Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MƯỜNG LA (Trang 56 - 67)

2.2.3.1. Chuẩn bị nhân lực sẵn sàng tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện

Ngoài việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận của BHXH huyện Mường La trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện, BHXH huyện Mường La còn chuẩn bị nhân lực sẵn sàng tổ chức thu BHXH tự nguyện thông qua các hệ thống đại lý thu là UBND các xã, thị trấn; hệ thống đại lý thu là các tổ chức chính trị xã hội ( hội phụ nữ, hội nông dân) và hệ thống đại lý thu là Bưu điện huyện với các điểm thu rộng khắp trên toàn huyện, ở hầu hết các bản, tiểu khu; đội ngũ nhân viên đại lý thu đã được đào tạo, tập huấn, trang bị kiến thức, nghiệp vụ thu BHXH tự nguyện; kỹ năng trong việc vận động, tuyên truyền tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận, tìm hiểu chính sách BHXH tự nguyện, và chủ động đăng ký tham gia. Tính đến 31/12/2019, hệ thống đại lý thu của bảo hiểm xã hội huyện Mường La có 19 đại lý thu đang hoạt động, với 89 điểm thu và 94 nhân viên đại lý.

Để tăng cường công tác tổ chức, quản lý mạng lưới đại lý thu theo quy định tạo điểu kiện thuận lợi cho người dân tham gia BHXH tự nguyện, BHXH huyện Mường La thẩm định và ký Hợp đồng đại lý thu đối với tổ chức đủ điều kiện theo phân cấp; hàng năm xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đại lý thu; thanh lý hợp đồng đối với đại lý thu hoạt động kém hiệu quả, vi phạm hợp đồng; mở rộng các điểm thu tại các bản, tiểu khu, yêu cầu đại lý thu lựa chọn những người có trình độ, kinh nghiệm, năng động, nhiệt tình trong công tác vận động người dân tham gia BHXH xã hội tự nguyện để làm nhân viên đại lý thu theo quy định; chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc các điểm thu, đại lý thu. Qua đó kịp thời chỉ ra những sai sót, tồn tại của các đại lý, chấn chỉnh kịp thời sai sót, đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ thu, đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phục vụ người tham gia.

2.2.3.2. Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho viên chức của cơ quan BHXH huyện Mường La và các đại lý thu trên địa bàn.

Các viên chức bảo hiểm xã hội huyện và các nhân viên của đại lý thu được tập huấn, bồi dưỡng về những nội dung chính sách mới, quy định mới về công tác thu BHXH tự nguyện…Việc tập huấn diễn ra định kỳ hoặc đột xuất; hình thức tập huấn cử viên chức tham gia các lớp tập huấn của cơ quan BHXH tỉnh tổ chức, tổ chức tập huấn tại trụ sở cơ quan BHXH huyện Mường La.

Bảng 2.10: Số liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ về quản lý thu, BHXH tự nguyện giai đoạn 2017 - 2019 ST T Nội dung ĐV tính Năm 2017 2018 2019

Tập huấn cho đại lý thu

1

- Đào tạo đại lý thu theo Quyết địnhsố 1599/QĐ-BHXH ngày 28/10/2016 của BHXH Việt Nam quy định hoạt động của đại lý thu ;

- Về chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình

- Bồi dưỡng kỹ năng truyền thông

2 Số lớp Lớp 01 02 02

3 Số người tham gia Lượt

người 60 70 75

(Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)

Trong giai đoạn 2017 – 2019 công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho viên chức của cơ quan BHXH huyện Mường La và các đại lý thu trên địa bàn được tổ chức hàng năm, năm 2019 số lớp và số người tăng lên so với năm 2017. Từ bảng số liệu trên cho thấy cơ quan BHXH huyện Mường La đã tích cực đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho viên chức của cơ quan và các đại lý thu trên địa bàn.

