1.3 .Khách MICE
1.3.3 .Những yếu tố cần thiết để phát triển du lịch MICE
3.2. Môi trường kinh doanh của khách sạn Luxury
3.2.1. Phân tích mơi trường vi mơ
Môi trường kinh tế
Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ u thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội.
Theo báo cáo mới đây của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), so với thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến du lịch giảm 3,8% trong năm 2009, thì đến năm 2012 dù cũng chịu cảnh suy thoái kinh tế nhưng lại cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của ngành “cơng nghiệp khơng khói” thế giới. Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA) đánh giá, Việt Nam đứng thứ hai trong số các điểm đến mới nổi sẽ được du khách quốc tế lựa chọn trong năm 2013. Thêm vào đó, một số biến động chính trị tại một số khu vực trên thế giới sẽ làm du khách tìm đến những điểm đến hấp dẫn và an toàn. Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, năm 2013, ngành Du lịch đón 7,2 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 35 triệu lượt khách nội địa; tổng doanh thu đạt 190.000 tỷ đồng (khoảng 9,5 tỷ USD). Trong khi năm 2010 mới đạt 96
nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước cịn nhiều khó khăn.
Năm 2014, ngành Du lịch gặp phải những khó khăn, thách thức khơng nhỏ khi tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, căng thẳng chính trị giữa một số quốc gia, xung đột sắc tộc, kinh tế thế giới hồi phục chậm và không đồng đều giữa các nền kinh tế sau suy thối tồn cầu. Bên cạnh đó, tai nạn hàng không xảy ra liên tục cùng với sự bùng phát của dịch bệnh Ebola tạo tâm lý e ngại đối với khách du lịch. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô từng bước ổn định, tăng trưởng kinh tế dần phục hồi nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong khi yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao. Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam đã ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngành Du lịch, gây giảm sút về lượng khách quốc tế, chủ yếu là các thị trường nói tiếng Trung. Sự mất giá liên tục của đồng rúp Nga cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút khách Nga – một thị trường quan trọng của du lịch Việt Nam.
Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo tập trung của Chính phủ, Tổng cục Du lịch đã nỗ lực, thể hiện sự sáng tạo, chủ động trong quá trình triển khai nhiệm vụ, hồn thành kế hoạch cơng tác đề ra, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năm 2014, ngành Du lịch đã đón tiếp và phục vụ 7.874.312 lượt khách quốc tế (tăng 4% so với năm 2013), 38,5 triệu lượt khách nội địa (tăng 10%) và tổng thu từ khách du lịch đạt 230 nghìn tỷ đồng (tăng 15%).
Chín tháng đầu năm 2015, các hoạt động của ngành Du lịch diễn ra trong bối cảnh có nhiều thách thức và cơ hội đan xen. Trên thế giới, bất ổn chính trị, xung đột vũ trang, dịch bệnh diễn ra tại một số khu vực, một số đồng tiền mất giá, sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực ngày càng mạnh mẽ… đã ảnh hưởng đến dịch chuyển luồng khách và lựa chọn điểm đến du lịch.
Với những thuận lợi cơ bản đó cùng sự nỗ lực của tồn Ngành, trong 3 tháng 7, 8, 9, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng trưởng trở lại, kết thúc 13 tháng suy giảm liên tục từ giữa năm 2014. Trong 9 tháng, ngành Du lịch đã đón 5.689.512 lượt khách quốc tế (giảm 5,9% so với cùng kỳ năm 2014), phục vụ 48,8 triệu lượt khách nội địa (trong đó khách lưu trú đạt 23,4 triệu lượt), tổng thu từ khách du lịch đạt 270 nghìn tỷ đồng (tăng 2,8%).
Về cơ cấu khách du lịch, đối với dịng khách cao cấp Châu Âu có xu hướng giảm tại thị trường Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, nhưng tại các điểm du lịch ở miền Trung như: Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hịa… đã bứt phá trở thành các điểm du lịch quan trọng của khu vực Trung Bộ và cả nước. Trên đà phục hồi của lượng khách quốc tế 3 tháng cuối năm 2015 có sự chuyển biến lớn về chất lượng khách. Trong đó, thị trường khách có chi tiêu cao và lưu trú dài ngày tăng tốt; Thị trường khách Nga và khách Trung Quốc bắt đầu phục hồi với chủ yếu là khách đi bằng đường hàng không; Khách từ 6 thị trường châu Âu vừa được miễn visa (gồm Anh, Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Belarus) đã có sự tăng trưởng khả quan… Đặc biệt có sự bùng nổ về khách du lịch nội địa trong các dịp nghỉ lễ dài ngày, góp phần bù đắp nguồn thu từ khách quốc tế.
