Các thành phần của mô hình doanh thu tại Flora Cosmetics

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUỐI KỲ - NHÓM Z-FACTOR - MÔN TMĐT + NHÓM 10 (Trang 28 - 53)

Bảng 1. 2: Các thành phần của mô hình doanh thu tại Flora Cosmetics

1. Who pays?

• Khách hàng

• Đối tác kinh doanh • Công ty Youtube Việt

Nam

2. What is paid for?

• Mua sản phẩm • Chạy quảng cáo • Lượt xem từ các video 3. What is paid? • Sản phẩm • Quảng cáo • Video

4. How much is paid?

Giá bán x Số lượng sản phẩm *Ngoài ra Flora Cosmetic sẽ áp dụng các

chương trình giảm giá, khuyến mãi và chiết khấu: khách hàng mua với số lượng lớn sẽ nhận thêm sản phẩm, mua 1 tặng 1, quay số trúng thưởng, tích điểm quà tặng,

thẻ VIP, mã freeship

5. How is payment made?

• Thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng;

• Thanh toán qua ví điện tử (Momo)

• Thanh toán bằng thẻ tín dụng/ thẻ ATM.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DỰ ÁN 2.1. Phân tích nội bộ

2.1.1. Phân tích PESTLE

2.1.1.1. Political (Chính trị)

Theo như Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020, Chính phủ đã đặt các mục tiêu tổng quát đến năm 2025 gồm: Hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp và cộng đồng; Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử; Xây dựng thị trường thương mại điện tử lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử; đẩy mạnh giao dịch, thương mại điện tử xuyên biên giới; Trở thành quốc gia có thị trường thương mại điện tử phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Cục TMĐT) với chức năng quản lý nhà nước về TMĐT tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp trọng tâm để đạt được các mục tiêu nêu trên, tăng cường bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng trong Thương mại điện tử và thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia và phát triển thị trường Thương mại điện tử cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững, cụ thể là:

Một là, hoàn thiện khung pháp lý: Khung pháp lý đang tiếp tục được hoàn thiện

gắn với thực tiễn. Khung pháp lý cho Thương mại điện tử hiện nay gồm: Luật Thương mại, Luật giao dịch điện tử, Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử và một số nghị định khác liên quan tới các lĩnh vực trong hoạt động thương mại điện tử như Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử chữ ký số và chứng thực chữ ký số; Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử, v.v…

Hai là, xây dựng các chương trình, chính sách, giải pháp khuyến khích hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử; hoàn thiện nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử:

Cục TMĐT & KTS đưa ra giải pháp về phát triển hệ sinh thái Thương mại điện tử. Cụ thể, trong 5 năm tới, bên cạnh việc xây dựng các chương trình, chính sách đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, giải pháp “Nền tảng tín nhiệm thương mại điện tử” là công cụ đánh giá các chủ thể kinh doanh Thương mại điện tử. Xếp hạng tín nhiệm này sẽ công bố rộng rãi tới người tiêu dùng.

Mô hình về hoàn thiện nền tảng tín nhiệm (Circle of Trust) trong giai đoạn 2015 - 2025 bao gồm: xây dựng hệ thống thanh toán đảm bảo ESCROW; giải quyết tranh chấp trực tuyến TrustON; ứng dụng Chứng từ điện tử trong thương mại; ứng dụng dịch vụ chuyển phát tiêu chuẩn trong Thương mại điện tử và triển khai các chuỗi sự kiện phát triển Thương mại điện tử và hỗ trợ nhà sản xuất, hàng Việt uy tín trong nước.

Năm 2021, Cục TMĐT & KTS sẽ triển khai Chương trình GoOnline – với nhiệm vụ đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng Thương mại điện tử, từ khi bắt đầu đến lúc kinh doanh, hoạt động được trên môi trường trực tuyến. Chương trình có sự đồng hành của các tập đoàn viễn thông, công nghệ, hệ thống Thương mại điện tử lớn nhất đất nước hiện nay, nhắm đến đối tượng là các nhà sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc muốn tiếp cận và ứng dụng Thương mại điện tử, đặc biệt, trong những tình huống khẩn cấp như dịch bệnh và hàng hóa cần “giải cứu”, chương trình cũng hình thành một liên minh có kết nối chặt chẽ để triển khai các công tác hỗ trợ.

2.1.1.2. Economic (Kinh tế)

Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng chậm hơn do sự bùng phát trở lại của dịch vi-rút cô-rô-na (COVID-19), đại dịch đã làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp, theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố.

