Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với hội nhập quốc tế đã góp phần thay đổi tích cực người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 96 - 97)

góp phần thay đổi tích cực người lao động trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam

Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta tuy được bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX nhưng nó chỉ thực sự được đẩy mạnh từ khi đổi mới đến nay. Với mục tiêu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Đảng ta cịn gắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế. Đây là một chủ trương đúng đắn góp phần làm thay đổi tích cực người lao động Việt Nam trong những năm qua.

Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trước hết làm thay đổi cơ cấu kinh tế và cách thức tổ chức sản xuất của người lao động. Từ một nước nông nghiệp thuần túy với ngành nông nghiệp chiếm phần lớn trong tỉ trọng đóng góp của các ngành, cho đến nay, tỉ trọng đóng góp của ngành nơng nghiệp đang ngày một giảm dần, tỉ trọng đóng góp của hai ngành cơng nghiệp và dịch vụ tăng lên nhanh chóng. Cùng với đó, cơ cấu lao động của các ngành cũng có sự chuyển biến đáng kể. Từ một nước đa số là nông dân, cho đến nay, số lượng công nhân nước ta cũng ngày càng tăng lên. Nếu như nông dân lao động chủ yếu theo những tập tính, thói quen đã sẵn có từ lâu đời thì cơng nhân hầu như đều được đào tạo nghề (ngắn hạn hoặc dài hạn). Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn làm xuất hiện đội ngũ cơng nhân mới - cơng nhân trí thức với trình độ tay nghề cao, biết cách sử dụng các loại máy móc hiện đại, có ý thức tổ chức kỷ luật

tốt. Đội ngũ công nhân này không phải là những lao động trực tiếp thuần túy mà họ có thể là những chuyên gia, những kỹ sư... tham giam quản lý, điều hành sản xuất. Điều đó góp phần từng bước thay đổi tính chất của người lao động, từ phụ thuộc đến từng bước làm chủ quá trình lao động của mình.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế còn tạo ra một thế hệ người lao động Việt Nam mới mà ở thế kỷ trước hầu như chưa có. Đó là những người lao động làm việc ở nước ngoài. Trong những năm gần đây, mỗi năm nước ta khơng chỉ xuất khẩu hàng nghìn lao động phổ thơng sang các nước trong khu vực như Đài Loan, Malaysia, Indonesia... mà sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)... đã tạo

điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu một lượng lớn lao động có trình độ sang các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Đức, Mỹ... Điều này giúp cho lao động Việt Nam có thêm nhiều cơ hội làm việc ở những nước có nền sản xuất hiện đại, tiếp thu được những tiến bộ về khoa học - công nghệ ứng dụng trong sản xuất, trau dồi được tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm... Khi trở về nước, họ mang theo những tiến bộ đó để làm việc một cách có hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Một phần của tài liệu Luan an tien si_LTC (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w