Mức độ tuân thủ các nguyên tắc về quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 66 - 77)

Basel II của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Đầu năm 2020, Phòng quản lý RRTD và đầu tư VietinBank đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với các đối tượng là lãnh đạo và cán bộ nhân viên tại Trụ sở chính và các chi nhánh VietinBank thuộc các bộ phận liên quan đến tín dụng nhằm đánh giá tình hình tuân thủ tham chiếu Basel II trong quản trị RRTD để làm cơ sở báo cáo NHNN. Các nội dung thực hiện khảo sát bao gồm: (1) Mức độ nhận biết về Basel II; (2) Lợi ích – thách thức khi triển khai Basel II; (3) Mức độ tuân thủ Basel II trong quản trị RRTD tại VietinBank. Nội dung khảo sát của VietinBank chi tiết của phiếu khảo sát tại Phụ lục 02. Việc khảo sát được thực hiện qua internet, nhóm mạng xã hội Workplace VietinBank.

Tổng số phiếu khảo sát gửi đi là 300 phiếu, tổng số phiếu thu về hợp lệ là 289 phiếu. Trong đó:

+ Đối tượng tham gia khảo sát gồm 70% là Chuyên viên chính, 21% giữ chức vụ Trưởng/phó phòng tại Chi nhánh và 9% Chuyên viên cao cấp Trưởng/phó phòng quản trị RRTD tại Trụ sở chính.

+ Về trình độ học vấn: 57% trình độ Đại học, 43% trình độ Sau đại học và 0% Trung cấp/Cao đẳng.

+ Về thời gian công tác: 8% có thời gian công tác dưới 1 năm, 26% công tác từ 1-5 năm, 45% công tác từ 5-10 năm và 21% trên 10 năm

2.2.4.1. Mức độ nhận biết về tiêu chuẩn Basel II

Đánh giá về các trụ cột của Basel II

Kết quả khảo sát cho thấy, nhận định về sự cần thiết của việc áp dụng Basel II (Câu hỏi 1) đạt mức điểm trung bình là 3,63 – mức điểm trung bình trong thang điểm từ 1-5. 273/289 phiếu khảo sát trả lời 03 trụ cột trong Basel II bao gồm: yêu cầu vốn tối thiểu, Quy trình đánh giá giám sát ngân hàng, Công bố thông tin thị trường. Đã có 281/289 cán bộ nhân viên trả lời Basel II hướng tới quản lý 03 loại rủi ro: RRTD, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Kết quả khảo sát trên cho thấy các cán bộ, nhân viên của VietinBank đã có những nhận thức nhất định rằng việc áp dụng Basel II là cần thiết trong hoạt động ngân hàng hiện nay, đồng thời có mức độ am hiểu tương đối tốt của các cán bộ nhân viên VietinBank về Hiệp ước Basel II. Đây cũng là cơ sở tốt để tác giả tiếp tục đưa ra những khảo sát về các nội dung tuân thủ theo Basel II.

Khảo sát cũng đưa ra một số câu hỏi nhằm đánh giá về các trụ cột của Basel II. Theo kết quả khảo sát tại Bảng 2.5 dưới đây, nhận định về sự cần thiết của việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tổi thiểu theo Basel II được đánh giá cao nhất với mức điểm trung bình 3,85. Tiếp theo đó là mức điểm 3,67 cho nhận định về tính hợp lý trong việc kiểm soát, giám sát tuân thủ thực thi an toàn vốn tại VietinBank. VietinBank cũng đảm bảo tính công khai minh bạch trong hoạt động theo quy định và chuẩn mực quốc tế. VietinBank đã áp dụng thành công hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2015/IEC được chứng nhận trên phạm vi toàn quốc. Tính đến năm 2019, VietinBank đã liên tiếp 23 năm thực hiện kiểm toán quốc tế, và liên tiếp 13 năm được tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s định hạng. Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát lại nhận định thị trường Việt Nam chưa đủ minh bạch để áp dụng Basel II, do đó mức điểm trung bình đạt được rất thấp 1,82.

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá về các trụ cột của Basel II

Câu Nội dung Điểm TB

I.4 Sự cần thiết của việc quy định tỷ lệ an toàn vốn tối

thiểu theo Basel II (8%). 3,85

I.5 Tính hợp lý trong việc kiểm soát, giám sát tuân thủ

thực thi an toàn vốn tại VietinBank 3,67 I.6 Thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam đủ sự

minh bạch để áp dụng Basel II. 1,82

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tuân thủ Basel II - Phòng quản trị RRTD và đầu tư)