Yếu tố tự nhiện
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đơ Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngồi ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hố thế giới nổi tiếng là cố đơ Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Rừng quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng
biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế, thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đà Nẵng khơng chỉ thu hút du khách với bãi biển dài hơn 60 km, được tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, mà cịn có rất nhiều cảnh quan ấn tượng như bán đảo Sơn Trà, khu du lịch Bà Nà Hills, danh thắng Ngũ Hành Sơn…
Nằm ngay vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, khách sạn Luxury có những lợi thế đặc biệt về vị trí. Tuy nhiên, Đà Nẵng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) và mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 7). Mùa mưa thường là mùa vắng khách du lịch, lại kèm theo tình hình mưa bão thất thường, gây ra nhiều cảng trở trong việc thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng. Đây là một thách thức lớn đối với du lịch Đà Nẵng nói chung và tình hình kinh doanh của khách sạn Luxury Đà Nẵng nói riêng. Yếu tố văn hóa
Nền văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia là nhân tố tạo nên động cơ đi du lịch của người bản xứ khác và đặc biệt đối với người nước ngoài. Khách du lịch MICE hầu hết là những khách có học thức, ham học hỏi, tìm hiểu những điều mới lạ. Kết hợp với du lịch cơng việc, họ thường tìm những quốc gia có nền văn hóa đặc sắc và lâu đời để tìm hiểu về văn hóa bản địa.
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương - trung tâm kinh tế, văn hố, giáo dục, khoa học và cơng nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Thành phố Đà Nẵng hiện là một trong bốn đô thị loại 1 của Việt Nam. Đà Nẵng có lịch sử hình thành lâu đời, từ lúc từng đoàn người tiên phong mở đất định cư trên mảnh đất này đến nay vừa tròn 700 năm. Văn hóa Đà Nẵng bắt nguồn từ sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa Việt – Chăm có nguồn gốc từ văn hóa Đơng Sơn – Sa Huỳnh… từ đó tạo nên một ngữ điệu, tính cách của con người Đà Nẵng, con người đất Quảng. Văn hóa Đà Nẵng cũng những sắc thái riêng mà khơng nơi đâu có được.
Nghệ thuật tuồng là ví dụ rất điển hình. Loại hình nghệ thuật đặc sắc này khơng chỉ là sản phẩm, là món ăn tinh thần cực kỳ đặc sắc của người Đà Nẵng mà cịn có sức sống mãnh liệt, vươn xa vào Nam, ra Bắc, vào tận cung đình Huế. Hay như con sơng Hàn, được ví như sơng Seine của Pháp, sơng Thames của Anh, sông Hàn của Hàn Quốc... Sự thơ mộng, quyến rũ của sơng Hàn hiếm nơi đâu có được. ngồi ra, Đà Nẵng cịn khá nhiều cơng trình văn hóa như Bảo tàn điêu khắc Chămpa, bảo tàn Hồ Chí Minh, chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng, đình Hải Châu, đình Điện Hải,…
Đà Nẵng cịn nổi tiếng là thành phố xanh-sạch-đẹp với “3 không” được thực hiện nhất quán: “không rác, không chèo kéo, không chặt chém”. Người dân Đà Nẵng không những hiền hậu, chất phát, nhiệt tình mà họ cịn là những con người hiện đại và đổi mới, khơng ngừng góp phần xây dựng thành phố xinh đẹp này.
Tuy nhiên, Đà Nẵng rất có tiềm năng văn hóa nhưng lại khơng phát huy hết tiềm năng vốn có của nó. Thiết chế văn hóa, chúng ta đang thiếu rất nhiều nhưng xây dựng mới vẫn chưa thực sự phù hợp. Ga hàng không, ga đường sắt, bến cảng... tất cả những địa điểm quan trọng và rất văn hóa đó cần được đưa vào một chiến lược phát triển văn hóa lâu dài, mang những sắc thái riêng của Đà Nẵng.
Có vị trí đẹp là nằm ngay trung tâm Đà Nẵng, khách sạn Luxury cần tận dụng hơn nữa những nét đặc sắc của thành phố để lập kế hoạch thu hút khách, tăng lợi nhuận cho khách sạn của mình.
Yếu tố pháp luật – chính tri
Những năm gần đây, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động. từ đầu năm 2014 cho đến những ngày cuối cùng, hàng loạt cuộc khủng hoảng đã nổ ra trên phạm vi tồn cầu. Có thể kể đến sự trỗi dậy của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giá (IS), đại dịch Ebola, giá dầu giảm,… Việt Nam vẫn có những vấn đề bất ổn riêng của mình, xong nhìn chung Việt Nam vẫn là điểm đến an tồn và hịa bình, điều này mang đến tâm lý an tâm cho du khách. đó
là một trong những lý do khiến Việt Nam trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho du khách quốc tế.
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước phát triển du lịch thành nghành kinh tế mũi nhọn của đất nước, Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Điều này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp du lịch. Ngoài ra, nhằm thu hút khách đến Việt Nam nhiều hơn, pháp luật nước ta đã ban hành những chính sách ưu đãi cho du khách nước ngoài như: miễn ViSa cho một số nước trong khu vực như: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc,… các nước thuộc châu Âu như: Thụy Điển, Đan Mạch, các thủ tục xuất nhập cảnh cũng được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn trước. Việc bãi bỏ một số quy định với ngành hàng không đã khiến giá vé giảm và nhiều đường bay thương mại được mở. Những thay đổi trong quy định giảm thuế đánh vào chi tiêu dành cho du lịch và giải trí cũng mang lại những tác động tích cực.
