ÌI QUẢ VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC LÀ MỘT SỰ THỂ HIỆN CÁCH SỐNG ĐÚNG VỚI CHÂN LÝ CỦA VŨ TRỤ VẠN

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 98 - 100)

I. ĐỨC PHẬT LÀ MỘT CON NGƯỜI NHƯ BAO CON NGƯỜI CÓ MẶT TRÊN QUẢ ĐẤT NẦY:

ÌI QUẢ VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC LÀ MỘT SỰ THỂ HIỆN CÁCH SỐNG ĐÚNG VỚI CHÂN LÝ CỦA VŨ TRỤ VẠN

THỂ HIỆN CÁCH SỐNG ĐÚNG VỚI CHÂN LÝ CỦA VŨ TRỤ VẠN HỮU KHÁCH QUAN:

Đề cập đến chân lý, nhiều khi ngƣời ta tƣởng cái gì cao xa sâu thẳm…và huyền bí lắm. Sự thật thì không quá cao xa..nhƣ ai đó tƣởng..Ngƣời ta có thể trả lời câu hỏi:

CHÂN là thật, LÝ là lẽ. Chân lý là cái lý lẽ có thật của vạn tƣợng vạn hữu của của cuộc đời này…Ví dụ:

Sanh, lão, bệnh, tử của kiếp con ngƣời, nó thành một cái lẽ thật không có một thế lực nào hoán cải cho khác hơn đƣợc. Đó là một chân lý.

Thành, trụ, hoại, không của vũ trụ vạn hữu, không ai có thể làm cho nó đổi khác hơn đƣợc. Đó cũng là một chân lý.

Vì tất cả những điều đó là “lẽ thật”, nói một cách khác: đó là “quy luật” tất nhiên của hiện tƣợng vạn pháp.

Nhƣ Lai Thế Tôn chỉ là một con ngƣời có trí tuệ nhận thức tột cùng chân lý ấy và sống hợp, sống đúng với chân lý, với quy luật của hiện tƣợng vạn pháp ấy mà thôi.Để xác định rõ vấn đề, ta hãy đọc những lời dạy của Đức Phật dạy cho ông Tu Bồ Đề. “Bạch Thế Tôn! Quả Vô Thƣợng Chánh Đẳng Chánh Giác của Phật Nhƣ Lai không có đƣợc gì ƣ?” Ông Tu Bồ Đề thƣa.

Phật bảo: “Đúng vậy, đúng vậy! Tu Bồ Đề, quả Vô Thƣợng Chánh Đẳng Chánh Giác, Nhƣ Lai thật chẳng có đƣợc một tí ti gì, gọi là VÔ THƢỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, VẬY THÔI”.

“Tu Bồ Đề! tại vì Nhƣ Lai có cái nhận thức bình đẳng đối với hiện tƣợng vạn pháp. Nhƣ Lai không đánh giá vạn pháp quá thấp, cũng không đánh giá vạn pháp quá cao. Nhận thức hiện tƣợng vạn pháp Nhƣ Lai không có tƣớng ngã, tƣớng nhân, tƣớng chúng sanh và tƣớng thọ yểu giả. Nhƣ Lai hằng sống trong thiện pháp nên gọi là Nhƣ Lai “TU NHẤT THIẾT THIỆN PHÁP VÀ NHƢ LAI ĐƢỢC VÔ THƢỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, VẬY THÔI”.

“Tu Bồ Đề! Nói là “Thiện pháp” kỳ thật chẳng có “thiện pháp” gì mà gọi là “thiện pháp”, vậy thôi”.

Qua ý tứ, đoạn Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật đó, ngƣời đệ tử Phật thấy rằng: hiện tƣợng vạn pháp vốn tồn tại khách quan. Đánh giá thấp hay cao đều là biểu hiện của nhận thức mê lầm, không nhận chân đƣợc thực tƣớng của sự vật hiện tƣợng . Xóa đi cái quan niệm chấp chặt, đánh giá hiện tƣợng vạn pháp qua Ngã, Nhân, Chúng sanh và Thọ yểu giả thì quả Vô Thƣợng Chánh Đẳng Chánh Giác tự có, mà không do ai ban cho, cũng không từ đâu đem đến cho bất cứ một Đức Phật nào. Làm đƣợc vậy, gọi là Nhƣ Lai “Tu tất cả thiện pháp”, kỳ thật Nhƣ Lai chẳng có tu “thiện pháp” gì. Nhƣ Lai không nghĩ sai, nói sai, làm sai chân lý nên gọi là “thiện pháp” vậy thôi.

Với hiện tƣợng vạn pháp, Nhƣ Lai xử dụng cách: NHƢ THỊ TRI, NHƢ THỊ KIẾN, NHƢ THỊ TÍN GIẢI, không sanh tƣớng phân biệt so bì của ý thức “biến kế chấp”. Ngƣời phàm phu cho là Nhƣ Lai chứng quả Vô Thƣợng Chánh Đẳng Chánh Giác, kỳ thật Nhƣ Lai chẳng đắc một tí ti nào.

---o0o---

Một phần của tài liệu Bat-Nha-Ba-La-Mat-Da-Kinh-HT-Tu-Thong (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)