Chất lượng công tác đào tạo, nhất là đào tạo nghề còn thấp nên hiệu quả lao động chưa cao

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 101 - 106)

quả lao động chưa cao

Để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, một trong những khâu đột phá chiến lược được Đảng ta xác định là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và người lao động nói riêng. Giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề cho người lao động được coi là khâu then chốt nhằm cải thiện chất lượng người lao động trong lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về trình độ, tay nghề của người lao động nước ta là do sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu đào tạo nghề.

Năm 2007, trong số lao động qua đào tạo thì cứ 1 qua đào tạo đại học, chỉ có 0,76 qua đào tạo trung học và 3 qua đào tạo nghề; chất lượng đào tạo nghề nghiệp chưa cao nên khả năng cạnh tranh của lao động rất thấp. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB):

Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong 12 nước ở châu Á được tham gia xếp hạng; thiếu nhiều chun gia trình độ cao, thiếu cơng nhân lành nghề; Chỉ số Kinh tế Tri thức ( KEI) của nước ta còn thấp, chỉ đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại; lao động nông thôn chủ yếu chưa được đào tạo nghề, năng suất lao động thấp [21, tr.22].

Hiện nay, hệ thống đào tạo nghề chun mơn kỹ thuật nước ta hiện có 300 cơ sở, mỗi năm đào tạo được từ 85 nghìn đến 90 nghìn lao động. Năng lực đào tạo các khóa ngắn hạn theo nhu cầu chính sách đối với lao động nơng thơn, bộ đội xuất ngũ, người tàn tật và những đối tượng khác hàng năm mới đạt khoảng từ 110 đến 120 nghìn người. Cùng với hệ đào tạo lao động kỹ thuật, cả nước hiện có 345 trường đại học cao đẳng, 273 trường trung học chuyên nghiệp. Hệ thống đào tạo này cung cấp cho nền kinh tế nguồn nhân lực theo một cơ cấu trình độ: 1 đại học, 0,8 trung học và 3,7 cơng nhân. Trong khi đó, theo nghiên cứu của các chun gia, cơ cấu lao động kỹ thuật hợp lý phải là: 1 đại học, 4 trung học chuyên nghiệp và 15 - 20 cơng nhân (lao động kỹ thuật). Những tính tốn của chun gia Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCEIF) vào năm 2009 cho thấy: “Nếu tiếp tục đào tạo theo hệ thống hiện hành, đến năm 2020 Việt Nam sẽ thiếu từ 3,8 triệu đến 5,12 triệu lao động kỹ thuật, thiếu từ 3,14 triệu đến 3,4 triệu lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và thừa từ 3,6 triệu đến 3,68 triệu lao động có trình độ đại học, cao đẳng” [73, tr.17].

Những bất cập trong cơ cấu đào tạo như trên đã dẫn đến tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, làm lãng phí đáng kể đến nguồn lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng sản xuất; đồng thời tất yếu dẫn đến những bất hợp lý trong tỷ lệ người lao động thất nghiệp ở nước ta hiện nay. Điều này đã tạo ra một số bất hợp lý đối với nguồn lao động của nước ta bởi để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại cần nguồn lao động trẻ, có trình độ, có tay nghề, nhanh nhạy, tháo vát, sáng tạo nhưng số lượng thanh niên thất nghiệp lại chiếm gần một nửa số lượng người thất nghiệp trên cả nước. Đặc biệt, khi

phân chia tỷ trọng người thất nghiệp theo trình độ, số lượng người có trình độ tốt nghiệp Đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ khá cao. Điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4. Cơ cấu người thất nghiệp chia theo các bậc học cao nhất đã đạt được năm 2014

Bậc học cao nhất đã Tỷ trọng (%)

đạt được Tổng số Nam Nữ

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Chưa đi học 2,1 2,0 2,2

Chưa tốt nghiệp tiểu học 5,2 4,2 6,3

Tốt nghiệp tiểu học 14,0 14,1 13,8

Tốt nghiệp THCS 21,1 21,7 20,5

Sơ cấp nghề 3,1 5,3 0,6

Tốt nghiệp PTTH 17,6 19,1 15,9

Trung cấp nghề 3,1 4,5 1,6

Trung cấp chuyên nghiệp 8,1 6,0 10,6

Cao đẳng nghề 1,5 2,3 0,6

Cao đẳng 7,7 5,4 10,3

Nguồn: [99, tr. 41].