Đối với câu hỏi về phương pháp tính vốn, 179/289 cán bộ (tương đương 62%) lựa chọn phương pháp tiêu chuẩn là phương pháp phù hợp để tính yêu cầu vốn cho RRTD tại VietinBank, số còn lại lựa chọn phương pháp xếp hạng nội bộ. Trên thực tế, từ năm 2016 VietinBank đã tiến hành triển khai dự án tính vốn theo phương pháp tiêu chuẩn và đã hoàn thành. Đến cuối năm 2019, VietinBank tiếp tục hoàn thành triển khai dự án đo lường RRTD theo phương pháp XHTD nội bộ, tuy nhiên hiện nay NHNN vẫn chưa có hướng dẫn đối với phương pháp XHTD nội bộ. Khảo sát cho thấy nhận định của cán bộ nhân viên VietinBank nghiêng về sử dụng phương pháp tiêu chuẩn để tính vốn, cho thấy các cán bộ nhân viên vẫn có hiểu biết về phương pháp tiêu chuẩn nhiều hơn so với phương pháp xếp hạng nội bộ. 82% người tham gia khảo sát nhận định trong vòng 1 năm tới VietinBank sẽ thay đổi các phương pháp đo lường rủi ro, 18% đưa ra câu trả lời ngược lại. Trên thực tế, với yêu cầu về triển khai Basel II hiện nay thì VietinBank phải thay đổi các phương pháp đo lường rủi ro tiến tới chuẩn mực của Basel II.

Đánh giá về lơi ích và thách thức của việc áp dụng Basel II

Khi được hỏi về lý do VietinBank cần phải thực hiện Basel II thì kết quả khảo sát cho thấy các lý do được nêu ra trong phiếu khảo sát đều đạt mức điểm trung bình trên 3,50. Trong đó, nhận định “Là yêu cầu bắt buộc của NHNN” và “Mang lại nhiều lợi ích cho chính VietinBank” cùng đạt mức điểm cao nhất là 3,96, nhận định “Là yêu cầu tất yếu trong quản trị rủi ro dài hạn” đạt 3,62 điểm, thấp nhất là 3,51 điểm cho nhận định “Tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tài chính ngân hàng”. Như vậy, có thể thấy các cán bộ nhân viên VietinBank đều đã nhận

thức được lý do cần thiết phải thực hiện quản trị RRTD theo Basel II, với nguyên nhân chủ yếu là do NHNN bắt buộc và lợi ích do chính ngân hàng.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II

Câu Nội dung Điểm TB

II.9a Là yêu cầu bắt buộc của NHNN 3.96

II.9b Tiếp cận chuẩn mực quốc tế trong hoạt động tài chính ngân hàng 3.51 II.9c Là yêu cầu tất yếu trong quản trị rủi ro dài hạn 3.62 II.9d Mang lại nhiều lợi ích cho chính VietinBank 3.96

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tuân thủ Basel II - Phòng quản trị RRTD và đầu tư)

Theo kết quả khảo sát tại bảng 2.7, điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II được đánh giá cao nhất là sự ủng hộ, thống nhất của các cấp quản lý điều hành ngân hàng (đạt 3,62 điểm). Những người tham gia khảo sát nhận định khuôn khổ pháp lý hiện nay chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng nên mức điểm trung bình đạt thấp nhất 3,14.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát điều kiện thuận lợi khi triển khai Basel II

Câu Nội dung Điểm TB

II.10a Kinh tế vĩ mô đã đi vào ổn định, ngân hàng đã củng cố nâng cao

năng lực tài chính 3.24

II.10b Khuôn khổ pháp lý triển khai Basel II 3.14 II.10c Sự ủng hộ, thống nhất của các cấp quản lý điều hành ngân hàng 3.62 II.10d Chi phí đầu tư tại thời điểm hiện tại thấp 3.35

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tuân thủ Basel II - Phòng quản trị RRTD và đầu tư)

Đối với việc đánh giá các lợi ích mà VietinBank nhận được khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel II, các kết quả thu về khá khả quan (tại Bảng 2.8). Nhìn chung, các nhận định về lợi ích mà VietinBank nhận được khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel II đều được đánh giá cao mới mức điểm trung bình trên 3,7 điểm. Trong đó nhận định về nâng cao vị thế cạnh tranh, tăng giá trị của VietinBank tiến tới hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế được đánh giá cao nhất (3,77 điểm), tiếp đó là lợi ích trong việc nâng cao quản lý danh mục tín dụng và giảm thiểu nợ xấu (3,75 điểm).

