chưa gắn với nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhiều trường hợp doanh nghiệp phải đào tạo lại mới có thể sử dụng được. Một số địa phương, nhu cầu

về công nhân kỹ thuật công nghiệp tại các huyện thị khá cao, trong khi ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn của tỉnh lại thiên về kỹ thuật nông nghiệp. Ở một số tỉnh, hệ thống các khu công nghiệp phát triển nhanh, nhu cầu công nhân lành nghề về công nghiệp nặng tăng nhưng tỉnh lại mở các lớp may công nghiệp, trồng cây cảnh, hoặc nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, có tình trạng đúng chun mơn đào tạo nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp không đáp ứng được nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Thực trạng đó đã gây ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu khơng đáp ứng được nhu cầu lao động thực tế của địa phương. Điều này đã được Đảng ta chỉ rõ ở Đại hội XII: “Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động, chưa chú trọng đến giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng làm việc” [31, tr.114]. Những thiếu sót trong nội dung và cách thức đào tạo đó đã khiến người lao động đã được đào tạo nghề nhưng khi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp lại khơng đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Do đó, cơng tác đào tạo nghề cho người lao động cần phải bám sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh để có hiệu quả thiết thực đúng như Đảng ta đã định hướng: “Phát triển giáo dục và đào tạo cần gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học - công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động” [31, tr.115].

Nội dung đào tạo nghề cần hướng vào thực tiễn, gắn với nhu cầu của địa phương, doanh nghiệp và của xã hội. Điều này cũng đã được Đảng ta nhấn mạnh trong Đại hội XI như sau: “Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của cơng nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, các ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội” [29, tr.130]. Trong nền sản xuất hiện đại, người lao động khơng chỉ cần có một kỹ năng nghề nghiệp nhất định mà cịn cần có những kỹ năng tổng hợp, liên ngành nên nội dung đào tạo nghề vừa đảm bảo tính chun sâu, vừa cần có sự tích hợp kiến thức liên ngành để trang bị cho người học kiến thức phong phú, khả năng thích nghi với những thay đổi về nghề nghiệp và có nhiều cơ hội hơn về việc làm. Ngoài ra, nội dung chương trình đào tạo nghề cũng cần được thường xuyên cập nhật kiến thức giúp cho người học nắm bắt được nhu cầu và xu hướng phát triển của xã hội, của ngành nghề và của địa phương. Để những người

công nhân trở thành những người lao động hiện đại, song song với việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cần trang bị cho họ những kiến thức tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, về thị trường, kiến thức kinh doanh trong điều kiện hội nhập.

Trong chương trình đào tạo nghề cho lao động ở nông thôn cần chú trọng phát triển các ngành nghề thủ cơng. Đó là những ngành nghề có thể tự đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương. Đào tạo nghề ở nông thôn không thể không chú trọng việc phát triển các ngành nghề thủ công, nhất là việc thực hiện “mỗi làng, một nghề” đang được triển khai. Trong nơng thơn đang có một số nghề thủ cơng, mỹ nghệ truyền thống cần được bảo tồn và có khả năng phát triển, cần được quan tâm và đưa vào chương trình dạy nghề. Cụ thể như: chế biến gỗ, sơn mài, chạm, khảm; làm đồ gốm, đồ đồng; nghề mây tre đan, nghề thêu ren, nghề dệt, lụa, thổ cẩm…

Để người lao động Việt Nam có thể thích nghi với nền sản xuất hiện đại trong điều kiện hội nhập quốc tế, nội dung đào tạo nghề cho người lao động không chỉ hướng đến việc trang bị kiến thức về nghề nghiệp mà còn trang bị cả kiến thức về tin học, ngoại ngữ, thị trường, hội nhập… Người lao động hiện đại cần được đào tạo cả tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần hợp tác trong lao động sản xuất… Điều đó sẽ góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp cho người lao động Việt Nam trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đáp ứng nhu cầu của cả thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ hai, đổi mới phương pháp, cách thức đào tạo nghề cho người lao động.