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy rõ một nghịch lý là tỷ lệ những người thất nghiệp có trình độ Đại học, cao đẳng cao hơn hẳn những người có trình độ thấp hơn. Nếu những người thất nghiệp có trình độ cao đẳng là 7,7%, Đại học là 16,5% thì những người thất nghiệp có trình độ sơ cấp nghề chỉ 3,1%, trung cấp nghề 3,1%, thậm chí những người chưa đi học là 2,1%. Điều này trái với quy luật chung là nạn thất nghiệp có mối liên hệ mật thiết, và thường là tỉ lệ nghịch với trình độ giáo dục. Thơng thường, việc tham gia đào tạo tại các cơ sở (nhà trường, trung tâm dạy nghề) làm tăng cơ hội việc làm, tăng thu nhập từ việc làm bằng cách cung cấp tri thức, kỹ năng về nghề nghiệp. Hay nói cách khác, những người học cao hơn (đặc biệt là đại học) là những người có nhiều năng lực hơn, có nhiều cơ hội việc làm hơn và họ có năng suất lao động cao hơn và thu nhập từ việc làm của họ cũng cao hơn những người chỉ học các cấp thấp hơn. Việc trái quy luật này cho thấy việc không gặp nhau giữa cung và cầu của công tác đào tạo và thị trường lao động. Điều này phản ánh thực trạng sinh viên tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng khó xin được việc làm hơn những người có trình độ thấp hơn. Do những bất cập trong công tác đào tạo như vậy nên ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng có một lực lượng khơng nhỏ có trình độ đại học và trên đại học đang làm các nghề yêu cầu chuyên mơn kỹ thuật thấp hơn. Để có việc làm kỹ năng thấp hơn này, nhiều người đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng chưa có việc làm theo chun mơn đã mất thêm chi phí về tài chính và thời gian quay lại học trung cấp ở những ngành nghề phù hợp hơn, dễ tìm việc làm hơn. Thực trạng này phản ánh sự mất cân đối trầm trọng giữa đào tạo và sử dụng lao động hiện nay, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực con người và nguồn lực tài chính của gia đình và của tồn xã hội.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý 2 năm 2016, cả nước có 1,088 triệu người lao động trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, tăng 16.400 người so với quý 1 năm 2016. Đáng chú ý, “trong số những người bị thất nghiệp có tới 418.200 người có chun mơn kỹ thuật, cụ thể có 191.300 người có trình

độ từ đại học trở lên, 94.800 người có trình độ cao đẳng chun nghiệp và 59.100 người có trình độ trung cấp chun nghiệp” [102, tr.5]. Lý giải về việc lao động có trình độ chun mơn thất nghiệp, đặc biệt là lao động có trình độ tốt nghiệp từ đại học trở lên, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội cho rằng hiện nay, Việt Nam đang thừa ở nhóm lao động mà thị trường lao động không cần như ngành quản trị kinh doanh, kinh tế; nhưng chúng ta lại đang thiếu các kỹ sư công nghệ, kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật. Thực tế đã cho thấy đang có độ vênh giữa cơng tác đào tạo và nhu cầu tuyển dụng trên thị trường lao động. Những bất cập đó cũng đã dẫn đến tình trạng bản thân những người lao động đã được đào tạo những lại chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Vì vậy, trong khi nước ta đang lãng phí một nguồn lao động lớn có chất xám thì ở nhiều cơ sở sản xuất, nhất là những cơng ty, xí nghiệp lớn phải bỏ tiền th nhân cơng, người quản lý nước ngồi với giá cao. Hơn nữa, trong nhiều cơ sở sản xuất tuy được đầu tư máy móc, cơng nghệ tiên tiến nhưng trình độ của người lao động thấp nên không tận dụng hết ưu thế của công nghệ hiện đại.

Những bất cập trong công tác đào tạo nghề cho người lao động đã khiến tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Việt Nam khơng chỉ thấp mà cịn chưa đáp ứng được với nhu cầu của công việc. Trong các trường Đại học, cao đẳng chủ yếu mới chú trọng đến dạy kiến thức, dạy nghề mà chưa chú ý đúng mức đến việc giảng dạy các kỹ năng nghề nghiệp, khả năng thích ứng với thị trường và với những rủi ro, thay đổi về nghề nghiệp, kiến thức về hội nhập... Trong khi đó, các nhà tuyển dụng đòi hỏi ngày càng cao các kỹ năng mềm khi họ dành đến 75% số điểm khi tuyển dụng cho các kỹ năng như (nghiệp vụ chuyên môn, tác phong, thái độ làm việc, khả năng xử lý cơng việc) và chỉ có khoảng 25% số điểm cịn lại là cho bằng cấp. Do chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp và chưa đủ đội ngũ giáo viên để thay đổi ngành đào tạo đáp ứng cầu trong thị trường lao động hướng theo sự chuyển dịch mơ hình, cơ cấu kinh tế của xã hội, các cơ sở giáo dục và các trường đại học thường đưa ra những chương trình học và đào tạo các sinh viên tốt nghiệp ra trường với những kỹ năng không phản ánh đầy đủ nhu cầu của thị trường lao động.

Ở Việt Nam hiện nay, cơ cấu ngành kỹ thuật chiếm khoảng 35% nhu cầu thị trường việc làm, tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, các trường đại học lại

tập trung đào tạo khối ngành kinh tế, tài chính dẫn đến sự dư thừa nguồn nhân lực. Nếu tính người có bằng đại học trên tổng số dân thì tỉ lệ người có bằng đại học ở nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, nhưng tốc độ đào tạo ngày càng tăng và mất cân đối giữa cung và cầu đã dẫn đến thừa nhân lực trình độ đại học theo kiểu cục bộ [45, tr.14].

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w