2.2.3.2. Truyền thông BHXH tự nguyện

Trong giai đoạn 2017 - 2019 BHXH huyện Mường La rất tích cực phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan như Phòng LĐTB&XH, Ban tuyên giáo huyện ủy... tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện, trên các phương tiện thông tin đại chúng với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả người lao động, người sử dụng lao động, các cấp chính quyền, đoàn thể, các chi bộ, đảng viên nói chung, người lao động tự do trên địa bàn các xã, thị trấn, truyền thông về chính sách BHXH tự nguyện, để phát triển đối tượng tham gia.

Mường La giai đoạn 2017-2019

TT Nội dung Đơn vị

tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1

Tổ chức hội nghị, đối thọai, tuyên truyền, về chính sách BHXH tự nguyện tại các bản tiểu khu trên địa bàn huyện Đối thọai chính sách BHXH tự nguyện tại các xóm, bản trên địa bàn Cuộc 20 27 45 Số người dự 1.223 1.584 3.013 2

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tuyên truyền đến các đội ngũ báo cáo viên cấp huyện

Cuộc 02 02 03 Số người

dự 120 125 182 3 Tờ rơi Tờ 4.000 6.000 6.000 4 Băng zôn, khẩu hiệu, biển hiệu Cái 10 12 15 5 Tin, bài do cán bộ BHXH

huyện viết gửi đăng các Báo Tin 03 03 02 6 Có chuyên mục phát thanh có

nội dung về BHXH tự nguyện

Chuyên

mục có có có

(Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)

Từ bảng số liệu trên, cho thấy thực trạng truyền thông BHXH tự nguyện giai đoạn 2017 – 2019 hàng năm đều tăng, như các cuộc tổ chức hội nghị, đối thoại về chính sách BHXH tự nguyện tại các bản tiểu khu trên địa bàn huyện, năm 2019 tăng gấp 2 lần so với 2017 về cả số cuộc và số người tham dự.

Bởi vậy cho nên công tác truyền thông giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và nhân dân để thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH tự nguyện trong hệ thống an sinh xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXH tự nguyện.

Thực hiện đúng quy trình thu về BHXH số 595/ QĐ - BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Hằng ngày, nộp hồ sơ và tiền đóng của người tham gia BHXH tự nguyện, cho cơ quan BHXH theo quy định. Trường hợp có số tiền thu dưới 10 tháng lương cơ sở thì không quá 03 ngày làm việc một lần nộp cho cơ quan BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện tại các hệ thống ngân hàng trên địa bàn, đồng thời chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH tự nguyện của huyện về BHXH tỉnh; Hàng quý BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số thu (số phải thu, số đã thu); BHXH huyện mở sổ chi tiết thu BHXH tự nguyện theo từng Đại lý lý thu trên địa bàn.

Bảng 2.12: Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của BHXH huyện Mường La theo địa bàn giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính : người ST T Địa bàn 2017 Năm2018 2019 1 Thị trấn Ít Ong 50 62 175 2 Xã Nặm Giôn 2 2 9 3 Xã Chiềng Lao 7 15 74 4 Xã Hua Trai 2 10 29 5 Xã Ngọc Chiến 8 26 43 6 Xã Mường Trai 1 2 10 7 Xã Nặm Păm 2 4 35 8 Xã Chiềng Muôn 1 2 6 9 Xã Chiềng Ân 1 2 1 10 Xã Pi Toong 7 25 65 11 Xã Chiềng Công 1 2 5 12 Xã Tạ Bú 3 10 70 13 Xã Chiềng San 1 5 15 14 Xã Mường Bú 20 30 112 15 Xã Chiềng Hoa 2 5 46 16 Xã Mường Chùm 2 15 41 Tổng cộng: 110 217 736

(Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)

Từ bảng số liệu trên,Kết quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của BHXH huyện Mường La theo địa bàn giai đoạn 2017 – 2019 cho ta thấy, năm 2019 tăng gần 7 lần so với 2017, số người tham gia theo địa bàn tăng mạnh, ví dụ

như xã Chiềng Lao, Pi Toong, Mường Bú,… tăng lên cao so với 2017. Bên cạnh đó thì vẫn còn tồn đọng lại một số địa bàn số người tham gia thấp, do điều kiện địa lý, kinh tế, là xã đặc biệt khó khăn,… thu nhập của người dân còn thấp chưa có điều kiện tham gia, ví dụ như xã : Chiềng Ân, Chiềng Công,…

Bảng 2.13: Kết quả phát triển đối tượng BHXH tự nguyên của BHXH huyện Mường La theo từng nhóm đối tượng giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính : người ST T Nhóm đối tượng Năm 2017 2018 2019 1

Nhóm đối tượng nghỉ việc, bảo lưu thời gian tham gia BHXH có thời gian dưới 20 năm.