Đào tạo nghề là đào tạo gắn với thực tiễn nên để người học thực sự hứng thú và thu được hiệu quả trong việc học nghề, cần đổi mới mạnh mẽ hình thức đào tạo nghề ở nước ta hiện nay. Đào tạo nghề không chỉ cần trang bị kiến thức cho người học mà còn hướng họ đến việc tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu, đánh giá hoạt động học tập của mình dưới sự hướng dẫn, dẫn dắt của người thầy. Dạy nghề không chỉ dạy bằng các phương pháp truyền thống mà còn cần kết hợp với các phương pháp giảng dạy tích cực, với những phương tiện hiện đại. Kết quả của quá trình học nghề là cần thu nhận được ngay những kiến thức về nghề nghiệp để áp dụng vào quá trình sản xuất nên khi học, người học cần được tiếp xúc trực tiếp với các loại máy móc, nơng cụ. Đào tạo nghề cho lao động công nghiệp cần gắn với đặc thù của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; còn đào tạo nghề cho lao động ở nơng thơn cần chú ý đến tính đa dạng vùng miền và

tính đặc thù của người nơng dân và lao động nơng thơn như trình độ học vấn khơng đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác… Do đó, việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Thứ ba, tích cực áp dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào sản xuất để nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động.

Trong thời gian qua, những thành quả của khoa học - cơng nghệ hiện đại đã góp phần to lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất mới ở Việt Nam hiện nay. Khoa học - công nghệ không chỉ cải tiến công cụ lao động, tạo ra những đối tượng lao động mới theo hướng thân thiện và bền vững với môi trường, thúc đẩy sự phát triển của phương tiện sản xuất, hạ tầng cơ sở trong sản xuất mà cịn góp phần đáng kể trong việc nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Nếu một doanh nghiệp, một cơ sở sản xuất sử dụng những loại máy móc tiên tiến, có trình độ cơng nghệ cao thì để thích nghi, người lao động phải tự học hỏi, tìm tịi, khơng ngừng nâng cao nhận thức và trình độ tay nghề của mình để có thể sử dụng, vận hành các loại máy móc ấy. Khi cơng nghệ được sử dụng vào sản xuất, để đạt được năng suất lao động cao, người lao động phải tự học hỏi để có thể ứng dụng được những tiến bộ của khoa học - công nghệ vào sản xuất. Do đó, việc tích cực áp dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất sẽ tạo ra “cú hích” quan trọng để người lao động tự thấy mình cần phải nâng cao trình độ, tay nghề, tích cực tìm tịi cải tiến sáng kiến kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất. Ở Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh việc đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất thông qua việc đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế đầu tư tài chính: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, nhất là cơ chế quản lý, phương thức đầu tư, cơ chế tài chính để giải phóng năng lực sáng tạo, đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào hoạt động thực tiễn” [30, tr.28].

Thứ tư, đào tạo nghề cho người lao động cần gắn với định hướng nghề nghiệp và giải quyết việc làm.

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của cơng tác đào tạo nghề là người lao động sau khi tham gia học nghề có việc làm, có thể sử dụng những kiến thức

đã học vào sản xuất. Trong thời gian qua, ở nước ta, công tác đào tạo nghề chưa gắn liền với công tác định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động nên nhiều người đã tham gia đào tạo nhưng vẫn khơng có việc làm, hoặc làm việc trái với ngành nghề được đào tạo. Tại Đại hội Đảng XI, Đảng ta đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng, chính sách, người nghèo, lao động nơng thơn và vùng đơ thị hóa” [29, tr.125]; “Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và đảm bảo thu nhập” [31, tr.136]. Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác đào tạo nghề ở nước ta hiện nay.

Việc đào tạo nghề cho lao động cơng nghiệp cần phải gắn bó chặt chẽ với cơng tác định hướng về nghề nghiệp để người lao động có mục tiêu, động cơ phấn đấu. Các cơ sở đào tại nghề cần gắn bó chặt chẽ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để giải quyết việc làm cho lao động sau khi tham gia đào tạo nghề. Nếu khi đã được đào tạo nghề mà người lao động vẫn khơng có việc làm sẽ gây ra tình trạng lãng phí nguồn lao động đã qua đào tạo.

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w