NGƯỜI ĐÓ PHƯỚC ĐỨC RẤT NHIỀU
Tu Bồ Đề! Giả sử: Số thế giới nhiều nhƣ cát sông Hằng, Bồ tát chứa thất bảo đầy ngập tất cả để làm việc bố thí, phƣớc đức của Bồ tát này đã là nhiều. Vậy mà nếu có ngƣời nhận biết tất cả pháp vô ngã nhƣ thể nhập pháp nhẫn vô sanh, thì công đức của Bồ tát này nhiều hơn Bồ tát trƣớc. Vì Bồ tát này là ngƣời không nhận lấy phƣớc đức.
- Bạch Thế Tôn! Bồ tát không nhận lấy phƣớc đức là nghĩa thế nào?
- Không nhận lấy phƣớc đức, nghĩa là Bồ tát làm việc phƣớc đức mà không khởi tâm tham chấp công việc của mình làm. Gọi đó là không nhận lấy phƣớc đức.
TRỰC CHỈ
Muốn nhận biết “tất cả pháp vô ngã” đòi hỏi phải có quá trình tƣ duy sâu sắc, từ tích không đến quán thể không. Nhận thức lý vô ngã đến độ nhƣ thể nhập pháp nhẫn vô sanh lại càng đòi hỏi sự nổ lực đấu tranh gay gắt, phải kiên trì bền bỉ đối với bản thân. Bởi vì NGÃ CHẤP là vấn đề then chốt. Chúng là đối tƣợng đối kháng của ngƣời chiến sĩ của ngƣời Phật giáo xung kích diệt giặc phiền não vô minh. Nhận biết tất cả pháp vô ngã là công việc
đầu tiên, ngƣời chiến sĩ Phật giáo phải làm. Nhƣng nếu chỉ biết tất cả pháp vô ngã thì ngƣời chiến sĩ ấy mới vừa nhận biết mục tiêu đối tƣợng. Diệt hết, quét sạch “kẻ thù” cần phải có hành động. Hành động thể nhập lý vô ngã nhƣ thể nhập pháp nhẫn vô sanh, đó mới là mục tiêu của ngƣời chiến sĩ đạt đến. Nói cách khác, vấn đề vô ngã và tất cả pháp vô ngã đối với ngƣời này đã đến trình độ tự tại. Nhận biết lý vô ngã, không còn trải qua công dụng quán niệm tƣ duy. Nó tự động, nó thành thục nhƣ hơi thở ra vào, nhƣ sự thấy của mắt, nhƣ cái bƣớc của chân đi. Thể nhập đến độ hòa tan vào tự tánh vô ngã bản nhiên không ý niệm. Trạng thái ý thức đó, gọi là trạng thái không nhận lấy phƣớc đức của một Bồ tát ở đoạn kinh này. Nói rõ ra: Không nhận lấy phƣớc đức, có nghĩa là làm tất cả việc phƣớc đức mà Bồ tát không chấp lấy công việc của mình làm. Tuy nhiên, không vì vậy mà Bồ tát ấy, không có phƣớc đức.
Vì theo Phật giáo:
LỢI THA TỨC LÀ TỰ LỢI, cũng nhƣ CỨU NƢỚC LÀ ĐÃ CÓ CỨU NHÀ RỒI.
---o0o---