15 16 20

2

Nhóm đối tượng là bí thư, trưởng bản, trưởng, phó các đoàn thể ỏ địa bàn các bản, tiểu khu

20 60 255

3

Nhóm đối tượng làm nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt... thu nhập ổn định, kinh tế khá

55 120 423

4 Nhóm đối tượng kinh doanh,

buôn bán 20 21 38

Tổng cộng: 110 217 736

(Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy kết quả phát triển đối tượng BHXH tự nguyên của BHXH huyện Mường La theo từng nhóm đối tượng giai đoạn 2017 – 2019, tăng lên nhanh đối với nhóm đối tượng là bí thư, trưởng bản, trưởng, phó các đoàn thể ỏ địa bàn các bản, tiểu khu; Nhóm đối tượng làm nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt... thu nhập ổn định, kinh tế khá. Còn lại những nhóm đối tượng khác thì tăng chậm hơn như nhóm đối tượng nghỉ việc, bảo lưu thời gian tham gia BHXH có thời gian dưới 20 năm là do tham gia chưa đủ năm để hưởng chế độ hưu trí,… Nhóm đối tượng kinh doanh, buôn bán họ có điều kiện kinh tế, nhận thức cao hơn, nhiều sự lựa chọn hơn.

Bảng 2.14: Kết quả phát triển đối tượng BHXH tự nguyên của BHXH huyện Mường La theo từng phương thức đóng giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính : người ST T Phương thức đóng Năm 2017 2018 2019 1 Đóng 1 tháng 3 21 174 2 Đóng 3 tháng 40 110 273 3 Đóng 6 tháng 21 45 129 4 Đóng 12 tháng 39 30 122 5 Đóng 60 tháng 7 11 38 Tổng cộng: 110 217 736

(Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy kết quả phát triển đối tượng BHXH tự nguyên của BHXH huyện Mường La theo từng phương thức đóng giai đoạn 2017 – 2019 đều tăng, năm 2019 tăng gần 7 lần so với 2017. Số lượng người đóng 3 tháng là cao nhất so với mọi mức khác, vì số tiền đóng phù hợp nguồn thu nhập của người dân nhất. Mức thấp nhất là đóng 60 tháng số lượng hàng năm tăng chậm, do điều kiện kinh tế của người tham gia không phải ai cũng có điều kiện để nộp theo mức cao là 60 tháng.

Bảng 2.15: Kết quả số tiền thu BHXH tự nguyện thu được của BHXH huyện Mường La giai đoạn 2017 - 2019

Đơn vị tính : Triệu đồng

ST

T Nội dung

Năm

2017 2018 2019

Kết quả thu BHXH tự nguyện

của BHXH huyện Mường La 185 352 1.507

(Nguồn báo cáo hàng năm của BHXH huyện Mường La)

Từ bảng số liệu trên ta thấy được, trong giai đoạn 2017 - 2019 BHXH huyện Mường La đã thực hiện khá tốt công tác thu và quản lý thu. Nhìn chung kết quả đạt được hàng năm đều vượt mức kế hoạch được giao hàng năm. Cụ thể ta thấy là tăng khoảng 1%-2% so với mực tiêu được đề ra. Có được kết quả này phần nhiều nhờ việc quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan ban ngành, đại lý thu trên địa bàn trong việc vận động, tuyên truyền để khai

thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH.

