MÁY ÉP BÚN SỐ 8 ĐIỀU KHIỂN HOẠT ĐỘNG BẰNG MẮT QUANG HỌC

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 1 (Trang 85 - 88)

BẰNG MẮT QUANG HỌC

Tên tác giả: HUỲNH NGUYỄN NGỌC THANH

Địa chỉ: thôn Cửu Lợi Tây, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

Điện thoại: 0947706425

1. Tính mới của giải pháp

Thấy bà con làm nghề bún số 8 truyền thống trong thôn phải tốn nhiều công sức để làm ra sợi bún, anh Thanh đã mày mò tạo ra chiếc máy ép bún có gắn mắt quang học.

Anh Thanh bắt đầu mày mò chế tạo máy ép bún thủy lực từ vài năm trước. Nhưng những sản phẩm đầu tay làm ra chỉ bán được một vài cái. Nguyên nhân cũng vì máy phải điều khiển bằng tay, khi muốn thay vỉ mới để hứng những cọng bún phải có thêm một nhân công nữa (hoặc phải tắt máy); chưa kể phải thông qua một dụng cụ điều khiển, rất bất tiện cho người sử dụng. Để khắc phục nhược điểm này, anh Thanh đã cải tiến cho máy gọn gàng hơn và gắn thêm mắt quang học vào phía dưới bộ phận vỉ phơi đi qua. Khi vỉ phơi đi qua, mắt quang học sẽ cảm nhận và điều khiển máy ép hoạt động, ép ra sợi bún xuống vỉ phơi. Khi vỉ phơi được rút ra hoặc chưa kịp đưa vào, bộ phận cảm biến bằng mắt quang học sẽ tự động nhận biết và ngắt bơm dầu qua ty thủy lực, lúc đó máy ngừng ép, nhưng động cơ vẫn hoạt động

trong khi chờ vỉ phơi khác được đưa vào mà không cần phải ngắt công tắc như trước.

Tương tự máy ép bún bằng cối ép gỗ truyền thống, điểm khác biệt của chiếc máy này nằm ở cơ chế hoạt động bằng bơm thủy lực và được điều khiển bằng mắt quang học tự động. Người làm bún chỉ cần cho bột vào khuôn, rồi khởi động máy, sau đó dùng vỉ kéo qua con mắt quang học, máy tự động điều khiển bơm thủy lực ép bột chảy xuống, khi vỉ kéo ra, con mắt tự động điều chỉnh bơm ngừng hoạt động.

Giải pháp nhằm giúp tiết kiệm sức lao động, tăng năng suất cho hộ gia đình sản xuất bằng máy ép bún số 8, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, giảm lao động, nâng cao lợi nhuận.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Máy ép bún số 8 cải tiến đã một phần làm giảm thời gian lao động, tăng năng suất lao động gấp 4 lần so với cối ép thủ công. Máy giúp cho quá trình sản xuất được tự động hóa, lượng bún được làm ra nhiều đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình.

- Hiệu quả xã hội:

Tiết kiệm thời gian, bảo đảm an toàn lao động cho người sử dụng.

3. Khả năng áp dụng

Với sáng tạo này, anh Thanh đã giúp những hộ làm bún số 8 ở địa phương giảm được chi phí nhân công,

giảm thời gian lao động và tăng năng suất. Ngoài tính năng làm bún số 8, máy còn có thể làm được nhiều loại bún khác với các nguồn nguyên liệu khác nhau. Vì vậy, chỉ sau 2 năm anh đã xuất xưởng gần 30 máy ép bún, bán với giá 19 triệu đồng/máy cho các hộ làm bún ở Hoài Nhơn, Phù Cát. Hiện tại, đã có khoảng gần 40 chiếc máy được bán cho người dân làm bún khắp vùng. Chính nhờ cơ chế vận hành tự động, giảm thời gian lao động nhưng năng suất và hiệu quả mang lại gấp nhiều lần so với cách làm thủ công trước đây nên chiếc máy này rất được ưa chuộng.

Giải pháp được sử dụng rộng rãi cho các hộ gia đình có truyền thống sản xuất bún số 8 trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 1 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)