KỸ THUẬT CHĂM SĨC LỢN RỪNG ĐỰC GIỐNG

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thoát nghèo từ chăn nuôi: Phần 1 (Trang 64 - 65)

ĐỰC GIỐNG

Hiện nay, lợn đực giống khá hiếm, nhiều nơi cịn thả lợn rừng cái hoặc lợn cái địa phương vào rừng tự phối với lợn rừng đực rồi trở về trại sinh con. Phương pháp này cĩ tỷ lệ thụ thai bấp bênh, khơng chủ động, khĩ theo dõi, chăm sĩc và chỉ phù hợp với vùng giáp rừng. Vì vậy, việc lựa chọn đực giống ở các trang trại nên rất cẩn thận và khi chọn lọc được đực giống cần chăm sĩc chúng hết sức cẩn thận để bảo đảm chất lượng đàn thế hệ sau và lợi nhuận từ việc bán giống tốt.

Lợn rừng giống phải được nuơi trong chuồng rộng rãi, thống mát, khơng bị giĩ lùa, mưa tạt, khơng bị trơn trượt hay quá nhám, gồ ghề dễ làm hỏng mĩng, ngã què chân lợn rừng và nhất thiết phải cĩ sân chơi rộng (sân cỏ hoặc sân cát) để lợn vận động. Khơng nuơi chung nhiều lợn đực trong cùng một ơ để tránh chúng tấn cơng nhau.

Chuồng lợn đực phải gần khu lợn cái tơ chờ phối hoặc lợn nái sữa (đã đẻ và đang nuơi con) chờ phối để mùi đực kích thích lợn cái động dục và mùi lợn cái động dục kích thích tính hăng của lợn rừng đực.

Thức ăn cho lợn rừng đực bao gồm nhiều thức ăn xanh và 0,5kg thức ăn tinh/con/ngày.

Tắm mát hoặc cho lội nước thường xuyên để làm mát cơ thể, bảo đảm sự sinh sản tinh trùng được thuận lợi.

Lợn rừng đực giống cĩ thể cho phối ở 10 - 11 tháng tuổi, mỗi tuần phối 1 lợn cái. Lợn từ 1 - 2 năm tuổi cĩ thể phối 2 lợn cái mỗi tuần. Từ 2 - 3 năm tuổi, lợn rừng đực cĩ thể phối cách nhật hoặc mỗi tuần phối với 3 lợn cái.

Sau khi phối cần bồi dưỡng lợn rừng đực như cho ăn hai quả trứng chín hoặc 100g bột cá tốt hoặc 50g bột sữa khơng kem.

Chỉ nên phối giống cho lợn cái vào lúc sáng sớm (6 - 7 giờ) hoặc lúc chiều muộn (5 - 7 giờ). Khơng cho phối vào lúc trưa nắng nĩng vì sẽ làm giảm tính hăng, khơng đủ sức phủ nái và cũng khơng phù hợp với tập tính sinh hoạt của lợn rừng nên chất lượng sẽ kém.

Trước khi cho đi phối nên tắm rửa sạch sẽ cho lợn đực và khơng cho ăn quá no hoặc khơng cho ăn.

Đực giống sử dụng 4 - 5 năm thì loại thải vì đực già thường chậm chạp, chất lượng tinh trùng kém cho tỷ lệ đạt phối khơng cao.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm thoát nghèo từ chăn nuôi: Phần 1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)