Nguyên nhân của điểm yếu

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MƯỜNG LA (Trang 81 - 86)

2.3.4.1. Nguyên nhân thuộc về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Mường La Nguyên nhân thuộc môi trường vĩ mô

Với môi trường pháp lý: Theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014; Nghị định số 134/2015/NĐ -CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định về thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện tối thiểu phải là 20 năm mới đủ điều kiện giải quyết lương hưu, thời gian này cho là quá dài, nhiều người không có niềm tin rằng họ sẽ tham gia được đủ khoảng thời gian đó; không cho phép truy nộp BHXH tự nguyện cho thời gian dừng đóng, bị ngắt quãng, do điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập không ổn định mà người tham gia không đóng phí BHXH đúng hạn theo phương thức đóng; mức lương hưu không quy định thấp nhất bằng lương cơ sở như BHXH bắt buộc, điều này làm kỳ vọng của người dân vào một mức lương hưu đủ để đảm bảo cuộc sống giảm đi, trong khi những người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu là lao động tự do với thu nhập không ổn định, họ khó có điều kiện lựa chọn mức đóng cao để hưởng lương hưu cao khi về già; BHXH tự nguyện chỉ gồm 3 chế độ hưu trí, tử

tuất và chế độ thanh toán 1 lần, trong khi người dân lại mong muốn được hưởng cả chế độ ốm đau và thai sản trong quá trình tham gia BHXH tự nguyện, tỷ lệ hưởng lương hưu giữa nam và nữ có sự chênh lệch…

Hiện nay, Luật BHXH các chính sách, chế độ của Nhà nước có liên quan đến thu BHXH tự nguyện gồm một số các nội dung chủ yếu: Xác định đối tượng đóng BHXH tự nguyện, mức đóng, mức giảm trừ do NSNN hỗ trợ người tham gia, 30% đối với hộ gia đình nghèo, 25% đối với hộ gia đình cận nghèo, 10% hộ gia đình khác.

Quy định của Luật BHXH trong hướng dẫn chi tiết Luật BHXH tự nguyện: Về điều kiện thời gian tham gia BHXH tự nguyện phải đủ từ 20 năm trở lên thì mởi đủ điều kiện để giải quyết hưởng chế độ hưu trí; BHXH tự nguyện chỉ gồm 3 chế độ hưu trí, tử tuất và chế độ thanh toán 1 lần, …cũng là nhân tố tác động mạnh đến tâm lý, hành vi của người tham gia ...

Với môi trường kinh tế -xã hội của địa phương: Huyện Mường La là huyện miền núi cao, là huyện nghèo của tỉnh Sơn La, với nền kinh tế chậm phát triển, người dân tôc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn, trình độ dân trí không đồng đều, địa bàn rộng, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, huyện có 13/16 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn ( theo QĐ số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ), đa số người dân trong độ tuổi lao động ra khỏi địa bàn đi là ăn xa để có thu nhập.

Với môi trường cạnh tranh: Thị trường của các Công ty Bảo hiểm thương mại đã đến với người dân từ rất lâu ( từ những năm 2016 trở về trước) những người đã và đang tham gia thì vẫn còn cân nhắc nguồn kinh phí để tham gia thêm BHXH tư nguyện, còn những người đã tham gia mà không tham gia nữa vẫn còn bi ảnh hưởng đến tâm lý khi tham gia hợp đồng bảo hiểm thương mại, do thời gian đống phí không được liên tục, do vậy số phí họ đã tham gia đóng không đươc hoàn trả lại, khi vận động tham gia BHXH tự nguyện người dân vẫn còn nhầm lẫn BHXH tư nguyên, là loai hình như những loại hình bảo hiểm thương mại, nên cũng còn ngần ngại chưa tham gia.

Với môi trường bên trong của cơ quan BHXH huyên Mường La: Hiện nay công tác thu và quản lý thu BHXH tự nguyện ngày càng đòi hỏi phải quản lý tốt hơn. Khối lượng công việc quá nhiều, ngoài công tác quản lý thu BHXH tư nguyện, viên chức cơ quan BHXH huyên Mường La còn phải đảm nhiệm những công việc chuyên môn khác liên quan đến việc thưc hiện chính sách, giải quyết chế độ BHXH, BHYT cho người tham gia và thụ hưởng trên địa bàn đáp ứng đươc nhu cầu phục vu. Mặt khác, năng lực của viên chức không đồng đều, số lượng viên chức không được tăng, ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH tự nguyện tại BHXH huyện Mường La; đội ngũ nhân lực là nhân viên đại lý thu BHXH tự nguyện thuộc UBND các xã thị trấn chủ yếu là cán bộ làm công tác LĐTB&XH của xã, còn phải kiêm nhiệm nhiều công viêc khác; nhân viên đại lý thuộc hê thống đại lý Bưu điên huyện không ổn định, hay thay đổi, nghỉ việc, chuyển sang đơn vi khác...

