DỤNG CỤ TRA HẠT BẮP (NGÔ) TRÊN RUỘNG LÚA KHÔNG LÀM ĐẤT VÀ TRÊN NƯƠNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 1 (Trang 30 - 33)

KHÔNG LÀM ĐẤT VÀ TRÊN NƯƠNG

Tác giả: NGUYỄN XUÂN TÂN

Địa chỉ: thôn Xuân Trang, xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa

Điện thoại: 0982422333

1. Tính mới của giải pháp

Trước đây, người nông dân chỉ biết tra hạt bắp bằng các dụng cụ truyền thống như: dùi, cuốc. Sử dụng những dụng cụ này vừa tốn nhiều thời gian, vừa tốn công lao động song hiệu quả không cao. Để khắc phục nhược điểm trên, anh Nguyễn Xuân Tân đã nghiên cứu ra dụng cụ tra hạt bắp phù hợp với mọi địa hình.

Dụng cụ được thiết kế như sau: từ đầu hộp chứa bắp đến mỏ vịt được kết nối bằng một sợi dây cáp, khi chọc dụng cụ xuống mặt đất từ 3-5 cm, dùng tay bóp cần lò xo kéo rãnh đã chứa hạt bắp đến vị trí của lỗ rơi, phía dưới sẽ tách ra và hạt bắp rơi xuống đất trước khi rút lên.

Với loại dụng cụ này, người nông dân sẽ giảm bớt một công lao động, giảm được chi phí trong khâu làm đất và rất thuận lợi cho mọi địa hình.

Dụng cụ được chế tạo hoàn toàn mới, do tác giả sáng tạo thủ công nhằm rút ngắn thời gian tra hạt cũng như công lao động cho người nông dân. Dụng cụ này còn được dùng để tra hạt bắp trên tất cả các nương rẫy và nhiều địa hình đồi núi, độ dốc, đá khác nhau.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kỹ thuật:

Dụng cụ tra hạt bắp thiết kế nhỏ, gọn, nhẹ, ít tốn kém, dễ di chuyển, giúp tiết kiệm thời gian, nhân công lao động, tiền thuê máy móc. Trên ruộng lúa sau khi thu hoạch xong, chỉ cần dùng dụng cụ tra hạt bắp trên chân ruộng đó, không cần cày xới đất như cách làm truyền thống. Dụng cụ này không chỉ dùng cho việc tra hạt bắp trên ruộng lúa không làm đất ở đồng bằng mà còn có thể dùng trên địa hình đồi núi có độ dốc cao.

- Hiệu quả kinh tế:

1 ha ngô thu hoạch được trung bình khoảng 6 tấn bán được 24 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí (phân bón, thuốc diệt cỏ, công phun thuốc, công lao động,... khoảng 2,28 triệu đồng) thu được lợi nhuận là 21,72 triệu đồng. So với cách làm truyền thống thì giải pháp này có thể tiết kiệm chi phí cày đất (gần 5 triệu đồng) và công cuốc cỏ (2 triệu đồng). Tổng chi phí theo cách truyền thống lên đến gần 8,1 triệu đồng mà chỉ thu được lãi 19,93 triệu đồng. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian, công sức lại vừa nâng cao năng suất và tăng hiệu quả kinh tế.

- Hiệu quả xã hội:

Giải pháp này có thể tiết kiệm được công lao động, thiết kế gọn, nhẹ, dễ di chuyển, không có chất thải gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của người dân; không quá nhiều bước rườm rà.

3. Khả năng áp dụng

với mọi lứa tuổi, mọi địa hình và được sử dụng rộng rãi cho những địa phương có khí hậu tốt cho cây bắp phát triển và những vùng chuyên sản xuất nông nghiệp, luân canh cây bắp.

Dụng cụ tra hạt bắp được tác giả Nguyễn Xuân Tân - đồng thời là Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Sơn áp dụng vào hoạt động trồng bắp tại địa phương bước đầu đã đạt được những thành công tốt đẹp. Dụng cụ này cũng được nông dân trong xã tin tưởng và sử dụng.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 1 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)