- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi các văn bản hiện hành cũng như xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng; rà soát và hoàn thiện quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, quy định về các giới hạn an toàn trong hoạt động ngân hàng với yêu cầu nâng cao mức độ quản lý rủi ro của các NHTM, đảm bảo việc tuân thủ nghiêm túc các quy định này. Ban hành quy định về tiêu chuẩn và yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản trị nói chung và quản lý rủi ro nói riêng áp dụng đối với các NHTM.
- Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện đổi mới mô hình tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành hoạt động của thanh tra ngân hàng theo hướng chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng.
Việc phân cấp phân quyền trong thanh tra NHTM như hiện nay vô hình chung đã chia cắt NHTM để thanh tra riêng rẽ, trong khi NHTM vốn là một pháp nhân thống nhất, quản trị tập trung. Điều này dẫn đến một hệ lụy là cùng một sản phẩm được NHTM thực hiện giống nhau ở tất cả các đơn vị trực thuộc nhưng nhiều khi thanh tra NHNN tỉnh, thành phố khác nhau có kết luận khác nhau, làm cho hiệu lực điều hành của Thanh tra ngân hàng kém hiệu quả.
Việc điều hành của Thanh tra Trung Ương không trực tiếp đến thanh tra Chi nhánh mà phải qua Giám đốc chi nhánh nên mất đi tính tập trung thống nhất làm giảm tác dụng của Thanh tra chuyên ngành ngân hàng.
Tất cả những điều trên đặt ra yêu cầu về việc thành lập mô hình Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng theo địa bàn tỉnh, thành phố để có thể tăng tính độc lập và nâng cao hiệu quả hoạt động cho Thanh tra chi nhánh.
tay thanh tra, đó chính là cẩm nang nghiệp vụ giúp cán bộ thanh tra nghiên cứu, ứng dụng khi thanh tra từng nghiệp vụ cụ thể.
- Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa mang lại cho hệ thống ngân hàng nhiều lợi nhuận nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Thách thức rõ nhất là cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt hơn, nhiều đối thủ hơn… Khi đó Trung tâm thông tin tín dụng càng trở nên quan trọng hơn trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các NHTM có thể đưa ra các quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời giúp thanh tra ngân hàng có những đánh giá chính xác về rủi ro trong hoạt động của các NHTM. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh vai trò, năng lực hoạt động của Trung tâm Thông tin tín dụng trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng.
- Đặt vấn đề cải cách công tác giám sát từ xa lên hàng đầu.
Hiện nay Thanh tra NHNN chủ yếu vẫn dựa vào thanh tra tại chỗ để kiểm tra giám sát hoạt động của các NHTM, giám sát từ xa chưa trở thành công cụ hữu hiệu giúp thanh tra ngân hàng cảnh báo sớm, ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Khi mà các số lượng NHTM đang không ngừng tăng lên thì giám sát từ xa mới là cách thức kiểm tra thường xuyên và liên tục nhất đối với các NHTM, để các NHTM mặc dù ít bị thanh tra tại chỗ nhưng vẫn biết mình luôn bị theo dõi và sẽ bị thanh tra tại chỗ bất cứ lúc nào khi NHNN phát hiện dấu hiệu vi phạm thông qua các kênh thông tin từ xa. Cần tổ chức đào tạo các kiến thức liên quan đến tổng hợp phân tích dữ liệu tổng thể, dự đoán và cảnh báo tình hình đối với cán bộ thực hiện công tác giám sát từ xa.