Theo Báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng 3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022. Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021, chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.

“Đại dịch COVID-19 và các đợt phong tỏa kéo dài đã làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư, hạn chế triển vọng tăng trưởng của Việt Nam”, ông Andrew Jeffries, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam nhận định. “Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi trở lại nếu đại dịch COVID-19 được kiểm soát vào cuối năm 2021 và đến quý II năm 2022 có 70% dân số cả nước được tiêm chủng”.

ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn. Tăng trưởng có thể được hỗ trợ bởi sự phục hồi của cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại, và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp, dịch Covid-19 kéo dài đã làm nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ phá sản; chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy do các đợt giãn cách liên tiếp, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tháng Chín có sự sụt giảm nghiêm trọng cả về số lượng và số vốn đăng ký.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/2021 với 73,7% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn.

Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn có nhiều thách thức. Rủi ro chính là đại dịch kéo dài, đặc biệt nếu tỷ lệ tiêm chủng trên toàn quốc không tăng đáng kể. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời cung cấp các mặt hàng thiết yếu, như thực phẩm và tiền mặt, cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc loại bỏ các rào cản hành chính đối với doanh nghiệp và người dân, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của các biện pháp kiểm soát đại dịch và hỗ trợ sự phục hồi bền vững của nền kinh tế trong năm nay và năm tới.

2.1.1.3. Sociological (Xã hội)

Theo các tài liệu sử học cho thấy, Việt Nam là một cộng đồng với nền văn hoá rộng lớn và đa dạng hình thành trong khoảng nửa đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên và phát triển rực rỡ vào giữa thiên niên kỷ này. Đó là cộng đồng văn hoá Đông Sơn, một nền văn hoá phát triển cao, mang những nét đặc trưng của văn hoá khu vực Đông Nam Á và nền văn minh lúa nước. Những con đường phát triển khác nhau của văn hoá bản địa tại lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả v.v... hội tụ, hợp thành nền văn hoá Đông Sơn - thời kỳ ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam dưới hình thức cộng đồng, từ đó các bộ lạc nguyên thuỷ phát triển thành dân tộc.

Ngôn ngữ

Bằng việc nghiên cứu di sản văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đất nước, các nhà nghiên cứu khái quát đời sống, kinh tế - xã hội nước ta theo các nhóm ngôn ngữ, 54 dân tộc ở Việt Nam thuộc 8 nhóm ngôn ngữ: Việt - Mường, Môn - Khơ me, Tày - Thái, Mông - Dao, Mã Lai - Đa Đảo, Tạng - Miến, Hán và Ka Đai.

Văn hóa

Theo như các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực địa chí, văn hóa học và lịch sử - văn hóa Việt Nam đã đưa ra nhiều phương án nhận thức và phân loại đối với từng vùng miền văn hóa trong tổng thể không gian văn hóa Việt Nam. Theo phác thảo phân vùng văn hóa ở Việt Nam của Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và cộng sự; theo cách phân chia này, không gian văn hóa Việt Nam được tạo thành từ 7 vùng văn hóa gồm: Đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Duyên hải

Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Nam Bộ. Ngoài ra, còn có các vùng và tiểu vùng văn hóa này có quy mô, sắc thái khác nhau, cùng hòa quyện nhau tạo nên sự đa dạng và thống nhất trong nền văn hoá Việt Nam, bao gồm 28 tiểu vùng văn hóa.

Trang phục:

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng thể hiện qua văn hoá ẩm thực, nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, tổ chức xã hội, văn học nghệ thuật, trang phục... Đó là những dấu hiệu để nhận biết nhau, giúp hiểu biết về nhau. Trong số đó trang phục truyền thống là một biểu trưng văn hoá phản ánh sinh động phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi dân tộc trên mỗi vùng miền đất nước. Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam gắn liền cùng quá trình dài lao động, sáng tạo chứa đựng những giá trị nghệ thuật, lịch sử của từng tộc người.

2.1.1.4. Technological (Công nghệ)

Tình hình công nghệ - kỹ thuật trong giai đoạn 4.0 hiện nay

Thời gian qua việc ứng dụng và truyền bá các công nghệ mới, công nghệ kỹ thuật số cùng với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang đến cơ hội nâng cao năng suất và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng.

Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, đặc biệt là làn sóng mới về số hoá, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng tinh vi sẽ định hình lại chiến lược xuất khẩu dựa trên thâm dụng lao động với chi phí thấp của Việt Nam.

Các đột phá công nghệ trong quá trình sản xuất và phân phối sẽ tác động đến các ngành sản xuất ở mức độ khác nhau, đồng thời mang lại cơ hội mới cho các ngành dịch vụ. Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư mạo hiểm, đầu tư vốn cổ phần tư nhân.

Đại dịch Covid-19 bùng phát càng cho thấy nhu cầu phải đẩy nhanh tốc độ ứng dụng, phổ biến công nghệ, mô hình kinh doanh mới và giải pháp số để hỗ trợ tăng trưởng và tăng tính linh hoạt của doanh nghiệp.

Các chuyên gia xây dựng Báo cáo “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam” cho rằng, Việt Nam còn nhiều dư địa để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp này chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp và chiếm 1/2 lực lượng lao động.

Khoảng 20% hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế do thiếu quy mô, công nghệ và mức độ tinh vi. Do đó, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để cải thiện năng suất doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng và phổ biến công nghệ.

Những kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây

Kết quả khảo sát mới đây về áp dụng công nghệ (2020) cho thấy, với các loại hình kinh doanh khác nhau, trung bình chỉ có 20% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng quy trình số hóa hoàn chỉnh trong triển khai các chức năng kinh doanh chung. Chính bởi vậy, còn rất nhiều dư địa để tăng cường số hóa các trong hoạt động của doanh nghiệp.

Hình 2. 1: Số hóa các hoạt động kinh doanh tổng thể trong doanh nghiệp tại Việt Nam

Do chi phí lao động còn thấp, số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam có sử dụng các công nghệ Công nghiệp 4.0 như in 3D, robot còn rất ít. Ngoài ra, việc chỉ có 29% doanh

nghiệp sử dụng máy móc được điều khiển bởi máy tính, công nghệ kỹ thuật số của Công nghiệp 3.0 và chỉ 8,7% sử dụng công nghệ này một cách tích cực, hiệu quả là vấn đề đáng quan ngại.

Hình 2. 2: Công nghệ sử dụng trong ngành chế tạo tại Việt Nam theo chiều rộng và chiều sâu.

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục tích lũy năng lực đổi mới, trước hết thông qua chuyển đổi các quy trình sang sử dụng công nghệ kỹ thuật số, sau đó tiến tới các công nghệ công nghiệp 4.0 phức tạp hơn. Lợi ích mang lại từ hoạt động này có thể rất lớn.

2.1.1.5. Legal (Pháp luật)

Sau hơn 70 năm hình thành và phát triển, hệ thống pháp luật Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện. Pháp luật trở thành công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đặc biệt sau gần 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, từng bước hoàn thiện hệ thống chính trị, tạo môi trường pháp lý cho việc hội nhập quốc tế. Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng phát triển cân đối hơn trên phương diện cấu trúc và phương diện nguồn của pháp luật.

Ở phương diện cấu trúc, các ngành luật được hình thành và phát triển ngày càng

đồng đều, toàn diện hơn. Các chế định pháp luật ngày càng được phân hóa và cụ thể hơn. Các nguyên tắc pháp luật từng bước được xác định và thể hiện đầy đủ, rõ ràng hơn. Toàn bộ hệ thống pháp luật được phát triển theo những định hướng phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội -chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền con-người, quyền công dân.

Ở phương diện nguồn của pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật được xây

dựng, ban hành, cụ thể hóa theo hướng cân đối hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta cũng còn tồn tại những nhược điểm, đặc biệt nhất là ở hệ thống pháp luật nước ta đã có số lượng văn bản quy phạm pháp luật rất lớn. Chỉ tính từ ngày 01-01-1987 đến 30-11-2008, riêng các cơ quan trung ương, đã ban hành 19.126 văn bản, trong đó có 208 luật, bộ luật, 192 pháp lệnh, 2.097 nghị định, 267 nghị quyết và 36 thông tư, 1.213 thông tư liên tịch.... Số lượng văn bản này, một mặt thể hiện yêu cầu hoàn thiện khung pháp luật của nước ta đang dần được thực hiện, nhưng mặt khác, lại làm phát sinh rất nhiều hệ lụy liên quan đến những nhược điểm, tồn tại của

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUỐI KỲ - NHÓM Z-FACTOR - MÔN TMĐT + NHÓM 10 (Trang 28 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)