Cơ quan BHXH huyện Mường La thường lập kế hoạch thu BHXH tự nguyện hàng năm, và để lập được kế hoạch này cơ quan BHXH huyện Mường La thường phải thực hiện các bước sau:
- Phân tích môi trường : Bảo hiểm xã hội huyện Mường La tiến hành phân tích cả môi trường bên ngoài và bên trong. Đối với môi trường bên ngoài bảo hiểm xã hội huyện Mường La tập trung phân tích môi trường pháp lý, môi trường kinh tế- xã hội, các đổi thủ cạnh tranh và các chỉ tiêu mà bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La giao.
+ Môi trường pháp lý: Thực hiện theo Luật BHXH số 58/ 2014/ QH13 ngày 20/11/2014; Nghị định số 134/2015/NĐ- CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Thông tư số 01/ 2016/TT - BLĐTBXH ngày 18/02/2016 Thông tư Quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Quyết định số 595/ QĐ- BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn bệnh nghề nghiệp. Từ ngày 01/01/2018 người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm ( %) trên mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn hiện tại là 700.000đ cụ thể là hỗ trợ 30% đối với hộ gia đình nghèo, 25% đối với hộ gia đình cận nghèo, 10% đối với hộ gia đình khác, tùy thuộc vào thời gian tha gia thực tế của mỗi người, nhưng không quá 10 năm ( 120 tháng).
+ Môi trường kinh tế, văn hóa - xã hội
Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La cách thành phố 42km, phía Đông Bắc, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu và huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La; phía Nam giáp huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên và thành phố Sơn La; phía tây giáp tỉnh Yên Bái; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu. Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 142.924ha. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm: 01 Thị trấn và 15 xã, 206 bản tiểu khu, 22.168 hộ và 99.957 nhân khẩu, thuộc 6 dân tộc anh em cùng chung sống là: Thái, Mông, Kinh, Kháng, Khơ Mú, La Ha.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự đoàn kết, năng động, quyết tâm vượt khó của đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong toàn huyện, Mường La đã vươn lên và đạt được những thành tịu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Bảng 2.4: Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Mường La giai đoạn năm 2017 - 2019
STT Nội dung đơn
vị
tính
1
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Tổng thu ngân sách Triệu
đồng 1.056.773 974.057 982.406 Tổng chi ngân sách Triệu
đồng 997.501 951.253 761.637 Tổng sản lượng lương thực
có hạt Tấn 58.145 58.759 51.487 Tổng vốn đầu tư Triệu
đồng 419.337 315.221 202.190
2
Dân số Ngườ
i 97.028 98.631 99.871 Khu vực nông thôn Ngườ
i 86.553 87.409 87.977 Khu vực thành thị Ngườ i 10.475 11.222 11.894 3 Lao động Ngườ i 52.982 53.746 54.743 Làm nông nghiệp Ngườ
i 45.300 46.475 47.884 Làm công nghiệp, xây dựng,
HCSN, LLVT... Ngườ i 4.507 3.936 3.787 Làm dịch vụ Ngườ i 3.175 3.335 3.072 4 Tỷ lệ hộ nghèo % 9,88 7,86 6,57
( Nguồn niên giám thống kê năm 2019 của chi cục Thống kê huyện Mường La)
Kinh tế của huyện có những bước phát triển mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ dệt, 95% hộ dân có điện thắp sáng, 80% địa bàn các xã có đường giao thông thuận tiện đến tận trụ sở làm việc và các bản...
Tuy nhiên đời sống, của người dân còn nhiều khó khăn, hạn hán thiên tai xảy ra hàng năm, trên 80% người dân chủ yếu là nông nghiệp, thu nhập của người dân không ổn định, khiến người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn rất thấp.