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát lợi ích khi thực hiện quản trị RRTD theo Basel II

Câu Nội dung Điểm TB

II.11a Đảm bảo an toàn vốn trước rủi ro 3.70

II.11b Nâng cao vị thế cạnh tranh, tăng giá trị của VietinBank, tiến

II.11c Hoàn thiện mô hình tổ chức trong hoạt động tín dụng 3.72 II.11d Nâng cao việc quản lý danh mục và giảm thiểu nợ xấu 3.75

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tuân thủ Basel II - Phòng quản trị RRTD và đầu tư)

Hiện nay chưa có bất cứ báo cáo chính thức nào về các lơi ích khi ngân hàng thực hiện Basel II, vì trên thực tế tại Việt Nam các ngân hàng chủ yếu mới trong giai đoạn triển khai thực hiện Basel II theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Hiện nay, tại VietinBank lơi ích thể hiện rõ nhất trong thời gian qua chính là việc kiện toàn bộ máy tổ chức quản trị RRTD. VietinBank đã thực hiện điều chỉnh mô hình tổ chức của các Khối Ban/Trung tâm và các chi nhánh theo định hướng mô hình ngân hàng hiện đại, đảm bảo nguyên tắc độc lập của 3 tuyến bảo vệ.

Bên cạnh những lợi ích mà Basel II đem lại, VietinBank nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi triển khai áp dụng Basel II. Kết quả khảo sát tại Bảng 2.9 cho thấy, chi phí chính là thách thức lớn nhất được nhận định khi triển khai Basel II. Đây là vấn đề không chỉ VietinBank mà tất cả các NHTM khác đang triển khai Basel II đang phải đối mặt. Tiếp đó, vấn đề về nhân sự cũng được nhận định là một thách thức khá lớn. Việc tìm kiếm nguồn lực để thực hiện các dự án liên quan đến Basel II rất khan hiếm. Ngoài ra, những thách thức khác như yêu cầu về dữ liệu, tổ chức XHTD tham chiếu, tỷ lệ trích lập dự phòng cao,… được đánh giá ở mức trung bình dưới 3,5 điểm, cho thấy đối với những thách thức này VietinBank vẫn có thể tự khắc phục được trong lộ trình triển khai thực hiện Basel II.

Bảng 2.9: Kết quả đánh giá thách thức khi triển khai Basel II

Câu Nội dung Điểm TB

II.12a Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành cao. 3.76 II.12b

Mức độ sẵn có và chất lượng dữ liệu chưa đáp ứng được yêu

cầu của Basel 3.43

II.12c Thiếu các tổ chức XHTD chuyên nghiệp để tham chiếu kết quả. 3.34 II.12d Thiếu nhân sự am hiểu kiến thức, kinh nghiệm về Basel 3.67 II.12e Nguồn vốn kinh doanh thiếu do tỷ lệ trích lập dự phòng cao 3.41

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tuân thủ Basel II - Phòng quản trị RRTD và đầu tư) 2.2.4.2. Kết quả đánh giá các nguyên tắc về quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II

Để đánh giá mức độ tuân thủ Basel II của VietinBank trong quản trị RRTD, tác giả tiến hành khảo sát trên cơ sở nội dung 17 nguyên tắc của Basel II. Kết quả khảo sát cho thấy VietinBank hiện đã tuân thủ một số nguyên tắc về quản trị RRTD nhưng chưa tuân thủ hoàn toàn, còn một số nguyên tắc chỉ tuân thủ được một phần. Cụ thể như sau:

a. Thiết lập môi trường RRTD phù hợp (nguyên tắc 1,2,3) Bảng 2.10: Kết quả khảo sát nguyên tắc 1,2,3

Câu Nội dung Điểm TB

III.1 Xác định nhiệm vụ của Hội đồng quản trị (HĐQT) trong

quản trị RRTD. 4,87

III.2 Xác định nhiệm vụ của Ban Giám đốc trong quản trị RRTD. 4,82 III.3 Ngân hàng cần nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản

phẩm và hoạt động của mình. 3,89

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tuân thủ Basel II - Phòng quản trị RRTD và đầu tư)

Theo khảo sát, VietinBank tuân thủ hoàn toàn nguyên tắc 1 và 2 với mức điểm trung bình đạt ở mức khá cao lần lượt là 4,87 điểm và 4,82 điểm. Việc kiểm soát và quản lý RRTD tại VietinBank đã được thực hiện theo mô hình 3 tuyến bảo vệ, dưới sự điều hành của HĐQT và ban Tổng giám đốc. Đối với việc nhận diện và quản lý RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình, VietinBank chỉ tuân thủ được một phần (3,89 điểm).

b. Quy trình cấp tín dụng lành mạnh (nguyên tắc 4,5,6,7) Bảng 2.11: Kết quả khảo sát nguyên tắc 4,5,6,7

Câu Nội dung Điểm TB

III.4 Quy định rõ các tiêu chí cấp tín dụng phù hợp với thị trường

mục tiêu và sự hiểu biết về khách hàng vay 3,45 III.5 Thiết lập giới hạn tín dụng ở cấp độ từng khách hàng đơn lẻ

cũng như cho các nhóm khách hàng liên quan 4,53 III.6 Quy định chi tiết đối với việc phê duyệt một khoản cấp tín

dụng mới cũng như sửa đổi, cấp lại hạn mức hiện tại. 4,65 III.7 Kiểm soát hoặc hạn chế rủi ro của việc cho vay các bên có

liên quan, thực hiện phê duyệt theo cơ chế kiểm soát chặt chẽ 4,46

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tuân thủ Basel II - Phòng quản trị RRTD và đầu tư)

Nguyên tắc 4: Tuân thủ một phần

Bên cạnh việc kiểm soát và quản lý RRTD, VietinBank đã dần nhận diện, phân tích các rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn trong từng sản phẩm. Để làm được điều đó, VietinBank đã xây dựng quy trình cấp tín dụng đối với một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù như vay sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bất động sản, xây lắp,...

