1.1. Khái quát về hoạt động tín dụng tại các NHTM
1.1.2. Nội dung và hình thức của hoạt động tín dụng tại các NHTM
Có nhiều cách phân loại tín dụng ngân hàng, tuy nhiên người ta thường phân loại theo các tiêu thức sau:
1.1.2.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:
- Tín dụng sản xuất & lưu thơng hàng hóa: Đây là hình thức tín dụng để tài trợ vốn doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp tín dụng cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, xe ơ tơ, các thiết bị gia đình khác…Loại hình tín dụng này có xu hướng ngày càng tăng.
1.1.2.2. Theo thời gian sử dụng tiền vay:
- Tín dụng ngắn hạn: Hình thức tín dụng này có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng để bù đắp thiếu hụt tạm thời vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc nhu cầu tiêu dùng của cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, thường được dùng để cho vay phục vụ mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới thiết bị, công nghệ.
- Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động như xây dựng cơ bản, giao thông, điện, nước…
1.1.2.3. Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay
- Tín dụng có đảm bảo: Là loại hình tín dụng được đảm bảo bằng tài sản
tương đương giá trị khoản vay dưới các hình thức như cầm cố, thế chấp…
- Tín dụng khơng có đảm bảo: là loại hình tín dụng trong đó ngân hàng cho
khách hàng vay mà khơng cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng.
Tóm lại, tín dụng là nghiệp vụ tạo nên tỷ trọng tài sản lớn nhất và mang lại nhiều doanh thu nhất cho NHTM. Mỗi hình thức cấp tín dụng đều có ưu nhược điểm riêng đối với cả ngân hàng và khách hàng. Việc lựa chọn hình thức nào phụ thuộc vào nhu cầu vay vốn, khả năng hoàn trả nợ… của khách hàng, cũng như khả
năng đáp ứng của từng ngân hàng.