Với nền chính trị hịa bình ổn định cùng hệ thống chính sách pháp luật thân thiên, thuận lợi thì đây là cơ hội để thu hút được nhiều khách đến Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng và thu hút khách MICE đến với khách sạn Luxury Đà Nẵng.
Yếu tố khoa học – công nghệ
Không thể phủ nhận rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ vượt xa mong đợi của con người, và trong tương lai sự tiến bộ đó sẽ biến mọi việc trở nên đơn giản và nhanh chóng. Ngày nay, mọi thứ đã được hiển thị trực tuyến và ngành công nghiệp du lịch cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Khách hàng có thể book vé máy bay, tìm một khách sạn hoặc lên kế hoạch cho một chuyến đi chỉ với một cú click chuột – những thứ mà chúng ta không thể làm được trong vài thập kỷ trước.
Ngành Nhà hàng - Khách sạn là một ngành công nghiệp đặc biệt, tồn tại và phát triển hoàn toàn dựa trên thị hiếu của khách hàng. Có thể nói ngành khách sạn của tương lai được
định hình dựa trên những đặc tính của khách hàng trong tương lai. Mà những khách hàng này lại dễ bị cuốn theo những công nghệ tiên tiến. Họ mong muốn các khách sạn họ đến cũng có những tiện ích tiên tiến như vậy. Bên cạnh đó, những ứng dụng cơng nghệ được đưa vào khách sạn giúp tăng tính tiện ích và làm giảm chi phí điều hành, như máy tính đã giúp kiểm sốt mọi hoạt động từ quản lý khách, điều chỉnh thiết bị điện sao cho tiết kiệm, nhất là hệ thống sưởi, điều hịa nhiệt độ, thậm chí biết mọi u cầu của khách hàng thơng qua hệ thống bảng tín hiệu lắp đặt trong phịng ngủ. Khơng chỉ có thế, các tiến bộ công nghệ đang được áp dụng trong khách sạn đã làm thay đổi sâu sắc ngành công nghiệp này. Ứng dụng phần mềm thông tin trong quản lý tại bộ phận tiền sảnh cho phép quản lý các thông tin tập trung như tình hình th phịng, phịng đã được dọn dẹp hay chưa, tự động kích hoạt hoặc khóa phịng. Hoặc hệ thống cảm biến tương tác với khách, đèn sẽ tự động sáng dọc hành lang khi có khách và giảm lượng sáng để tiết kiệm nếu khơng có người, máy lạnh tự động điều chỉnh nhiệt độ tương ứng với khí hậu bên ngồi.
Khách sạn Luxury Đà Nẵng đã rất tích cực trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý khách sạn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tuy nhiên, khách sạn không được lơ là trong việc cập nhật những ứng dụng mới, khiến cho việc phục vụ khách được thuận tiện và nhanh chóng hơn như: thay thế bằng check in truyền thống bằng check in online, sử dụng chìa khóa có cơng nghệ RFID cảm ứng nhằm tăng trãi nghiệm công nghệ cho khách hàng
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ như hiện nay vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn, nếu như không chạy theo kịp tiến độ cơng nghệ, khách sạn có thể đứng trước nguy cơ tụt hậu, lỗi thời
Dân số thế giới tăng nhanh, nhất là nửa sau thế kỉ 20. Hiện nay, trung bình mỗi năm dân số thế giới tăng đến 80 triệu người. Tính đến nay, dân số thế giới chạm mốc 7 tỷ người, điều đó tạo cơ hội lớn cho việc phát triển nghành du lịch quốc tế
Theo thống kê của tổng cục du lịch, trong tháng 12, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 760.798 lượt, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2014. Tính chung 12 tháng năm 2015 ước đạt 7.943.651 lượt, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2014. Khách quốc tế đến Việt Nam chủ yếu là một số nước Châu Á phát triển mạnh như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và khách Châu Âu của các nước như: Mỹ, Nga, Pháo, Úc… Trong đó năm 2015, lượt khách Hàn Quốc đến Việt Nam là cao nhất, cán mốc 1.112.9878 lượt khách. Do những đặc tính về sở thích, tâm lý ở những quốc gia khác nhau nên sẽ có nhu cầu khác nhau. Chính vì vậy bên cạnh lợi thế về nguồn khác quốc tế, khách sạn cần đưa ra những chiến lược nhằm thu hút nhiều hơn du khách quốc tế/
Theo tổng cục thống kê, dân số Việt Nam năm 2014 đạt 90,7 triệu người, tăng thêm 4,7 triệu người sau 5 năm (trung bình mỗi năm tăng 940 nghìn người) kể từ năm 2009. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2014 đạt 1.06%/năm là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số