dụng tại các NHTM
Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều giá trị cho ngân hàng nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể dẫn đến sự đổ vỡ của nhiều NHTM. Để hạn chế được các rủi ro này, thanh tra hoạt động tín dụng tại NHTM cần tập trung vào một số nội dung chính như sau:
- Thanh tra việc chấp hành quy định về lãi suất cho vay và phí trong hoạt động cấp tín dụng.
- Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về: cấp tín dụng, các quy định về an toàn hoạt động tín dụng, giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.
- Thanh tra việc lập hồ sơ tín dụng nhằm mục đích xem xét cán bộ tín dụng có thực hiện đúng quy trình tín dụng hay không. Thông qua hồ sơ tín dụng ta có thể biết được các thông tin về khách hàng như khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh...
Thanh tra việc lập hồ sơ tín dụng tập trung vào những vấn đề sau:
+ Hồ sơ tín dụng được lập có bao gồm đủ các phân mục hồ sơ hay không. + Trong mỗi phân mục hồ sơ tín dụng có đủ các giấy tờ theo quy định hay không. + Việc chấp hành các nguyên tắc, điều kiện vay vốn.
+ Công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn của cán bộ tín dụng có đúng hay không.
+ Giá trị của các tài sản thế chấp có phù hợp không.
+ Các biện pháp bảo đảm tiền vay, xử lý khi khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng.
+ Việc xác định kỳ hạn nợ, cơ cấu nợ và chuyển nợ quá hạn. Sự chênh lệch dư nợ xấu tính đến thời điểm thanh tra giữa số liệu kế toán và số liệu thanh tra, nguyên nhân chênh lệch.
+ Việc chấp hành hạn mức tín dụng, quyền phán quyết của đối tượng thanh tra ngân hàng.
- Thanh tra việc sử dụng vốn vay tập trung một số nội dung chủ yếu sau: + Công tác kiểm tra, giám sát sau cho vay của cán bộ tín dụng.
+ Khách hàng có trả nợ gốc và lãi theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Thanh tra việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
Dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợ của NHTM khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết. Nội dung của việc thanh tra phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro:
+ Việc phân loại nợ có đúng theo tiêu chuẩn phân loại nợ hay không.
+ Dự phòng rủi ro có được trích lập đúng theo quy định với từng nhóm nợ không. + Việc sử dụng dự phòng rủi ro có đúng theo quy định.