SỰ HIỆN DIỆN LÂU ĐỜI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRÊN ĐẤT NƯỚC

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 87 - 88)

NƯỚC

Phật giáo Việt Nam, đối với dân tộc, nó có một quá trình gắn bó lâu dài. Giai đoạn nổi nét nhất trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam là những thời đại dân tộc quật cƣờng, đứng lên dành độc lập, đòi chủ quyền đất nƣớc qua những triều đại: Đinh, Lê, Lý, Trần, phong kiến thời xƣa. Điều đó, ngƣời Việt chắc không ai phủ nhận. Còn sự đóng góp Phật giáo nhiều hay ít, tiêu cực hay tích cực đối với dân tộc Việt Nam thì khó mà phê phán và đánh giá trong một vài tiếng đồng hồ, trên năm mƣời trang giấy. Nhận xét và đánh giá về mặt tƣ tƣởng và triết lý lại khó hơn nhiều.

Phật học có từ tam tạng. Có nghĩa là kinh điển Phật giáo nhiều lắm. Có thể trữ nó bằng kho, vì nó có cả tạng kinh, tạng luật và tạng luận. Cho nên muốn nhận xét, phê phán, và đánh giá tƣ tƣởng về triết lý Đạo Phật, theo tôi nghĩ, không thể xem một vài bộ kinh, đôi ba quyển luận nào đó, mà đánh giá toàn bộ giáo lý Phật.

Bằng vào giáo lý Đại thừa, Tiểu thừa, Nguyên thủy hay không nguyên thủy , càng tỏ ra thiển cận hẹp hòi, không thể phê phán trúng đạo Phật.

Lần ra giảng cho Tăng Ni trƣờng Phật học Cao cấp ở chùa Quán Sứ thủ đô Hà Nội, tôi rất tâm đắc ý nghĩa hai câu đối này:

“LÃM NGŨ THỜI BÁT GIÁO, KỶ CƢƠNG KINH LUẬT LUẬN CHƠN TAM MUỘI HẢI”

“CHIẾU THẤT ĐẠI TỨ KHOA, KHAI HỢP VĂN TƢ TU ĐỆ NHẤT NGHĨA THIÊN”

Muốn nhận thức Phật học toàn diện, tôi xin thƣa: phải học cách tƣ duy đó rồi sau mới phê phán. Nếu không, tôi xin thƣa: chúng ta sẽ bị sai lầm về Phật giáo theo kiểu của một anh chàng: cho con voi nhƣ cái quạt mo.

Cũng là một điều kiện tiên quyết, muốn hiểu giáo lý Phật, phải hiểu Phật chỉ là một Y Vƣơng, là bậc Pháp Vƣơng vô thƣợng nhƣ các đệ tử Ngài thƣờng tôn xƣng qua danh hiệu đó, kinh Kim Cang Bát Nhã Phật bảo: “Nhƣ Lai sở thuyết pháp, giai bấ khả thủ, bất khả thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Sở dĩ giả hà? Nhất thiết thánh hiền giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt”.

Rằng Nhƣ Lai thuyết pháp đều không đƣợc cố chấp bảo thủ. Cũng không nên vội cho pháp này là đúng, pháp kia không đúng. Vì sao vậy?

- Vì Phật nói một pháp thôi, mà kẻ chứng Thánh, có ngƣời chỉ đến bậc Hiền.

---o0o---

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)