2.2.3.5. Phối hợp với các cơ quan liên quan

- Phối hợp với Phòng LĐTB &XH huyện, tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 21 -NQ/TW. Đồng thời bám sát các chỉ tiêu phát triển về BHXH trên địa bàn huyện hàng năm để cụ thể bằng kế hoạch phấn đấu của Bảo hiểm xã hội huyện, trong công tác chỉ đạo chính quyền địa phương, UBND các xã, thị trấn, các đại lý thu, các đoàn thể, đơn vị liên quan trong việc vận động, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện tới người dân, để phát triền đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đạt được kết quả cao nhất.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng LĐTB& XH huyện trong công tác tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện tới chi bộ, đảng đoàn thể các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn, có đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế, thanh lý hợp đồng có thời gian tham gia BHXH bắt buộc dưới 20 năm, có thể tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí.

- Phối hợp với Ngân hàng để thu khi người dân có nhu cầu nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện

- Phối hợp với chính quyền UBND các xã, thị trấn, thôn bản, tiểu khu để tổ chức hội nghị tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Trong quá trình phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện, BHXH huyện Mường La còn gặp nhiều khó khăn như : Sự quan tâm, chỉ đạo phối hợp, của chính quyền địa phương trên địa bàn các xã, thị trấn về việc tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chưa quyết liệt, sát sao; cho rằng việc tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là nhiệm vụ của cơ quan BHXH huyện Mường La, bên cạnh đó BHXH huyện ường La còn hạn chế chưa thường xuyên trong việc chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan.

2.2.3.6. Đàm phán, giải quyết các xung đột phát sinh

Trong quá trình thu BHXH tự nguyện có sảy ra xung đột như :

Bưu điện huyện) trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ quản lý thu BHXH tự nguyện như : Đôi khi việc thu tiền của đối tượng còn chậm nộp vào tài khoản chuyên thu của BHXH huyện, làm gián đoạn thời gian tham BHXH tự nguyện của đối tượng tham gia.

- Xung đột giữa BHXH huyện Mường La với đại lý thu, với khách hàng : Trong quá trình quản lý thu BHXH tự nguyện, việc thu tiền BHXH tự nguyện của đại lý còn chậm nộp tiền vào tài khoản chuyên thu của BHXH hội huyện Mường La, theo quy định của quy trình thu BHXH tự nguyện, làm giãn đoạn thời gian tham BHXH tự nguyện của người tham gia, dẫn đến việc bức xúc, không hài lòng của đối tượng, làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng, trong công tác quản lý thu BHXH tự nguyện.

Những xung đột trên, BHXH huyện Mường La gặp và làm việc với người tham gia, yêu cầu cung cấp toàn bộ hồ sơ, biên lai, nộp tiền, thực hiện đối chiếu lại quá trình tham gia BHXH tự nguyện đã được ghi thu, động viên và chấn an tư tưởng cho người tham gia, yên tâm và nhận trách nhiệm sẽ phối hợp giải quyết, đảm bảo quyền lợi, thời gian tham gia BHXH tự nguyện, cho người tham gia.

Sau đó làm việc với đại lý, lập biên bản làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong việc thực hiện nghiệp vụ, để sảy ra sai sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của tham gia BHXH tự nguyện. Đề nghị chấn chỉnh, kiểm điểm, rút kinh nghiệm; gặp lại và nhận lỗi với đối tượng và chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH huyện Mường La để xử lý nghiệp vụ, để đảm bảo quyền lợi, thời gian tham gia đóng BHXH tự nguyện của đối tượng.

2.2.3.7. Tạo động lực cho các đại lý thu BHXH tự nguyện và viên chức cơ quan trong tổ chức thực hiện quản lý thu BHXH tự nguyện của BHXH huyện

Hằng năm, BHXH huyện đều phát động phong trào thi đua chuyên đề thu BHXH tự nguyện tới tất cả viên chức, lao đông hợp đồng trong cơ quan, cứ ỗi viên chức, lao đông vận động, khai thác được đối tượng tha gia tăng ới ít nhất từ 2 người trở lên, Giám đốc BHXH huyện Mường La, trao giải nhất, nhì, ba, cho viên chức có số người vận động tha gia được nhiều nhất, thứ nhì và thứ 3; để động viên tinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MƯỜNG LA (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w