KBTTN Xuân Nha có địa thế hiểm trở, độ dốc cao, địa hình bị chia cắt mạnh, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pha Luông cao 1.886m. Những đặc điểm trên đã tạo nên sự đa dạng về các loài động, thực vật và đây có thể đƣợc coi là khu vực điển hình đại diện cho những đặc thù của khu hệ động thực vật hoang dã thuộc khu vực Tây Bắc của Việt Nam.
Khu bảo tồn Xuân Nha đƣợc phân chia thành 10 kiểu địa hình sau:
- Kiểu bề mặt đỉnh san bằng bóc mòn hoàn toàn:
Chiếm phần bề mặt phân thuỷ của các khối và nhánh núi với đặc điểm chung là các bề mặt hẹp, kéo dài không liên tục, có độ dốc nhỏ <80. Có thể
phân chia thành 2 dạng: dạng ở độ cao trung bình 900m-1.200m, và dạng ở độ cao trung bình 1.200-1.500m nhƣng cá biệt có đỉnh Pha Luông lên tới 1.886m. Cấu tạo bề mặt phổ biến là lớp vỏ phong hoá mỏng, lẫn nhiều mảnh vỡ. Quá trình ngoại sinh chủ yếu rửa trôi bề mặt. Bề mặt này cần đƣợc bảo tồn nghiêm ngặt bởi đây là nơi khởi đầu của chu trình vận chuyển vật chất sống cho các hệ sinh thái ở vùng thấp hơn.
- Kiểu bề mặt núi thấp, vai bậc trước núi và đồi:
Phân bố phần đỉnh các nhánh núi, hay các vai trƣớc núi, hoặc bề mặt đỉnh của các đồi. Độ cao phân bố thƣờng ở mức 400-600m. Cấu tạo bề mặt dăm sạn, mảnh vỡ có độ dày thƣờng <0,5m. Diện tích bề mặt này có lớp đất phát triển hơn so với bề mặt san bằng bóc mòn hoàn toàn, làm cho điều kiện phát triển hệ động, thực vật cải thiện hơn.
- Kiểu sườn trọng lực nhanh:
Thƣờng chiếm phần không gian sƣờn tiếp giáp với các bề mặt đỉnh. Các kiểu sƣờn này chiếm hầu hết diện tích bề mặt sƣờn của các khối núi và dải núi chính của khu vực. Kiểu địa hình này có đặc điểm độ dốc cao (thƣờng trên 25o, cá biệt lên tới 40-450), trắc diện dọc và ngang tƣơng đối thẳng. Quá trình ngoại sinh chủ đạo gây đột biến là đổ vỡ, sập lở nhƣng tần xuất xuất hiện không cao. Ngoài ra, quá trình xói mòn trên kiểu địa hình này diễn ra rất mạnh. Vì vậy, cấu tạo bề mặt lớp phủ sƣờn thƣờng mỏng và nhiều nơi trơ lộ đá gốc. Bề mặt sƣờn trọng lực nhanh có tính lan truyền tác động rất mạnh theo chiều dọc nên những tác động tự nhiên, nhân tác tại một ví trí thƣờng gây ảnh hƣởng khá lớn tới các tiểu khu sinh thái ở phần thấp.
- Kiểu sườn trọng lực chậm:
Chủ yếu chiếm phần thấp của các khối núi, dải núi chính hoặc các nhánh núi. Độ dốc sƣờn trung bình 15-250, trắc diện dọc thƣờng phân bậc, quá trình ngoại sinh chủ đạo trƣợt trôi, trƣợt lở và xói mòn nhƣng diễn ra tốc
bảo năng suất sinh học của hệ thực vật ở mức cao nhất so với các kiểu địa hình khác của sƣờn, đồng thời cũng là nơi tƣơng đối thuận lợi làm nơi cƣ ngụ cho nhiều loài động vật.
- Kiểu sườn bóc mòn tổng hợp:
Các bề mặt có độ dốc trung bình 8-150, trắc diện dọc phân bậc, trắc diện ngang lồi lõm, bị cắt xẻ. Kiểu địa hình này tạo sự đa dạng về sinh cảnh.
- Kiểu sườn rửa trôi bề mặt:
Độ dốc nhỏ (thƣờng dƣới 80), ít bị chia cắt, tầng đất phát triển khá (khoảng 1m), có khả năng tạo sinh khối lớn, vòng tuần hoàn nhanh.
- Kiểu sườn tích tụ và vạt tích tụ lũ tích:
Diện phân bố nhỏ, thƣờng ở phần thấp của địa hình, ven các sông suối. Địa hình có độ dốc nhỏ, thƣờng 3-80, đôi nơi lên tới 150. Cấu tạo bề mặt thƣờng hỗn độn: tảng, cuội, sỏi sạn, đến cát, sét. Quá trình ngoại sinh chủ đạo là tích tụ sƣờn tích, lũ tích. Tuy vậy, quá trình này không ổn định và xen kẽ với những thời kỳ phá huỷ mạnh địa hình do động lực dòng chảy. Kiểu địa hình này có độ ẩm cao, khá thuận lợi cho phát triển thực vật, đồng thời là nơi cƣ ngụ cho các động vật có thiên hƣớng ƣa nƣớc. Mặc dầu vậy, luôn cần xem xét đến thuộc tính có khả năng biến động mạnh của kiểu địa hình này trong tổ chức lãnh thổ.
- Kiểu đáy máng trũng xâm thực:
Là phần đáy trũng thấp của các dòng chảy phần thƣợng lƣu. Đặc điểm chính của kiểu địa hình là trắc diện ngang dạng chữ V hẹp, trắc diện dọc tƣơng đối thẳng và thƣờng cắt vào đá gốc. Kiểu địa hình là nơi duy trì độ ẩm tƣơng đối cao so với các kiểu địa hình kế cận, đồng thời với xu hƣớng tích tụ tƣơng đối chất dinh dƣỡng trong đất làm cho hệ thực vật ở đây có tiềm năng phát triển phong phú hơn so với lân cận. Mặt nƣớc ở đây tuy đã duy trì tƣơng đối thƣờng xuyên, nhƣng diện tích nhỏ, động lực dòng chảy khá mạnh, chỉ
- Kiểu đáy máng trũng xâm thực tích tụ:
Hình thái của kiểu địa hình này với trắc diện ngang vẫn giữ dạng chữ V nhƣng mở rộng hơn. Trắc diện dọc có tính phân bậc, xen kẽ giữa những đoạn tƣơng đối thẳng cắt vào đá gốc là những ổ tích tụ với vật liệu cuội, sỏi, cát. Kiểu địa hình này là nơi cung cấp không gian sống tƣơng đối đa dạng cho các kiểu hệ sinh thái thuỷ sinh, nhƣng cũng là nơi thƣờng xuyên bị lũ tác động.
- Kiểu địa hình karst:
Độ dốc lớn (thƣờng trên 350), lớp phủ thổ nhƣỡng mỏng, nhiều nơi trơ đá gốc. Kiểu địa hình này hình thành môi trƣờng phát triển đặc trƣng cho các hệ sinh thái núi đá vôi.