DƯƠNG GIÁO LÝ BÁT NHÃ BA LA MẬT
Phật bảo: Tu Bồ Đề! Giả sử có thiện nam, thiện nữ, cứ mỗi ngày ba lần: sáng trƣa và chiều, đem thân mạng nhiều nhƣ cát sông Hằng bố thí, làm nhƣ vậy trải qua trăm ngàn muôn ức kiếp. Thế nhƣng, phƣớc đức không bằng ngƣời nghe kinh nầy mà lòng tin không chống trái.
Tu Bồ Đề! Kinh nầy có vô lƣợng vô biên công đức. Nhƣ Lai vì ngƣời phát tâm đại thừa mà nói, vì ngƣời tối thƣợng thừa mà nói. Ngƣời nào thọ trì đọc tụng biên chép giảng nói kinh nầy cho nhiều ngƣời nghe là ngƣời thành tựu công đức không ngằn mé, không thể cân lƣờng. Đó là ngƣời gánh vác Vô Thƣợng Chánh Giác, Nhƣ Lai.
Tu Bồ Đề! Ngƣời chuộng pháp nhỏ (tiểu thừa) không thể nghe và tin nhận nổi kinh nầy, lại càng không thể thọ trì, đọc tụng, giảng nói. Vì họ vƣớng mắc tứ tƣớng: ngã, nhơn, chúng sanh, thọ mệnh.
Tu Bồ Đề! Chỗ nào có kinh nầy, trời, ngƣời, A Tu La, đều nên cúng dƣờng và hãy xem đó là tháp Phật, nên đem hƣơng hoa tung rải mà cúng dƣờng. Nên lễ lạy và đi nhiễu quanh, để tỏ lòng cung kính tôn trọng.
TRỰC CHỈ
Đọc đoạn kinh trên ta thấy: chỉ có trí tuệ Ba La Mật, mới là nhân tố quyết định để thành một vị Phật. Không có trí tuệ, sẽ không có giác ngộ. Muốn giác ngộ phải trau dồi trí tuệ. Có trí tuệ, có giác ngộ mới nhận thức đƣợc chân lý. Có nhận thức đúng chân lý, mới tự chủ lấy mình, tự chủ trƣớc sự sai sử của vô minh dục vọng. Vẹt tan vô minh mới hóa giải, cải tạo phiền não. Hết phiền não vô minh gọi là ngƣời giải thoát. Giải thoát tức là đã đến Niết bàn. Do vậy, ta thấy yếu tố căn bản của Bồ đề, Niết bàn là trí tuệ: Bát Nhã Ba La Mật.
* Đoạn kinh nầy Phật cho biết: Bố thí thân mạng nhiều nhƣ cát sông Hằng, bố thí nhƣ vậy, ngày ba lần, trải trăm nghìn muôn ức kiếp, thế mà phƣớc đức không bằng ngƣời nghe kinh Bát Nhã Ba La Mật mà lòng tin không trái. Lời dạy của Phật không ít ngƣời cho là chuyện lạ kỳ. Nhƣng đó là sự thật, Phật không hề dối gạt chúng sanh. Ngƣời bố thí thân mạng, phải biết bố thí để làm gì. Bố thí thân mạng phải nhằm đúng mục tiêu; không biết để làm gì, không nhắm đúng mục tiêu, đó chỉ là một hành động điên rồ, nhƣ ngƣời tự tử, thiệt thân mình, cũng chẳng lợi ích cho ai.
Theo giáo lý Phật, bố thí thân mạng là cách nói, nhằm mục đích dạy diệt trừ NGÃ CHẤP, xóa bỏ cái TA Tuy nhiên nếu đạt đến mục đích đó thôi, vẫn