2.4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên lý luận về lý thuyết hệ thống, quan điểm sinh thái nhân văn, quan điểm bảo tồn phát triển và tiếp cận có sự tham gia.
2.4.1.1. Lý thuyết hệ thống
Rừng là một bộ phận của hệ thống tự nhiên, bởi sự tồn tại và phát triển của nó phụ thuộc những quy luật tự nhiên, chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau trong hệ thống tự nhiên. Do đó có thể xem những giải pháp quản lý rừng nhƣ là những giải pháp điều khiển hệ thống tự nhiên theo hƣớng thúc đẩy sinh trƣởng, phát triển và hình thành năng suất của hệ sinh thái rừng.
Rừng cũng là một bộ phận của hệ thống kinh tế vì sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với các hoạt động kinh tế của con ngƣời. Các hoạt động này lại phụ thuộc vào mức sống, cơ cấu ngành nghề, nhu cầu thị trƣờng, khả năng đầu tƣ, lợi nhuận… Ngoài ra, rừng cũng tác động mạnh mẽ tới các yếu tố kinh tế thông qua cung cấp nguyên liệu, năng lƣợng và thông tin cho nhiều hoạt động kinh tế của con ngƣời. Nó có tác động tới nhiều yếu tố của hệ thống kinh tế từ sản xuất, phân phối, lƣu thông, tiêu dùng, tích luỹ,…Vì quan hệ chặt chẽ với các yếu tố trong hệ thống kinh tế nên có thể quản lý rừng bằng việc tác động vào những yếu tố kinh tế.
Rừng và hiệu quả của hoạt động quản lý rừng cũng phụ thuộc vào những vấn đề thể chế và chính sách nhƣ hoạt động của hệ thống tổ chức Nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, các chính sách đất đai, chính sách sở hữu và sử dụng rừng ở địa phƣơng. Rừng và hiệu quả của quản lý rừng còn phụ thuộc vào sự hiện diện của các tổ chức cộng đồng và những quy định của cộng đồng. Tổ chức và luật lệ cộng đồng sẽ gắn kết những hộ gia đình đơn lẻ thành lực lƣợng mạnh mẽ đủ sức thực hiện những chƣơng trình quản lý rừng vì quyền lợi của mỗi gia đình và cộng đồng. Do rừng có liên quan chặt chẽ với các yếu tố xã hội nên có thể quản lý rừng bằng tác động vào những yếu tố xã hội. Đây là lý do vì sao trong đề tài này việc phân tích ảnh hƣởng của những yếu tố xã hội đến hiệu quả quản lý rừng đƣợc coi là một nội dung quan
pháp tác động vào các mối quan hệ xã hội để thu hút cộng đồng vào hoạt động quản lý bảo vệ tài nguyên rừng.
2.4.1.2. Quan điểm sinh thái nhân văn
Các hoạt động kinh tế xã hội trong cộng đồng hay trong mỗi hộ gia đình (HGĐ) đều rất đa dạng và phong phú. Nó phản ánh đặc điểm sinh thái và mối quan hệ kinh tế - xã hội. Điều này chỉ ra rằng các hoạt động trong cộng đồng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và có một yếu tố nào đó giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng này vào thời điểm này nhƣng lại không phải quan trọng trong thời điểm khác hoặc trong cộng đồng khác.
Các yếu tố vật lý sinh học, đƣợc chia làm 2 loại: Những yếu tố không thể kiểm soát đƣợc nhƣ khí hậu, thuỷ văn, địa hình...và những yếu tố có thể kiểm soát đƣợc hoặc hạn chế đƣợc nhƣ xói mòn, lũ lụt, sâu bệnh, lửa rừng, hạn hán.... Các yếu tố kinh tế nhƣ sinh kế, mức sống của ngƣời dân địa phƣơng, nhu cầu thị trƣờng. Những yếu tố này rất có ý nghĩa đối với sự tác động của ngƣời dân địa phƣơng tới TNR. Các yếu tố về thể chế, chính sách, tổ chức cộng đồng... ảnh hƣởng gián tiếp tới những tác động của ngƣời dân địa phƣơng đến TNR.Tập quán, sự nhận thức hay ở mức cao hơn nữa là văn hoá của các cộng đồng. Mọi tác động của các yếu tố khác đều có thể làm thay đổi thái độ và nhận thức của cộng đồng. Bất kỳ một giải pháp nào nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi tới TNR, bảo tồn và phát triển bền vững TNR đều phải dựa trên cơ sở sinh thái và đảm bảo đƣợc các yếu tố về kinh tế và xã hội của ngƣời dân địa phƣơng.
