đã hạn chế khả năng của người lao động Việt Nam
Hiện nay, trình độ dân trí và lao động được đào tạo có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, các địa phương. Ở các đơ thị và các vùng có điều kiện phát triển về kinh tế
- xã hội, có trình độ dân trí cao, tập trung nhiều, thậm chí dư thừa lao động có trình độ; cịn ở các vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí nhìn chung cịn lạc hậu, lao động chủ yếu chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật:
Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất là ở Hà Nội (39,0%) và thấp nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long (10,4%)....Tỉ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng. Nơi có tỷ trọng này cao nhất là Hà Nội (21,2%) và Thành phố Hồ Chí Minh (18,8%). Ngược lại, Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất của cả nước lại là
vùng có tỉ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên thấp nhất (4,5%) [99, tr.18].
Với mục tiêu: Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta xác định cần phải phát triển lực lượng sản xuất
hiện đại trên cả nước, ở các vùng miền, nhất là những vùng nơng thơn, miền núi cịn gặp nhiều khó khăn: “Phát triển hài hịa giữa các vùng đơ thị và nơng thôn. Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm tạo động lực cho nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ phát triển các vùng cịn nhiều khó khăn. Hình thành hệ thống đô thị phân bổ hợp lý ở các vùng; phát triển hài hịa giữa thành thị và nơng thơn” [29, tr.39-40]. Đây là một chủ trương đúng đắn góp phần xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Tuy nhiên, sự phân bổ lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo ở nước ta còn nhiều bất cập, mất cân đối giữa các vùng miền, các ngành nghề sản xuất, các thành phần kinh tế.
Hiện nay, trong tổng số 53,748 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động mới có 9,99 triệu người đã qua đào tạo, chiếm 18,6% tổng lực lượng lao động. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo có sự chênh lệch khá lớn giữa thành thị và nông thôn; giữa các vùng trong cả nước. “Năm 2014, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở thành thị là 34,7%, trong khi đó, ở nơng thơn là 11,5%. Trong các vùng trên cả nước, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai địa phương có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất cả nước là 39,0% và 32,5%; trong khi đó, vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long và Tây Nguyên chỉ có 10,4% và 12,6% tỷ lệ lao động đã qua đào tạo” [xem 99, tr.17]. Sự chênh lệch đó đã tạo nên rất nhiều khó khăn cho các vùng sâu, vùng xa trong việc phát triển lực lượng sản xuất. Do trình độ tay nghề của người lao động thấp nên người lao động ở các vùng này hầu như chỉ lao động thủ cơng với máy móc lạc hậu, chưa tận dụng được ưu thế của khoa học - công nghệ hiện đại nên năng suất lao động thấp.
Với chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong những năm qua, tỉ lệ lao động trong các ngành kinh tế đã có sự chuyển dịch nhưng chưa thực sự hợp lý. Số lao động tập trung trong các ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm gần một nửa là 46,3%; các ngành cơng nghiệp và xây dựng có tỉ lệ lao động cịn khá khiêm tốn là 28,3%; các ngành dịch vụ chiếm tỉ lệ 25,4% tổng số lao động trong các ngành [xem 99, tr.21]. Tỉ lệ lao động ở các ngành kinh tế có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền trên cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ lao động trong lĩnh vực cơng nghiệp, xây dựng và dịch vụ cao nhất cả nước, chiếm 97,4%. Ở các vùng miền núi và ven biển, tỉ lệ lao động làm việc trong các ngành nơng, lâm, thủy sản cịn khá cao; ở Tây Nguyên là 72,6%, ở Trung du và Miền núi phía Bắc là 69,5%, ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 53,8% [xem 99, tr.27-28]. Việc lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ gần một nửa trong tổng số lao động của tất cả các ngành đã cho thấy nền kinh tế nước ta vẫn còn là nền kinh tế nơng nghiệp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp. Chỉ khi lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm đa số, hơn hẳn ngành nơng nghiệp thì mục tiêu phát triển nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại mới có thể trở thành hiện thực.
Khơng chỉ có những bất hợp lý trong việc phân bố lao động theo các ngành kinh tế, sự phân bố này còn được thể hiện trong các loại hình kinh tế. Năm 2014, loại hình kinh tế cá nhân/hộ sản xuất kinh doanh cá thể đang chiếm đa số với 40,4 triệu
người, chiếm 76,7%. Ngược lại, loại hình kinh tế tập thể vốn là loại hình kinh tế chủ đạo trong những năm 70 của thế kỷ trước đã từng có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thì nay, số lượng lao động của loại hình kinh tế này chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ là 0,2%. Từ năm 2009 đến nay, tỉ lệ lao động đang làm việc ở khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đang có xu hướng tăng lên nhưng còn khá chậm với tỉ lệ tương ứng là 8,8% và 3,9%. Cơ cấu lao động trong một số năm gần đây được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 5. Cơ cấu lao động chia theo các loại hình kinh tế thời kỳ 2009 - 2014 (đơn vị %)
Loại hình kinh tế Năm 2009 Năm 2011 Năm 2014
Tổng số 100,0 100,0 100,0 Cá nhân/Hộ sản xuất 78,6 77,8 76,7 kinh doanh cá thể Tập thể 0.5 0.3 0,2 Tư nhân 8,0 8,1 8,8 Nhà nước 10,0 10,4 10,4
Vốn đầu tư nước ngoài 2,9 3,4 3,9
Nguồn: [99, tr.28]
Bởi vậy, để thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch theo hướng kinh tế thị trường cần có tham gia ngày càng đơng đảo hơn nữa đội ngũ lao động vào thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.