MÁY TRỈA ĐẬU PHỤNG (LẠC) ĐA NĂNG

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 1 (Trang 25 - 28)

Tên tác giả: HUỲNH TIỂN

Địa chỉ: thôn Tân Thanh, xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Điện thoại: 0774434779

1. Tính mới của giải pháp

Thấy bà con nông dân phải dùng cây chọc từng lỗ trỉa đậu phụng, vừa tốn công, lại nhọc nhằn, ông Tiển đã mày mò tận dụng đồ phế thải để chế tạo máy trỉa đậu phụng. Máy rất đơn giản không tốn nhiên liệu, công suất bằng 9-10 công lao động, giá thành lại rẻ.

Máy có kết cấu rất gọn nhẹ, chỉ nặng 24 kg, kích thước 60 x 80 cm, gồm 2 trục rulô (lô). Trục lô trước đường kính 25 cm, dài 54 cm, vừa là bộ phận truyền động cho cả bộ máy, vừa làm bánh xe cho máy chuyển động. Trục lô sau đường kính 9 cm chỉ làm giá đỡ, cũng như là một bánh xe. Bộ phận chính của máy gồm 4 chiếc bầu (trống) chứa hạt giống đậu phụng, mỗi bầu có đường kính 11 cm, dài 18 cm, chứa được 1 kg hạt.

Trong ruột mỗi bầu có gắn ống nhựa, trong ống nhựa đó có gắn đường xoắn như lò xo. Bên dưới bầu chứa hạt có gắn trục xoắn phân hạt và phễu để định vị hạt rớt xuống đất đúng vị trí. Tất cả các bộ phận trên đều làm bằng ống nước nhựa. Bên dưới cùng có gắn 4 dao xẻ rãnh và 4 nẹp đôi bằng tôn để lấp rãnh. Bên trên máy có lắp cần đẩy.

Rulô trước có gắn trục ở giữa, đầu trục là nhông. Nhông này gắn với líp xe đạp, rồi gắn tiếp với một chiếc khoan tay (để lợi dụng các nhông truyền động, có thể thay khoan tay bằng các nhông kim loại khác). Mũi khoan tay gắn với dây sên cam xe máy (sên cam này nối với tất cả các trục của 4 trống cấp hạt).

Khi đẩy, máy chuyển động, cũng là lúc các trục quay. Trục có ruột xoắn, đặt trong bầu chứa hạt, ở phía đuôi có đục lỗ thông với bầu chứa hạt, nên khi trục quay, hạt trong bầu theo lỗ rớt xuống trục.

Nhờ đường xoắn trục, hạt được đưa lên phía trên (do bầu chứa hạt, cả trục xoắn được đặt nghiêng một góc nhất định), sau đó rớt xuống trục xoắn thứ 2 đặt bên dưới bầu hạt. Cũng nhờ các rãnh xoắn trục này tải từng hạt rớt xuống phễu, rồi xuống rãnh đã được dao xẻ rãnh rạch sẵn và được các lá tôn lấp đất lại.

Như vậy, nhờ 2 trục (của một bầu chứa hạt) có đường xoắn hình lò xo mà hạt tuần tự được phân chia, rớt xuống rãnh từng hạt một, không bị nghẽn hạt, dồn hạt, hay hạt bị trầy xước. Hạt đậu có kích thước to nhỏ khác nhau đều trỉa được ở máy này, không cần điều chỉnh hệ thống chọn hạt. Điều quan trọng nữa là rulô truyền động quay một vòng thì bầu chứa hạt quay đúng nửa vòng, để tạo khoảng cách, cứ 15 cm rãnh là có một hạt rớt xuống.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

thì gắn sau máy cày để kéo dài thời gian kéo trỉa, không quá 30 phút/sào, sẽ tốn khoảng ⅓ lít xăng/sào. Hiệu quả mỗi giờ máy sẽ trỉa được 700-1.000 m2. So với cách làm thông thường, sẽ nhanh hơn gấp 8-9 công lao động.

Theo ông Tiển, vì tất cả nhông, sên, khoan tay, rulô nhựa, tôn, gỗ... đều tận dụng vật liệu phế thải, nên giá thành rất rẻ, chỉ khoảng 2-2,5 triệu đồng. Nếu so với giá thuê công lao động thì dùng máy trỉa đậu phụng do ông Tiển chế tạo rất có lợi. Với giá bán khoảng 3 triệu đồng/máy thì hầu như hộ nông dân trồng đậu phụng nào cũng mua được.

- Hiệu quả xã hội:

Chiếc máy trỉa đậu phụng do ông Tiển chế tạo sẽ thay thế sức người, giúp tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, khả năng làm việc sẽ cao hơn.

3. Khả năng áp dụng

Máy trỉa đậu phụng do ông Tiển chế tạo có thể sử dụng rộng rãi trong các hộ nông dân, các địa phương làm nông nghiệp, thay thế cách làm truyền thống vất vả và tốn nhiều thời gian.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 1 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)