Về điều kiện văn hóa xã hội huyện Mường La thông qua các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện đã xây dựng các chỉ tiêu cụ thể
về gia đình văn hoá, bản, tiểu khu, xã, thị trấn văn hóa phù hợp với điều kiện địa phương; lồng ghép các nội dung của phong trào với thực hiện nội dung cam kết “5 có, 5 không” ở vùng đồng bào dân tộc Mông với các chương trình xóa đói giảm nghèo ở địa phương... Đồng thời, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên thực hiện tốt nếp sống văn minh, nhất là thực hiện quy định việc cưới, việc tang. Cùng với tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, huyện đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phục dựng nhiều lễ hội, tập tục văn hóa như: Lễ hội “Mừng lúa mới” xã Nặm Giôn, Ngọc Chiến; Lễ hội hát then ở xã Ngọc Chiến; Lễ hội xên bản xã Nặm Păm. Thông qua các lễ hội, nhiều trò chơi dân gian, nét văn hóa đặc sắc, phong tục truyền thống của các dân tộc được gìn giữ, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong huyện về thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm...Người dân sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu là dân tộc Thái (63,21%), H’Mông (16,98%), Kinh (12,65%), La Ha (5,91%) Kháng 0,93%; Khơ Mú 0,32%)
Mặc dù người dân trên địa bàn huyện đã phần nào nhận thức được lợi ích mang lại của việc tham gia BHXH tự nguyện, nhưng do điều kiện kinh tế gia đình nên nhiều người chưa tham gia BHXH tự nguyện. Mặt khác, vấn đề thời gian tham gia là phải đủ điều kiện là 20 năm mới được hưởng lương hưu, khi hết tuổi lao động, lý do khiến nhiều người dân hiện nay ngần ngại tham gia vì thời gian dài.
+ Môi trường cạnh tranh: Hiện nay huyện Mường La, đã có các công ty bảo hiểm hiểm thương mại, đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn như : Bảo hiểm nhân thọ (của Bảo việt), Dai-ichi life, Bảo hiểm Prudential; Bảo hiểm AIA ..chính sách chủ yếu về bảo hiểm Nhân thọ. Quyền lợi bảo hiểm được hưởng : Khi người được bảo hiểm không may tử vong thuộc pham vị bảo hiểm theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm, sẽ được chi trả 1 trong 2 quyền lợi : Quyền lợi cơ bản, giá trị lớn hơn giữa số tiền bảo hiểm và giá trị tài khoản Hợp đồng tính tại thời điểm, người được bảo hiểm tử vong hoặc quyền lợi vượt trội là tổng số của số tiền bảo hiểm gia tăng và giá trị tài khoản hợp đồng tính tại thời điểm người được bảo hiểm tử vong;
quyền lợi bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn: Khi người được bảo hiểm không may bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tao nan, quyền lợi bảo hiểm sẽ được chi trả bằng 100% quyền lợi bảo hiểm tử vong; Quyền lợi bảo hiểm bệnh hiểm nghèo: Khi người được bảo hiểm không may mắc bệnh hiểm nghèo, giai đoạn cuối và hợp đồng có hiệu lực từ 12 tháng trở lên, 50% quyền lợi bảo hiểm tử vong được ứng trước nhưng không quá 500 triệu đồng hay vượt quá giá trị giải ước của hợp đồng...
Khách hàng có thể lựa chọn mức bảo hiểm theo định kỳ theo nhu cầu bảo hiểm và tích lũy của mình; ( theo từng mức bảo hiểm 100tr đồng, 200tr đồng, 300tr đồng, 400tr đồng, 500 tr đồng....); lựa chọn thời hạn đóng phí đóng phí cố định trong 1 số năm nhất định 10, 15 hoặc 20 năm, lựa chọn gia tăng tự động 5% hằng năm trên số tiền bảo hiểm gốc. Lợi ích của người tham gia hợp đồng được đảm bảo quyền lợi trong thời gian đóng phí, khi kết thúc thời gian đóng phí thì quyền lợi bảo hiểm của người tha gia cũng kết thúc.
Những chính sách này đã được các công ty bảo hiểm trên tuyên truyền, tư vấn,vận động sâu và rộng tới người dân tại các bản tiểu khu, trên địa bàn huyện, và đã được người dân tham gia rất nhiều vào những thời gian chủ yếu từ năm 2016 trở về trước.
