ÌÌI QUẢ VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC PHẬT CHỈ LÀ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CẢI TẠO, XÂY DỰNG

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 100 - 103)

I. ĐỨC PHẬT LÀ MỘT CON NGƯỜI NHƯ BAO CON NGƯỜI CÓ MẶT TRÊN QUẢ ĐẤT NẦY:

ÌÌI QUẢ VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC PHẬT CHỈ LÀ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CẢI TẠO, XÂY DỰNG

LÀ KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH CẢI TẠO, XÂY DỰNG…..

Đã là con ngƣời thì ai cũng có cái tốt và cái xấu. Ngƣời ta đánh giá tốt hay xấu của con ngƣời, phần lớn tùy phong tục tập quán và luật pháp của một xã hội. Tuy nhiên cái tiêu chuẩn cơ bản của vấn đề tốt xấu, tội phƣớc thiện ác là: Ai làm những điều ích nƣớc lợi nhà, đem lại những điều an vui hạnh phúc cho nhân quần xã hội, cho cả loài ngƣời thì ngƣời ta gọi đó là hành vi “thiện”, là con ngƣời tốt. Nếu ai đạt đến tột đỉnh của đặc tánh tốt của hành vi “thiện” thì ngƣời ta gọi đó là bậc thánh nhân, hay là một vị Phật,

một bậc chứng quả VÔ THƢỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC. Trái lại, là hạng ngƣời bất thiện, do có nhiều tham vọng thấp hèn. Hâu quả tất nhiên là họ trở thành hạng ngƣời mà ngƣời trí xa lánh, xã hội rẽ khinh và luật pháp nghiêm trị. Vì thế ngƣời ta có thể xác định: Tốt xấu do ngƣời, tội phƣớc do ngƣời, thiện ác do ngƣời, phàm thánh do ngƣời, chúng sanh hay Phật cũng do con ngƣời quyết định.

Với nền giáo lý Phật: Phàm phu, Thanh văn, Duyên gác, Bồ tát, Phật, tất cả là con ngƣời. Vui khổ khác nhau, là do mê ngộ khác nhau, giải thoát giác ngộ khác nhau là tùy thuộc ở vô minh phiền não trừ diệt đƣợc nhiều hay ít.

Qua kinh điển Phật, ta có thể tìm thấy rõ những tác động của tâm sở hữu pháp sau đây, khiến cho con ngƣời mê mờ chân lý và tự ràng buộc, tự làm đau khổ lấy mình. Nhóm thứ nhất có tên là CĂN BẢN PHIỀN NÃO hay cũng gọi là Thập sử. Vì nó thƣờng sai sử chúng sanh làm cho chúng sanh luôn luôn triền miên trong đau khổ:

1. Tham. 2. Sân. 3. Si. 4. Mạn 5. Nghi. 6. Thân kiến 7. Biên kiến. 8. Tà kiến. 9. Kiến thủ. 10. Giới cấm thủ

Nhóm thứ hai có tên là CHI MẠC PHIỀN NÃO hay cũng gọi là TÙY PHIỀN NÃO, vì chúng tùy thuộc CĂN BẢN PHIỀN NÃO mà sanh khởi. Những phiền não chi mạc này gồm có hai mƣơi món:

1. Phẩn. 2. Hận. 3. Phú. 4. Não. 5. Tật. 6. Xan. 7. Cuống. 8. Xiểm. 9. Hại. 10. Kiêu. 11. Vô tàm. 12. Vô quý. 13. Trạo cử. 14. Hôn trầm. 15. Bất tín. 16. Giải đãi. 17. Phóng dật.

18. Thất niệm. 19. Tán loạn. 20. Bất chánh tri.

Đó là những điều mà mọi ngƣời đệ tử Phật cần phải “cải tạo” chuyển hóa chúng từ số lƣợng đến chất lƣợng, với một mức độ nào đó và dựa trên chất lƣợng đƣợc cải tạo chuyển hóa mà ƣớc định quả vị với một danh ngôn tƣơng đối có mức độ nhƣ: Tu Đà Hoàn, Tƣ Đà Hàm….. Đến khi nào thành Phật là quả vị cải tạo hoàn toàn, chuyển hóa sạch hết chất phiền não vô minh thì ngƣời ta gọi đó là quả VÔ THƢỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.

Song song với quá trình cải tạo chuyển hóa vô minh, ngƣời hành giả đệ tử Phật còn xây dựng cho mình ý thức thƣờng ở trong trạng thái chân chính. Đó là: 1. Chánh kiến 2. Chánh tƣ duy 3. Chánh ngữ 4. Chánh nghiệp 5. Chánh mệnh 6. Chánh tinh tấn 7. Chánh niệm 8. Chánh định

Gọi chúng là 8 con đƣờng chính mà thuật ngữ Phật gọi là Bát Chánh Đạo, là chất liệu tinh túy để xây dựng cho con ngƣời trở nên Thánh thiện. Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí tuệ cũng là những chất liệu kiên cố và quyết định để cho con ngƣời xây dựng nên quả VÔ THƢỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC.

---o0o---

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)