1.3 .Khách MICE
1.3.3 .Những yếu tố cần thiết để phát triển du lịch MICE
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khách sạn Luxury giai đoạn 2013-2015
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Luxury giai đoạn 2013-2015
Bảng 2.9: Tình hình doanh thu theo dịch vụ của khách sạn LuxuryĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trưởng 2014/2013 2015/2014 SL TT(%) SL TT(%) SL TT(%) CL TT(%) CL TT(%) Tổng DT 12471 100 13921 100 14342 100 1450 112 421 103 DT lưu trú 8758 70.23 9586 68.86 9761 68.06 828 109 175 102 DT ăn uống 3259 26.13 3866 27.77 4348 30.32 607 119 483 112 DT bổ sung 454 3.64 469 3.37 232 1.62 15 103 -237 49 Tổng CP 10256 100 10988 100 11079 100 732 107 91 101 CP lưu trú 6995 68.2 7400 67.35 7399 66.78 406 104 -2 100 CP ăn uống 2799 27.29 4305 39.18 3549 32.03 1506 115 -756 111 CP bổ sung 362 3.53 380 3.46 131 1.18 18 106 -249 34 Tổng LN 2214 100 2933 100 3261 100 719 132 328 111 LN lưu trú 1661 75.01 2186 74.52 2361 72.41 525 132 176 108 LN ăn uống 460 20.76 659 22.46 799 24.49 199 143 140 121 LN bổ sung 93 4.22 88 3.01 101 3.1 -5 94 13 114
(Nguồn: Phòng Sale – Marketing của khách sạn Luxury)
Về doanh thu
Trong cơ cấu doanh thu của Luxury thì doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trến 65% tổng doanh thu của khách sạn. Đứng sau dịch vụ lưu trú, chiếm tỷ trọng khoảng 25% là dịch vụ ăn uống. dịch vụ bổ sung chiếm dưới 10%, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh thu. Qua các bảng số liệu ta thấy, mặc dù lượt khách và cơ cấu nguồn khách có biến động qua các năm, xong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của khách sạn Luxury tăng đều qua các năm. Trong đó, doanh thu từ hoạt động ăn uống tăng lên khơng ít. Doanh thu từ dịch vụ bổ sung lại có xu hướng giảm đáng kể.
Năm 2013, tổng doanh thu là 12,471 triệu đồng, trong đó doanh thu từ hoạt động lư trú là 8,758 triệu đồng chiếm 70.23%, doanh thu từ hoạt động ăn uống là 3,259 triệu đồng chiếm 26.13% và dịch vụ bổ sung chiếm 3.64% với 454 triệu đồng. Đến năm 2014, tổng doanh thu tăng 11.6%, trong đó doanh thu từ hoạt động ăn uống tăng 18.6% tương ứng với tăng 607 triệu đồng và dịch vụ bổ sung tăng nhẹ 3.19% tương ứng tăng 15 triệu đồng. Điều này thể hiện nổ lực rất lớn của khách sạn trong việc marketing, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của khách sạn đến với khách hàng. Năm 2015, doanh thu tiếp tục tăng nhưng tăng không nhiều so với năm 2014, cụ thể là tổng doanh thu tăng 3% tương ứng với tăng 421 triệu so với năm 2014. Trong đó doanh thu hoạt đơng lưu trú tăng khơng đáng kể 2% tương ứng với tăng 175 triệu đồng so với năm 2014. Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của khách sạn đang bị chửng lại, khơng có sự tăng trưởng cao. Doanh thu từ hoạt động ăn uống tăng tốt, tăng 12.5% so với năm 2014. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ bổ xung giảm mạnh 50.5% so với năm 2014. Đây là vấn đề lớn đặt ra cho khách sạn
Qua phân tích và đánh giá số liệu, ta có thể thấy mặc dù tổng doanh thu của khách sạn tăng đều qua các năm, xong tốc độ tăng khơng cao, chỉ tăng 5-7% mỗi năm. Bên cạnh đó, ta có thể thấy doanh thu từ dịch vụ bổ sung của khách sạn chiếm tỉ trong rất thấp, và giảm qua các năm. Đây là những vấn đề lớn đặt ra mà khách sạn cần giải quyết.
Về chi phí
Tổng chi phí trong ba năm có xu hướng tăng từ 10,256 triệu đồng (năm 2013) lên 11,079 triệu đồng (năm 2015). Nguyên nhân có sự gia tăng như trên là do tình hình khách sạn đang trong thời kỳ đầu kinh doanh, cần bổ sung thêm cơ sở vật chất, nâng cấp chất lượng dịch vụ. Khách sạn cần mua thêm các trang thiết bị máy móc, nội thất, ngun vật liệu. Đó chính là ngun nhân có sự gia tăng chi phí.
Mặc dù chi phí đều tăng qua các năm, song doanh thu từ hoạt động kinh doanh của khách sạn tăng hơn, vì vậy lợi nhuận của khách sạn tăng đáng kể. cụ thể từ năm 2013 đến năm 2015 lợi nhuận của khách sạn tăng 47.29% tương ứng với tăng 1,047 triệu.
Nhìn chung, qua ba năm 2013-2015 hoạt động kinh doanh của khách sạn khá khả quan. Mặc dù tình hình kinh tế, chính trị trong và ngồi nước có nhiều biến động, khó khăn khiến cho lượng khách cũng như cơ cấu khách đến với khách sạn có nhiều biến động, xong thời gian lưu trú bình quân và khả năng chi tiêu của khách tăng nhanh, từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận của khách sạn. Trong năm 2015, hội nhập kinh tế Asean đã mang lại khơng ít những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động kinh doanh của khách sạn nói chung. Khách sạn cần nắm bắt những lợi ích mà Cộng đồng kinh tế Asean mang lại để thu hút lượng khách quốc tế nhiều hơn đến với khách sạn. Ngoài ra, nền kinh tế trong nước có nhiều sự biến chuyển khả quan, thu nhập của người dân cũng tăng lên, nhu cầu du lịch tăng nhanh. Lợi dụng những cơ hội trên, khách sạn cần đưa ra những chiến lược độc đáo nhằm thu hút khách trong nước và quốc tế đến với khách sạn.