Điểm mạnh của các công ty bảo hiểm thương mại đó là: Có đội ngũ nhân viên làm công tác tư vấn, tuyên truyền, được lựa chọn, đào tạo cơ bản, chuyên nghiệp; loại hình bảo hiểm chủ yếu tập chung vào lĩnh vực rủi ro ( Tử vong, tai nạn, bệnh tật hiểm nghèo...) thì được chi trả một khoản tiền theo tỷ lệ như đã phân tích ỏ trên. Mặt khác do nhận thức, tâm lý của người dân nhìn thấy rõ ngay quyền lợi được hưởng rất cao so với chi phí mình bỏ ra. Ví dụ như người tham gia lựa chọn mức bảo hiểm là 500tr đồng, thởi gian tham gia đóng phí là 15 năm, số tiền đóng một năm là 15 triệu đồng, không may trong thời gian đang tham gia đóng phí mà bị tử vong, hay bị tai nạn thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì người được bảo hiểm sẽ được thanh toán với số tiền là 500 tr đồng; không may mắc bệnh hiểm thì được thanh toán 50 % quyền lợi bảo hiểm là 250 tr đồng...
Điểm yếu của các Công ty thương mại trên là không có trụ sở cụ thể trên địa bàn, thời gian đóng phí cố định hàng năm, theo hợp đồng đã ký cam kết đến thời điểm đóng phí mà quá hạn đóng phí là 60 ngày, mà không tiếp tục đóng phí, thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị chấm dứt, người tham gia sẽ không được nhận lại số phí bảo hiểm mình đã đóng và giá trị giải ước của Hợp đồng; lựa chọn đối tượng, đối với những người mang bệnh nặng trong người thì bảo hiểm thương mại sẽ từ chối nguyện vọng tham gia của họ
+ Đối với môi trường bên trong, BHXH huyện Mường La tập trung phân tích những yếu tố như : Các chỉ tiêu thu BHXH tự nguyện của BHXH tỉnh Sơn La giao cho BHXH huyện Mường La, nguồn lực của đội ngũ nhân viên cơ quan, nguồn lực của đội ngũ đại lý.
Bảng 2.5: Chỉ tiêu thu BHXH tự nguyện, BHXH tỉnh Sơn La giao cho BHXH huyện Mường La, giai đoạn 2017 – 2019
ST T Nội dung Đơn vị tính Năm 2017 2018 2019
1 Số đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện người 100 140 600 2 Số tiền thu BHXH tự
nguyện
triệu
đồng 150 300 1.260
( Nguồn theo kế họach được giao hàng năm của BHXH huyện Mường La)
Năng lực của đội ngũ nhân lực cơ quan BHXH huyện làm nghiệp vụ thu BHXH tự nguyện đều có trình đại học, phối hợp tốt với các đại lý thu mình chuyên quản được phân công theo địa bàn, đôn đốc thu, quản lý thu BHXH tự nguyện theo quy định. Tuy nhiên nhân lực quản lý thu BHXH tự nguyện đều phải kiểm nhiệm, việc kiêm nhiệm gây quá tải cho viên chức và giảm tính chuyên nghiệp, giảm hiệu quả trong bố trí, sử dụng cán bộ, tác động tiêu cực đến chất lượng quản lý thu BHXH tự nguyện.
Năng lực của đội ngũ đại lý thu BHXH tự nguyện, đều có trình độ cao đẳng, đại học, được đào tạo và buồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về công tác thu BHXH tự nguyện; nhân lực quản lý thu BHXH tự nguyện thuộc đại lý UBND các xã, thị trấn
đa số đều là công chức LĐTB & XH kiêm nhiệm, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng trong quan lý thu BHXH tự nguyện.
- Xác định mục tiêu thu BHXH tự nguyện từ việc phân tích môi trường có thể nhận định được cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của BHXH huyện Mường La như sau :
Dựa vào việc phân tích môi trường, hàng năm cơ quan BHXH huyện Mường La thường đặt ra chỉ tiêu thu BHXH tự nguyện theo từng địa bàn, cũng như theo từng nhóm đối tượng, phương thức đóng, tiến hành xác định mục tiêu thu BHXH tự nguyện.
Bảng 2.6 : Chỉ tiêu phát triển đối tượng BHXH tự nguyên của BHXH huyện Mường La theo từng địa bàn giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính : người ST T Địa bàn Năm 2017 2018 2019 1 Thị trấn Ít Ong 36 44 139 2 Xã Nặm Giôn 1 1 8 3 Xã Chiềng Lao 10 15 51 4 Xã Hua Trai 1 5 36 5 Xã Ngọc Chiến 10 15 75 6 Xã Mường Trai 1 4 13 7 Xã Nặm Păm 2 2 10 8 Xã Chiềng Muôn 1 1 5 9 Xã Chiềng Ân 1 1 6 10 Xã Pi Toong 10 15 48 11 Xã Chiềng Công 1 1 7 12 Xã Tạ Bú 3 3 27 13 Xã Chiềng San 1 1 12 14 Xã Mường Bú 15 20 83 15 Xã Chiềng Hoa 2 2 31 16 Xã Mường Chùm 5 10 49 Tổng cộng: 100 140 600
Theo số liệu được thể hiện qua bảng 2.6 trên, cơ quan BHXH huyện thực hiện giao chỉ tiêu theo địa bàn qua phân tích, đánh giá qua các chỉ số (dân số, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thu nhập bình quân của người dân, tỷ lệ hộ nghèo) để thực hiện giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hợp lý cho từng vùng và địa bàn các xã, thị trấn.