2.4.1.3. Quan điểm bảo tồn – phát triển
Theo Gilmour D.A và Nguyễn Văn Sản (1999)[7], quan điểm bảo tồn và phát triển là để liên kết việc bảo tồn tài nguyên và những nhu cầu phát triển địa phƣơng, bao gồm 3 thành phần chính (cách tiếp cận) nhƣ sau:
- Thứ nhất là nếu nhu cầu phát triển cộng đồng tại địa phƣơng đó có thể đƣợc đáp ứng bởi các nguồn thay thế khác thì ảnh hƣởng của nó lên tài nguyên sẽ đƣợc giảm bớt và tài nguyên đƣợc bảo tồn: Cách tiếp cận các giải pháp thay thế sinh kế.
- Thứ hai là nếu cộng đồng rất khó khăn về mặt kinh tế, không thể nào quan tâm đến việc bảo tồn đƣợc vì những nhu cầu thiết yếu của cộng sống vẫn còn chƣa đƣợc đáp ứng thì trƣớc hết cần phải nỗ lực cải thiện nền kinh tế - xã hội của họ đủ tốt để họ có thể quan tâm hơn đến việc bảo tồn tài nguyên:
Cách tiếp cận phát triển kinh tế.
- Thứ ba là cộng đồng địa phƣơng đó cũng đồng ý với việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nếu nhƣ họ có thể đƣợc tham gia một cách tích cực vào việc quy hoạch và quản lý sử dụng tài nguyên và đƣợc chia sẻ lợi nhuận từ tài nguyên đó. Theo cách này, tài nguyên có thể đƣợc bảo tồn trong khi một số nhu cầu cơ bản của ngƣời dân địa phƣơng đƣợc đáp ứng thông qua việc sử dụng và khai thác tài nguyên một cách hợp lý và bền vững: Cách tiếp cận tham gia quy hoạch.
2.4.1.4. Tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu
Sự tham gia đƣợc định nghĩa nhƣ là một quá trình, thông qua đó các chủ thể cùng tác động và chia sẻ những sáng kiến phát triển và cùng quyết định. Điều quan trọng là ngƣời dân địa phƣơng có khả năng trao đổi các triển vọng của họ về TNR với các nhà nghiên cứu, các cơ quan quản lý và ngƣợc lại, các cơ quan này có thể hiểu và đáp ứng các triển vọng đƣợc nêu ra.
Năm 1996, Hosley đƣa ra 7 mức độ của sự tham gia từ thấp đến cao đó là:tham gia có tính chất vận động; tham gia bị động; tham gia qua hình thức tƣ vấn; tham gia vì mục tiêu hƣởng các hỗ trợ vật tƣ bên ngoài; tham gia theo chức năng; tham gia hỗ trợ; tự huy động và tổ chức [9].
Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp tiếp cận cùng tham gia đƣợc áp dụng. Trong đó ngƣời dân địa phƣơng tham gia ở mức độ 3, tức là tham gia qua hình thức tƣ vấn, cung cấp thông tin. Phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) đƣợc sử dụng để thu thập thông tin cho nghiên cứu. Các phƣơng pháp này giúp thu thập đƣợc các thông tin và phân tích của chính ngƣời dân địa phƣơng, nên thông tin có thể đƣợc sử dụng cho nhiều nhu cầu của địa phƣơng nhƣ sự ủng hộ về quyền sử dụng TNR, các giải pháp giải quyết xung đột.
2.4.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
2.4.2.1. Nghiên cứu và phân tích tài liệu thứ cấp
Trƣớc khi tiến hành nghiên cứu, đề tài đã thu thập và nghiên cứu các tài liệu thứ cấp liên quan nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh KT-XH của các xã KBTTN Xuân Nha.
- Các hệ thống văn bản chính sách liên quan đến quản lý rừng dựa vào cộng đồng.
