Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tíndụng theo Basel II

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 32 - 37)

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng thương mại

a. Hệ thống thông tin dữ liệu của ngân hàng

Việc thu thập và lưu trữ dữ liệu là rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định trong triển khai thực hiện Basel II của tất cả các NHTM. Các NHTM phải đáp ứng cơ sở liệu dữ liệu đã được kiểm toán một cách đầy đủ và phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực tiêu chuẩn chất lượng dữ liệu của Basel II.

Thực tế được quan sát ở hầu hết các nước khi triển khai áp dụng Basel II, dữ liệu hiện có của các NHTM thường không đáp ứng được yêu cầu về dữ liệu của

Basel II và các NHTM đều phải chấp nhận chi phí tài chính và thời gian thực hiện kéo dài để chuẩn hóa hệ thống dữ liệu và các thông tin theo yêu cầu của Basel II. Đối với các NHTM ở các nước đang phát triển, do sự khác biệt về môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh, hệ thống thông tin dữ liệu thường không đầy đủ, chưa thống nhất và đặc biệt chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Do vậy, đây chính là một thách thức lớn đầu tiên của các NHTM ở các nước này trước yêu cầu triển khai áp dụng Basel II.

b. Hạ tầng công nghệ thông tin

Tiếp theo những thách thức về sự chuẩn hóa hệ thống thông tin dữ liệu, các NHTM cần phải có được những điều kiện cơ sở vật chất, đặc biệt về hạ tầng công nghệ phù hợp. Đây cũng là một thách thức không nhỏ đối với các NHTM, đặc biệt ở các nước đang phát triển.

Khi các NHTM chưa có các điều kiện đầy đủ về trang thiết bị kỹ thuật và hệ thống phần mềm để xử lý dữ liệu để có thể lượng hóa mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng thì không thể áp dụng Basel II để quản trị RRTD. Những hạn chế về trang thiết bị cần thiết và các phần mềm tương ứng sẽ không thể áp dụng các mô hình định lượng để xác định các chỉ số tài chính, và không thể ra quyết định tín dụng trên cơ sở đó. Hơn nữa, sự đáp ứng về cơ sở vật chất và công nghệ của các NHTM còn là điều kiện để cho cán bộ ngân hàng có thể có thu thập và xử lý hệ thống thông tin, dữ liệu cập nhật cho phép thực hiện theo dõi thường xuyên, dự báo chính xác và đầy đủ để nhận diện RRTD. Ngoài ra, công nghệ hiện đại còn góp phần làm tăng tính thông suốt của hệ thống thông tin trong nội bộ ngân hàng và kết nối ngân hàng với thị trường tài chính trong nước và quốc tế, cho phép thực hiện quản trị RRTD một cách hiệu quả nhất.

c. Chất lượng nguồn nhân lực để áp dụng Basel II

Chất lượng nguồn nhân lực, cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới sự thành công của việc triển khai áp dụng Basel II đồng thời cũng là một thách thức không nhỏ. Đây được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định đến năng lực quản trị RRTD của mỗi NHTM và toàn hệ thống ngân hàng của quốc gia.

Nguồn nhân lực tại các NHTM là yếu tố quyết định đến năng lực kinh doanh và quản trị của RRTD của các NHTM theo các chuẩn mực của Basel II. Nguồn lực này bao gồm cả ban lãnh đạo, đội ngũ cán bộ quản trị RRTD và toàn bộ cán bộ công nhân viên tham gia vào hoạt động kinh doanh của NHTM. Việc quản trị RRTD chỉ có thể được thực hiện tốt xuất phát từ quan điểm lãnh đạo, sự ưu tiên và được quyết định bởi ban lãnh đạo ngân hàng. Tiếp theo đó, chất lượng chuyên môn, tính chuyên nghiệp và ý thức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên luôn là những người quyết định đến chất lượng và hiệu quả quản trị tín dụng. Bởi họ là những người trực tiếp thực hiện quy trình, nghiên cứu phát triển và nhận biết, đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro theo quy định của Basel II.

Để các NHTM có thể tự quản trị theo Basel II, đội ngũ cán bộ nhân viên của các NHTM cần phải có đủ năng lực vận hành tác nghiệp, sử dụng công nghệ hiện đại để thu thập và xử lý thông tin, lượng hóa các chỉ tiêu tài chính và rủi ro phục vụ lãnh đạo ra quyết định. Một cách ngắn gọn, việc áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực Basel II trong quản trị RRTD, chất lượng nguồn nhân lực của các NHTM cần phải được tiêu chuẩn hóa và để thực hiện điều này, các NHTM cần phải chi phí những khoản đầu tư không nhỏ để đào tạo lại và chuẩn hóa nguồn nhân lực.

d. Nguồn lực tài chính cho việc áp dụng Basel II

Để triển khai áp dụng thành công Basel II, các NHTM phải vượt qua tất cả những khó khăn và thách thức nêu trên, do đó phải chấp nhận những khoản chi phí tài chính rất lớn và đây là thách thức hết sức quan trọng. Không có nguồn lực tài chính đủ lớn, các NHTM không thể đầu tư trang thiết bị công nghệ, không thể đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đảm bảo việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, thống nhất, công khai minh bạch, phù hợp với các yêu cầu của Basel II.

Đối với các NHTM, việc triển khai áp dụng quản trị RRTD Basel II thực sự là một dự án rất lớn và chi phí cần có để trang trải cho tất cả quá trình, bao gồm từ việc đánh giá thực trạng về khả năng áp dụng, xây dựng các phương án áp dụng đến chi phí thực hiện sau. Nhiều NHTM phải đối mặt với chi phí để xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin phù hợp, đổi mới mô hình tổ chức, tiêu

chuẩn hóa nguồn nhân lực, tăng vốn điều lệ và chấp nhận chi phí cao hơn rất nhiều khi tuân thủ các nguyên tắc quản trị RRTD theo Basel II. Trên thực tế ở một số nước, chỉ những NHTM lớn, có tiềm lực tài chính mạnh mới có thể triển khai và tuân thủ áp dụng Basel II.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

a. Môi trường kinh tế xã hội

Các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế vĩ mô làm thị trường tài chính ngân hàng thay đổi nhanh chóng, chịu tác động lớn từ bên ngoài do quá trình hội nhập khiến việc dự báo các diễn biến liên quan đến RRTD trở nên khó khăn và kém chính xác hơn. Có thể kể đến các yếu tố như tỷ giá, lãi suất, các cú sốc, khủng hoảng kinh tế,… có tác động to lớn, khiến cho việc dự báo càng trở nên khó khăn và phức tạp, thậm ch khó có thể tính toán được.

Triển khai Basel II trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế với nhiều biến động trong hệ thống tài chính ngân hàng sẽ khó khăn hơn do yêu cầu về vốn tăng cao. Trong bối cảnh này, để có thể áp dụng Basel II hiệu quả cần phải có lộ trình khả thi, áp dụng tuỳ điều kiện kinh tế từng giai đoạn, thực hiện báo cáo đánh giá tác động của Basel II tới hoạt động của ngân hàng nói chung và quản trị RRTD nói riêng, kiểm tra sức chịu đựng của các tổ chức tín dụng để ước lượng nhu cầu của vốn trong từng hoàn cảnh.

b. Môi trường chính sách, pháp lý

Thực hiện quản trị RRTD theo Basel II là một quá trình liên tục, thường xuyên, đầy đủ và thống nhất trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của từng quốc gia và hệ thống tài chính ngân hàng của quốc gia đó. Áp dụng Basel II không phải là công việc “một sớm một chiều”, hay công việc của riêng một ngân hàng, một bộ phận mà cần đến sự tham gia của toàn hệ thống từ Ngân hàng nhà nước cho tới các cấp NHTM trong một khoảng thời gian dài và liên tục. Thời điểm triển khai cũng như lộ trình áp dụng có tác động không nhỏ tới hiệu quả áp dụng Basel II, do đó Ngân hàng nhà nước cần phải có lộ trình khả thi, áp dụng tùy điều kiện kinh tế từng giai đoạn, thực hiện báo cáo đánh giá tác động của Basel II tới vốn, kiểm tra sức chịu

đựng của các tổ chức tín dụng để ước lượng nhu cầu vốn trong từng hoàn cảnh. Khuôn khổ pháp lý các thị trường liên quan chưa đồng bộ thì việc áp dụng Basel II sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Bản thân những yêu cầu trong Basel II được xây dựng và thiết kế dựa trên kinh nghiệm của các thị trường phát triển vì vậy sẽ có những nội dung không phù hợp với thị trường đang phát triển. Do đó khi áp dụng vào các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển cần phải có sự điều chỉnh.

Khung thể chế và pháp luật về kiểm soát ngân hàng đầy đủ và phù hợp sẽ xác định được mục tiêu giám sát của Ngân hàng nhà nước một cách rõ rang. Một chính sách lành mạnh bền vững sẽ không gây ảnh hưởng bất lợi cũng như gia tăng rủi rovà cản trở hoạt động kinh doanh của NHTM trong tiến trình áp dụng các chuẩn mực quốc tế theo Basel II.

c. Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Dưới ảnh hưởng tác động của làn song hội nhập trong thời đại nền kinh tế như hiện nay, các định chế tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu như một NHTM gặp vấn đề thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến các ngân hàng khác. Vì vậy, quản trị RRTD góp phần tạo điều kiện lành mạnh hóa nền tài chính, ngăn ngừa nguy cơ vỡ nợ ngân hàng, gia tăng năng lực cho các ngân hàng cũng như toàn hệ thống tài chính. Quản trị RRTD giúp ngân hàng tạo lòng tin vững chắc từ công chúng, nhà đầu tư, khách hàng, cũng gia tăng mức độ tín nhiệm đối với người gửi tiền, tổ chức quốc tế đối với việc quản trị RRTD. Bên cạnh đó, sự mở cửa kinh tế tài chính sẽ đón làn sóng gia nhập mới của các tổ chức tín dụng lớn tầm cỡ quốc tế, gia tăng sức ép cạnh tranh về chuyển đổi trên thị trường các hoạt động ngân hàng thương mại.

Bên cạnh đó, việc tiêu chuẩn hóa hoạt động quản trị RRTD theo Basel II giúp phí mà NHTM bỏ ra cho việc dự phòng và xử lý các khoản nợ xấu có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của NHTM. Quản trị RRTD có hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu sẽ tạo điều kiện giúp ngân hàng giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Vì vậy, trong thời điểm hiện nay, bất kỳ một TCTD nào bị bỏ lại phía sau trong cuộc chạy đua hướng tới tiêu chuẩn Basel II thì sẽ là một sự mất mát về thị phần, cũng như sụt giảm uy tín trên thị trường tài sản ngày càng sôi động.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w