Bảng 2.7 : Chỉ tiêu phát triển đối tượng BHXH tự nguyên của BHXH huyện Mường La theo từng nhóm đối tượng giai đoạn 2017 – 2019
Đơn vị tính : người ST T Nhóm đối tượng Năm 2017 2018 2019 1
Nhóm đối tượng nghỉ việc, bảo lưu thời gian tham gia BHXH có thời gian dưới 20 năm.
20 10 15
2
Nhóm đối tượng là bí thư, trưởng bản, trưởng, phó các đoàn thể ỏ địa bàn các bản, tiểu khu
30 50 250
3
Nhóm đối tượng làm nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt... thu nhập ổn định, kinh tế khá
30 60 300
4 Nhóm đối tượng kinh doanh,
buôn bán 20 20 35
Tổng cộng: 100 140 600
( Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)
Căn cứ vào chỉ tiêu được BHXH tỉnh giao hàng năm, BHXH huyện Mường La thực hiện rà soát theo từng nhóm đối tượng, đưa ra những chỉ tiêu cụ thể cho nhóm để tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đối tượng là người lao động tham gia BHXH bắt buộc nghỉ việc có thời gian gia BHXH dưới 20 năm là công nhân trồng cây cao su thuộc CTCP Cao Su Sơn La, Hợp đồng 68 nghỉ việc thuộc, diện tinh giản biên chế; đối tượng cán bộ bản, bí thư, trưởng bản, trưởng, phó các đoàn thể ỏ các bản, tiểu khu; đối tượng là người dân lao động tự do, khu vực phi chính thức trên địa bàn bản, tiểu khu.
Bảng 2.8 : Chỉ tiêu phát triển đối tượng BHXH tự nguyên của BHXH huyện Mường La theo từng phương thức đóng giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính : người ST T Phương thức đóng Năm 2017 2018 2019 1 Đóng 1 tháng 5 16 100 2 Đóng 3 tháng 30 39 180 3 Đóng 6 tháng 27 45 170 4 Đóng 12 tháng 33 30 120 5 Đóng 60 tháng 5 10 30 Tổng cộng: 100 140 600
(Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)
Trên cơ sở chỉ tiêu theo từng nhóm đối tượng, BHXH Huyện Mường La cũng xây dựng chỉ têu theo từng phương thức đóng, để tăng được số người và số tiền tham gia BHXH tự nguyện.
Bảng 2.9 : Chỉ tiêu số tiền thu BHXH tự nguyện thu được của BHXH huyện Mường La giai đoạn 2017 - 2019
Đơn vị tính : Triệu đồng ST T Nội dung Năm 2017 2018 2019 1
Chỉ tiêu thu BHXH tự nguyện BHXH tỉnh Sơn La giao cho BHXH huyện Mường La
150 300 1.260
2 Chỉ tiêu thu BHXH tự nguyện
của BHXH huyện Mường La 155 350 1.450
(Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)
Từ bảng số liệu trên ta thấy được, trong giai đoạn 2017 -2019, chỉ tiêu thu BHXH tự nguyện mà BHXH tỉnh Sơn La giao cho BHXH huyện Mường La, đều tăng hằng năm, năm 2019 so với chỉ tiêu 2017 tăng 8,4 lần. Chỉ tiêu thu BHXH tự
nguyện của BHXH huyện Mường La đưa ra mục tiêu cao hơn so với chỉ tiêu BHXH tỉnh Sơn La giao cho từ 1% - 2%.
- Xác định các phương thức hành động để thực hiện mục tiêu:
Chủ động, tích cực tham mưu với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và phối hợp với các Phòng, ban liên quan văn bản các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện