MÁY XÉ BÔNG PHẾ LIỆU LÀM NẤM

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 1 (Trang 98 - 101)

Tác giả: ĐỖ VINH THUÝ

Địa chỉ: thôn Bến Phà, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

1. Tính mới của giải pháp

Trước đây, để xé bông phế liệu làm nấm, người lao động phải dùng tay xé nhỏ bông, tốn nhiều thời gian, chi phí lớn. Mặt khác, bông ủ với nước vôi và mùn cưa, người làm nấm phải ngồi trực tiếp bên đống nguyên liệu có nhiệt độ từ 80-90oC, mùi khó chịu, tay luôn bị bỏng rát, ảnh hưởng tới sức khỏe. Máy xé bông được cải tiến từ máy tuốt lúa đạp chân, hoặc dùng môtơ điện đơn giản, dễ chế tạo, dễ vận hành, mang lại hiệu quả xé bông rất cao. Ban đầu, khi cho bông vào như tuốt lúa, bông không được xé nhỏ ngay mà phải xé đi, xé lại nhiều lần do răng tuốt lúa làm bằng dây thép uốn tròn, không sắc. Vì vậy, tác giả Đỗ Vinh Thúy đã thay quả lô gỗ bằng quả lô sắt, cải tiến bánh răng dày hơn và hàn thêm một tấm tôn bên dưới bụng máy để nguyên liệu không rơi ra ngoài. Bông được xé nhỏ, độ ẩm được bảo đảm, phối trộn giữa bông và mùn cưa được đều hơn. Độ xen giữa các nguyên liệu được kỹ hơn.

Nguyên liệu chế tạo máy hoàn toàn bằng sắt. Máy gồm các bộ phận chính như quả lô, chiều dài 65-70 cm; răng xé bông dài 5-7 cm; răng tĩnh nằm 1/2 vòng của máy; răng động nằm trên quả lô; bụng máy. Toàn bộ máy nằm trên giá đỡ 4 chân, sử dụng động cơ điện 1 pha

hoặc 3 pha. Về nguyên lý hoạt động: nguyên liệu được thả vào phía trước máy, qua 2 lớp răng tĩnh và răng động đan với nhau làm xé tơi bông.

2. Tính hiệu quả

- Hiệu quả kinh tế:

Trước khi có máy, muốn xé tơi 4 tấn nguyên liệu phải sử dụng 7-8 người làm thủ công và 2-3 người dồn nguyên liệu vào túi trong 2 ngày, chi phí khoảng 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên, khi sử dụng máy, chỉ cần 1 nhân công với chi phí gần 200.000 đồng. Đặc biệt, với nguyên lý hoạt động như đã đề cập ở trên, bông được xé tơi hơn, giảm độ ẩm, dễ đóng, bảo đảm công suất lò và chất lượng bịch nấm. Tỷ lệ cấy giống sống được cao hơn so với xé bông bằng tay do không tơi, nhỏ được, lại còn lẫn nhiều cục bông có tích nước, độ ẩm cao. Thời gian sản xuất bịch nấm, được đảm bảo đúng thời vụ.

- Hiệu quả xã hội:

Sản phẩm tận dụng nguồn nguyên liệu sắt, thiết kế và vận hành không ảnh hưởng đến môi trường, không dùng chất đốt hoặc nguyên liệu xăng dầu; tiết kiệm lao động, giải phóng sức lao động cho con người; bảo vệ sức khoẻ cho người lao động, không phải ngồi trực tiếp bên đống bông ủ. Năng suất lao động tăng cao, thúc đẩy nghề trồng nấm mở rộng và phát triển, tăng thu nhập, giúp người nông dân làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

3. Khả năng áp dụng

dễ làm. Sản phẩm được áp dụng có hiệu quả, nhiều hộ đã đến xin mẫu và thuê người làm máy. Sáng kiến đã được tác giả chuyển giao cho các hộ trồng nấm trên địa bàn xã và một số hộ ở huyện Tân Yên.

Một phần của tài liệu Nông dân sáng tạo - Những giải pháp kỹ thuật (Tập 5): Phần 1 (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)