- Các chƣơng trình, dự án quản lý bảo về rừng đã thực hiện.
- Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ: Tài liệu hội thảo về phát triển các KBTTN và VQG, các báo cáo nghiên cứu về lâm nghiệp cộng đồng tại Việt Nam…
2.4.2.2. Chọn điểm nghiên cứu:
Chọn điểm nghiên cứu đƣợc tiến hành trƣớc khi điều tra, nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tƣơng đối cho khu vực nghiên cứu. Theo Donovan (1997) [5], tiêu chuẩn chọn điểm nghiên cứu là: Thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận và địa hình. Đề tài chọn điểm nghiên cứu tại các địa điểm là 2 xã Tân Xuân và Xuân Nha nằm trong KBTTN với các tiêu chí cụ thể là:
- Đời sống ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, đa số ngƣời dân có đời sống gắn bó với tài nguyên rừng, thƣờng xuyên gây áp lực lớn tới tài nguyên rừng của KBTTN.
- Có các dân tộc ít ngƣời đang sinh sống.
- Có vị trí quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, có ranh giới giáp ranh giữa KBTTN với khu vực khác.
- Ở mỗi xã chọn 03 bản để nghiên cứu: Xã Xuân Nha chọn bản Chiềng Hin, Chiềng Nƣa, bàn Pù Lầu; xã Tân Xuân chọn bản Cột Mốc, bản Bƣớt, bản A Lang. Sơ đồ vị trí các bản nghiên cứu đƣợc thể hiện tại hình 2.1
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các bản và các xã nghiên cứu
Tiêu chí chọn hộ gia đình là đại diện các dân tộc, các hộ đƣợc phỏng vấn ở các mức tiêu chí giàu nghèo khác nhau. Ở mỗi bản chọn 25 hộ để phỏng vấn.
2.4.2.3. Thu thập thông tin và số liệu hiện trường:
Công cụ đánh giá nhanh nông thôn (RRA - Rapid Rural Appraisal):
vấn đề hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ở địa phƣơng.
Công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA - Participatory rural appraisal) là quá trình cùng chia sẻ, phân tích thông tin và hành động giữa các bên tham gia. Trong đó, ngƣời dân đóng vai trò chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng đồng, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó.
- Phỏng vấn Ban quản lý các bản của các cộng đồng nghiên cứu: Công cụ này đƣợc thực hiện đầu tiên khi tới bản, với mỗi bản tiến hành phỏng vấn 2 thành viên ban quản lý bản, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn, bản nhƣ: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng...
- Phân loại hộ gia đình (HGĐ): Đây là công cụ nhằm đánh giá tình hình kinh tế HGĐ. Kết quả phân loại làm cơ sở cho việc phỏng vấn HGĐ để thuận lợi cho việc đánh giá, giám sát và ảnh hƣởng của các nhóm hộ đến tài nguyên rừng. Cơ sở để phân loại hộ: Giầu nghèo là một khái niệm tƣơng đối và rất khác nhau ở từng cộng đồng. Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày ngày 19/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 700.000 nghìn đồng/ngƣời/tháng trở xuống; hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ trên 700.000 nghìn đồng đến dƣới 1 triệu đồng/ngƣời/tháng.
- Phỏng vấn hộ gia đình: Số hộ đƣợc phỏng vấn 150 HGĐ/2xã/ với đầy đủ các nhóm hộ khá, trung bình, nghèo và có ở tất cả các thành phần dân tộc trong thôn, xã đó. Nội dung phỏng vấn theo mẫu đã đƣợc chuẩn bị sẵn (phụ lục 02) gồm các vấn đề liên quan đến các nguồn thu nhập, sinh kế của cộng đồng địa phƣơng, các hình thức và nguyên nhân tác động của cộng đồng vào
TNR, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển do chính cộng đồng đƣa ra.