Để phát triển BHXH tự nguyện bền vững, hướng tới BHXH toàn dân, Bảo hiểm xã hội huyện Mường La cần: Tăng cường phối hợp với cơ quan liên quan, đẩy mạnh mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiện đại, qua đó giúp người dân, người lao động hiểu rõ lợi ích của việc tham gia BHXH tự nguyện; nâng cao hiệu lực, hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ nghiệp vụ; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cho các hệ thống đại lý thu; quản lý và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đối với tổ chức, bộ máy làm công tác thu, đại lý thu chấn chỉnh kịp thời sai phạm, lạm hạn chế đến kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác phát triển đối tượng.

2.3.4.2. Nguyên nhân thuộc về BHXH Việt Nam

Chế độ đãi ngộ cho viên chức làm quản lý thu nói chung và thu BHXH tự nguyện nói riêng ngang bằng các viên chức thuộc các bộ phận khác đơn thuần mang tính phục vụ là chưa phù hợp. Chưa xây dựng vị trí việc làm quản lý thu BHXH tự nguyện và vị trí việc làm giám sát đại lý thu ở BHXH huyện.

Phần mềm quản lý thu BHXH tự nguyện, danh sách người đang tham gia đến thời điểm chưa đồng bộ được địa chỉ nơi cư trú của người tham gia, để phục vụ cho

quản lý thu BHXH tự nguyện mà vẫn phải kết hợp mở sổ theo dõi trên Excel cũng làm giảm hiệu quả kiểm soát thu BHXH tự nguyện.

2.3.4.3. Nguyên nhân thuộc về chính quyền huyện Mường La

Những năm gần đây huyện Mường La có tốc độ phát triển khá trong tỉnh. Nhưng các xã trong huyện lại phát triển không đồng đều. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các xã trong huyện khá cao, kinh tế phát triển chủ yếu tập trung 03 xã vùng II ( Thị Trấn Ít Ong, Xã Mường Bú, Xã Mường Chùm) và 05 xã vùng III ( xã Ngọc Chiến, xã Chiềng Lao, xã Tạ Bú, Xã Hua Trai, xã Chiềng Hoa) trên 16 xã.

Chính quyền cấp xã, thị trấn chưa thật sự quan tâm, phối hợp, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. Đội ngũ nhân viên đại lý của UBND cấp xã còn thiếu, và kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến hiệu lực, hiệu quả về quản lý thu BHXH tự nguyện thuộc về cấp xã, thị trấn còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Sự phối hợp của các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trên địa bàn huyện với BHXH huyện Mường La về truyền thông BHXH tự nguyện chưa thường xuyên. Các cơ quan này chưa coi việc truyền thông về BHXH tự nguyện là một trong các nhiệm vụ chính trị của đơn vị mình. Các hoạt động truyền thông nhiều hay ít hầu như phụ thuộc vào mức độ đầu tư kinh phí của BHXH huyện Mường La.

2.3.4.4. Nguyên nhân khác thuộc về môi trường bên ngoài BHXH huyện Mường La

Huyện Mường La, có 16 xã, thị trấn; dân số trên 99.000 người, với 06 dân tộc (dân tộc Thái chiếm 63,21%; Mông 16,98%; Kinh 12,65%; La Ha 5,91%; Kháng 0,93%; Khơ Mú 0,32%). Giao thông đi lại khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa, một số xã chưa có đường nhựa từ quốc lộ vào trung tâm xã và cách trung tâm huyện từ 50-80 km; trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế còn nhiều khó khăn.

Nhận thức của các tầng lớp nhân dân về BHXH tự nguyện, chưa đầy đủ; kinh tế thị trường có nhiều biến động, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp, hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn gặp khó khăn ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người

lao động, những khó khăn trên đã tác động, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách BHXH, nhất là công tác thu và phát triển đối tượng, tham gia BHXH tự nguyện. Một số đối tượng trong độ tuổi lao động, rời địa bàn đi làm ăn xa, và làm việc tại các doanh nghiệp, số còn lại chủ yếu lao động thuần nông, lao động theo mùa vụ có thu nhập thấp, không ổn định ảnh hưởng đến việc vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện.

Công tác tuyên truyền tuy đã được các ngành, các cấp quan tâm phối hợp thực hiện nhưng chất lượng chưa cao; đa số là người dân tộc thiểu số, một số còn chưa thông thạo tiếng phổ thông, khả năng tiếp thu còn chậm… ảnh hưởng đến vệc tuyên truyền chính sách về BHXH và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, trên địa bàn.

Do vây để chính sách BHXH tư nguyên thưc sư đi vào lòng người dân, rất cần có sư tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sư vào cuô của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân thực hiện tốt chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện, đặc biệt trong phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MƯỜNG LA (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w