Theo khảo sát, mức điểm đánh giá về việc tuân thủ nguyên tắc 4 đạt 3.45 điểm – tuân thủ một phần. Thật vậy, trước khi ra quyết định cấp tín dụng, VietinBank đều thẩm định khách hàng một cách cẩn trọng, thu thập thông tin qua nhiều kênh khác nhau: từ phía khách hàng, từ phương tiện truyền thông đại chúng, từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), từ dữ liệu lịch sử (nếu có) và các mối quan hệ khác. Trên cơ sở nguồn thông tin có được, VietinBank sẽ tiến hành thẩm định, phân tích trên cơ sở các bộ chỉ tiêu đã được thiết lập (qua hệ thống XHTD nội bộ) để phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng.

Nguyên tắc 5,6,7: Tuân thủ hoàn toàn

Theo khảo sát, VietinBank tuân thủ ba nguyên tắc 5, 6 và 7 với mức điểm trung bình khá cao (Bảng 2.11). Hiện nay, VietinBank đã xây dựng quy trình tín dụng rất chặt chẽ từ khâu tiếp thị khách hàng cho đến khi thanh lý, tất toán hợp đồng tín dụng. khâu tiếp nhận hồ sơ đến khâu thanh lý hợp đồng tín dụng. VietinBank đã quy định chi tiết về cách thức, cũng như phân cấp thẩm quyền phê duyệt đối với việc phê duyệt một khoản cấp tín dụng mới cũng như sửa đổi, cấp lại hạn mức hiện tại, tuân thủ tốt việc thiết lập giới hạn tín dụng ở cấp độ từng khách

hàng đơn lẻ cũng như cho các nhóm khách hàng liên quan theo quy định của NHNN Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế Basel II.

c. Quy trình hỗ trợ, đo lường và giám sát tín dụng hiệu quả (nguyên tắc 8, 9, 10, 11, 12, 13)

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát nguyên tắc 8,9,10,11,12,13

Câu Nội dung Điểm TB

III.8 Thiết lập hệ thống hỗ trợ tín dụng thực hiện hỗ trợ các hoạt

động tín dụng của ngân hàng. 3,74

III.9

Thiết lập hệ thống giám sát tình trạng từng khoản vay riêng lẻ, bao gồm cả việc xác định mức độ đầy đủ của dự phòng cho khoản vay.

3,81 III.10 Xây dựng và áp dụng hệ thống XHTD nội bộ trong quản lý

RRTD. 3,89

III.11

Thiết lập hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích đo lường RRTD tiềm ẩn trong toàn bộ các hoạt động nội và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp thông tin đầy đủ về cơ cấu danh mục tín dụng.

3,12

III.12

Thiết lập hệ thống giám sát thành phần và chất lượng tổng thể của các danh mục tín dụng (ví dụ: phát hiện, quản lý và giảm thiểu RR tập trung)

3,33

III.13

Thực hiện đánh giá các thay đổi của nền kinh tế khi đánh giá các khoản tín dụng riêng lẻ và cả danh mục, đặc biệt trong điều kiện môi trường kinh tế không thuận lợi.

3,36

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tuân thủ Basel II - Phòng quản trị RRTD và đầu tư)

Nguyên tắc 10, 13: Tuân thủ một phần

Qua khảo sát cho thấy VietinBank tuân thủ nguyên tắc 10 với mức điểm 3,89 tuy nhiên nguyên tắc 13 chỉ đạt điểm trung bình 3,36. Hiện tại, VietinBank đã xây dựng thành công và áp dụng hệ thống XHTD nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng. Đây là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc ra quyết định cấp tín dụng, cung cấp những thông tin và đánh giá đầy đủ về khách hàng nhằm hạn chế thấp nhất những khoản rủi ro trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng.

Nguyên tắc 8, 12: Tuân thủ một phần

Đối với công tác theo dõi, quản lý tín dụng (nguyên tắc 8 và 12), VietinBank cũng tuân thủ một phần với mức điểm trung bình trên 3 điểm. Trước năm 2018, cán bộ QLKH kiêm nhiệm từ việc tiếp thị, quan hệ khách hàng cho đến thẩm định, lập

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w