Vốn phát hành và các quỹ Vốn phát hành

Một phần của tài liệu Bản-dịch-Thư-viện-Sổ-tay-tài-chính-AFC_Vie_210719 (Trang 51 - 53)

Vốn phát hành

Có thể trình bày các thông tin sau đối với mỗi loại vốn phát hành (đây là thông lệ tốt): • Số cổ phần được phép phát hành;

• Số cổ phẩn đã phát hành và đã được thanh toán trọn vẹn, và số cổ phần đã phát hành nhưng chưa được thanh toán trọn vẹn;

• Mệnh giá (hoặc cổ phiếu không mệnh giá);

• Bản đối chiếu khớp số cổ phiếu lưu hành trên thị trường đầu kỳ và cuối kỳ;

• Các quyền, ưu đãi và hạn chế đối với loại đó bao gồm hạn chế phân phối cổ tức và chi trả vốn;

• Cổ phiếu của đơn vị do đơn vị nắm giữ hoặc do công ty con hoặc công ty liên kết nắm giữ;

• Cổ phiếu dành riêng để phát hành theo quyền chọn và hợp đồng bán cổ phiếu, trong đó có điều khoản và giá trị.

Có thể trình bày các thông tin sau liên quan đến vốn cổ phần phát hành trong năm hiện hành (đây là thông lệ tốt):

• Số lượng và loại cổ phiếu phát hành;

• Thặng dư vốn cổ phần (nếu có) từ các cổ phiếu đã phát hành; • Tổng giá trị tăng do kết quả phát hành cổ phiếu;

• Lý do phát hành cổ phiếu mới.

Các quỹ khác

Ví dụ (thông lệ tốt) trường hợp các khoản mục bất động sản, máy móc và thiết bị được trình bày theo giá trị đánh giá lại, thì phải trình bày thặng dư đánh giá lại, thể hiện sự thay đổi trong kỳ và các hạn chế về phân phối số dư cho các cổ đông.

Lợi nhuận chưa phân phối

• Số dư các khoản lợi nhuận chưa phân phối (nghĩa là lãi hoặc lỗ lũy kế) đầu kỳ và tại thời điểm của bảng cân đối kế toán và các thay đổi trong kỳ phải được trình bày. • Theo thông lệ tốt là nên trình bày giá trị quỹ phân phối và quỹ không phân phối.

Thuyết minh báo cáo tài chính - Giải thích / hướng dẫn (tiếp theo)

13. Giao dịch với các bên liên quan

Mục tiêu của các yêu cầu trình bày giao dịch với các bên liên quan trong tài liệu Quy chế cấp phép câu lạc bộ là để giúp đảm bảo báo cáo tài chính của một đơn vị (hoặc thông tin bổ sung) có nêu các nội dung trình bày để tập trung xem xét khả năng liệu tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của bên liên quan và các giao dịch và số dư tồn đọng với các bên liên quan đó, cũng như liệu khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh một cách có trình tự của đơn vị có thể bị phụ thuộc vào các khoản vay các bên liên quan và các nguồn vốn khác hay không.

Giao dịch với bên liên quan là việc chuyển giao các nguồn lực, dịch vụ hoặc nghĩa vụ giữa các bên liên quan, không xét đến việc có tính giá hay không.

Một bên được coi là có liên quan đến một đơn vị nếu:

(a) Một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một hoặc nhiều trung gian, bên đó: (i) kiểm soát, chịu sự kiểm soát bởi, hoặc chịu sự kiểm soát chung với đơn vị (bao

gồm cả công ty mẹ, công ty con và các công ty con cùng tập đoàn); (ii) có góp vốn trong đơn vị mà qua đó có tầm ảnh hưởng đáng kể đến đơn vị; (iii) có quyền đồng kiểm soát đơn vị;

(b) Bên đó là bên liên kết của đơn vị;

(c) Bên đó là bên liên doanh trong đó đơn vị là một bên trong liên doanh;

(d) Bên đó là thành viên nhân sự quản lý chủ chốt của đơn vị hoặc công ty mẹ của đơn vị;

(e) Bên đó là thành viên mật thiết trong gia đình của cá nhân bất kỳ nêu tại mục (a) hoặc (d);

(f) Bên đó là một đơn vị mà một cá nhân nêu tại điểm (d) hoặc (e) có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát, có ảnh hưởng đáng kể, hoặc có quyền biểu quyết đáng kể tại đơn vị đó, dù là trực tiếp hay gián tiếp;

(g) Bên đó là quỹ phúc lợi sau nghỉ việc đối với người lao động của đơn vị.

Các thành viên mật thiết trong gia đình của một cá nhân là những người có thể chi phối hoặc bị chi phối bởi cá nhân đó khi giao dịch với đơn vị. Những người này có thể là: (a) Vợ / chồng và con cái trong gia đình của cá nhân;

(b) Con cái của vợ / chồng trong gia đình của cá nhân;

Thuyết minh báo cáo tài chính - Giải thích / hướng dẫn (tiếp theo)

Một phần của tài liệu Bản-dịch-Thư-viện-Sổ-tay-tài-chính-AFC_Vie_210719 (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)