- Thảo luận nhóm: Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện sau khi thực hiện công cụ phỏng vấn HGĐ. Các cuộc thảo luận đƣợc tiến hành dựa trên khung thảo luận chuẩn bị sẵn. Nhóm thảo luận gồm 5 - 7 ngƣời, gồm đại diện các hộ nhóm hộ gia đình, lãnh đạo thôn, đoàn thể. Thảo luận nhóm nhằm bổ sung và thống nhất về các hình thức, mức độ tác động của ngƣời dân vào rừng và đất rừng của khu bảo tồn, các nguyên nhân của sự tác động đó. Những khó khăn và khuyến nghị của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Tiến hành thảo luận nhóm về các chủ đề: Các hình thức tác động, nguyên nhân tác động và giải pháp khắc phục.
- Phân tích tổ chức: Xác định các tổ chức tồn tại trong cộng đồng, xác định chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, đánh giá tầm quan trọng và sự ảnh hƣởng của các tổ chức tới việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng.
- Phỏng vấn 06 cán bộ kiểm lâm địa bàn, 02 cán bộ Ban quản lý KBT, 04 cán bộ lâm nghiệp địa chính xã nhằm kiểm tra chéo thông tin từ các thôn điểm và thu thập thêm số liệu, mẫu phiếu phỏng vấn đƣợc trình bảy ở phụ lục 01.
2.4.2.4 .Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
S.W.O.T.là công cụ phân tích hữu hiệu để hiểu vấn đề nghiên cứu, bao gồm Strenghts (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Nguy cơ). Công cụ S.W.O.T đƣợc phân tích dƣới dạng ma trận 2*2 nhƣ bảng sau:
Bên trong (hiện tại)
Bên ngoài (tƣơng lai) Strenghts Weaknesses
Opportunities S-O W-O
Công cụ S.W.O.T tạo ra cái nhìn tổng thể vấn đề, từ đó nhìn nhận vấn đề trên nhiều khía cạnh để đi đến cách giải quyết vấn đề.
2.4.2.5. Phương pháp chuyên gia:
Để kiểm tra mức độ chính xác của các thông tin thu đƣợc, nâng cao tính đúng đắn của các giải pháp đƣợc đề xuất. Đề tài chọn phƣơng pháp dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực quản lý rừng, phát triển nông thôn miền núi để kiểm tra những thông tin thu đƣợc trong đề tài, kiểm tra các giả thiết đƣợc nêu ra.
Báo cáo sơ bộ của đề tài đƣợc gửi cho một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng và phát triển nông thôn miền núi, xin ý kiến phản biện của họ. Những ý kiến đó sẽ đƣợc sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các giải pháp quản lý rừng cộng đồng ở địa phƣơng.
2.4.2.6. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn bán định hƣớng đƣợc xử lý và phân tích bằng phƣơng pháp phân tích tổng hợp, mô tả, so sánh, đánh giá để tìm ra tiềm năng phát triển quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng ở địa phƣơng.
Phân tích các kết quả thảo luận, các thông tin định tính nhƣ chính sách, tổ chức cộng đồng, thể chế cộng đồng, thị trƣờng đƣợc phân tích theo phƣơng pháp định tính xây dựng tổ chức quản lý rừng có sự tham gia của cộng đồng, đánh giá tìm ra nguyên tắc và những giải pháp cơ bản, thích hợp nhằm quản lý rừng bền vững hiệu quả ở địa phƣơng.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha nằm trên địa giới hành chính 4 xã: Tân Xuân, Xuân Nha, Chiềng Xuân (huyện Vân Hồ), xã Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu), cách thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu 30 km về phía Tây Nam. Khu bảo tồn có tọa độ địa lý là: 200
34’ đến 200 54’ Vĩ độ Bắc; 1040 28’ đến 1040 50’ Kinh độ Đông. Ranh giới khu rừng đặc dụng Xuân Nha nằm tiếp giáp với 02 tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa và tiếp giáp với Nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [3].
Phía Bắc giáp xã Mƣờng Sang, Đông Sang (huyện Mộc Châu), xã Vân Hồ, xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ); Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá; Phía Đông giáp Khu bảo tồn Hang Kia Pà Cò, tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp Nƣớc CHDCND Lào [3].
3.1.2. Địa hình, địa mạo
KBTTN Xuân Nha có địa thế hiểm trở, độ dốc cao, địa hình bị chia cắt mạnh, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pha Luông cao 1.886m. Những đặc điểm trên đã tạo nên sự đa dạng về các loài động, thực vật và đây có thể đƣợc coi là khu