Kinh nghiệm quản trị RRTD theo Basel II của một số ngân hàng thương

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 37 - 42)

thương mại Việt Nam

1.2.5.1.Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên đáp ứng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam. Ngày 28/11/2018, Vietcombank đã chính thức được NHNN Việt Nam chấp thuận áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN sớm một năm so với thời hạn hiệu lực.

Một trong những trọng tâm đầu tiên của Vietcombank là đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo trụ cột 1 của Basel II. Vietcombank vẫn được xem là ngân hàng dẫn đầu thị trường về quy mô hoạt động và chất lượng tăng trưởng và vốn hóa thị trường. Ngoài ra, Vietcombank có được sự hỗ trợ lớn từ cổ đông chiến lược là Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản (tỷ lệ sở hữu 15%), đồng thời việc Vietcombank thoái vốn tại các tổ chức tín dụng trong năm 2018 cũng đã giúp tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank đạt 9,58%, đáp ứng tỷ lệ theo Basel II.

Vietcombank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, Các bộ phân được phân tách với nhiệm vụ chuyên biệt: quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Việc kiện toàn mô hình tổ chức và quản trị rủi ro phù hợp với Basel II cũng như quy định của NHNN.

Vietcombank xây dựng hệ thống khuôn khổ cơ chế, chính sách tín dụng đồng bộ, đảm bảo phù hợp với định hướng chiến lược của toàn ngân hàng. Khung chính sách tín dụng được ban hành khá đồng bộ, bao gồm quy định giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng, quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro, các quy định cho vay, quy định bảo đảm tiền vay, …Các quy trình nghiệp vụ tín dụng được chuẩn hoá và hướng dẫn đầy đủ, đảm bảo việc thực hiện xuyên suốt trong toàn hệ thống.

Đồng thời, ngân hàng đã xây dựng đầy đủ công cụ đo lường RRTD đảm bảo đạt chuẩn thông lệ quốc tế. Vietcombank đã công bố hoàn thành xây dựng hệ thống cảnh báo sớm RRTD cũng như mô hình lượng hóa xác suất vỡ nợ đối với RRTD (hay còn gọi là mô hình PD) theo tiêu chuẩn Basel II với mức độ bao phủ hầu hết danh mục tín dụng, sẵn sàng áp dụng Hiệp ước Basel II theo phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao.

1.2.5.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Cùng với Vietcombank, VIB là ngân hàng thứ hai được công nhận đã hoàn thành chuẩn Basel II vào cuối năm 2018.

Tính đến cuối năm 2018, VIB có hệ số an toàn vốn ước tính đạt 10,3% và trở thành ngân thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đủ điều kiện áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II. Ngoài việc duy trì một lượng vốn lớn so với quy mô tài sản rủi ro trong nhiều năm nay, VIB tăng vốn cấp 1 bằng cách phát hành mới hoặc bán cổ phiếu quỹ đang nắm giữ, tăng vốn cấp 2 cả từ nguồn trong nước và ngoài nước.

Một thuận lợi khác là VIB nhận được sự hỗ trợ tích cực của cổ đông chiến lược là Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) - ngân hàng hàng đầu của Úc. CBA được xem là 1 trong 10 ngân hàng lớn nhất thế giới về giá trị vốn hóa thị trường, đồng thời cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên trên thế giới áp dụng Basel II, III. Trong quá trình triển khai Basel II, CBA đã cử chuyên gia hỗ trợ trong thời gian đầu với các hoạt động quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, các khóa đào tạo về các hoạt động chuyển đổi trọng yếu, đồng thời hoạch định lộ trình cho việc thực hiện Basel II tại VIB.

Bên cạnh đó, trên cơ sở nền tảng sẵn có của công nghệ kỹ thuật và hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu tự động, VIB tiếp tục phát triển các ứng dụng phục vụ việc tính toán và quản trị tự động các chuẩn mực vốn, bảo đảm tuân thủ các quy định tại Thông tư 41.

VIB nhất quán trong việc phát triển hệ thống quản trị với 3 lớp hàng rào bảo vệ đảm bảo tuân thủ theo trụ cột 2 của Basel II, hoàn thiện hệ thống quy định, quy trình mới theo yêu cầu của Thông tư 41 và Thông tư 13/2018/TT-NHNN.

Kết quả triển khai thành công Basel II đã giúp VIB đưa ra các chiến lược kinh doanh và hoạch định tốt chính sách khách hàng, sản phẩm, quản trị rủi ro và chính sách giá để tối ưu hóa vốn, đảm bảo hoạt động an toàn theo thông lệ quốc tế.

1.2.5.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Là một trong mười ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước vốn theo chuẩn mực Basel II, BIDV cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình thực hiện đáng để tham khảo.

Ngay say khi có chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, BIDV đã thực hiện phân tích hiện trạng quản trị rủi ro và xây dựng lộ trình triển khai các chuẩn mực Basel II. Theo lộ trình, trong năm 2016, BIDV sẽ triển khai theo phương pháp tiêu chuẩn. Đến đầu năm 2018, về cơ bản các chuẩn mực Basel II được áp dụng tương đối đầy đủ trong hoạt động của BIDV.

Về cơ cấu quản trị điều hành, BIDV nghiên cứu và hoàn thành dự án mô hình 3 vòng tuyến bảo vệ theo Basel II. Từ quý III/2015, BIDV đã ứng dụng kết quả vào công tác quản trị điều hành. Từ đó, phân tách trách nhiệm rõ ràng về quản trị rủi ro t n dụng giữa các vòng; nâng cao sức mạnh tổng thể trong quản trị rủi ro t n dụng; giảm thiểu sự phân tán trong dữ kiện về rủi ro; đảm bảo kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực trọng yếu của ngân hàng. Theo đó, công tác quản trị RRTD được BIDV thực hiện một cách chủ động với sự phối hợp chặt chẽ từ các đơn vị thực hiện tại 3 vòng. từ khâu thiết lập, giám sát đến chủ động nhận diện các rủi ro trọng yếu từ đó giúp đưa ra các giải pháp quản trị RRTD phù hợp.

Đối với các giải pháp hiện đại hóa, BIDV tiếp tục phát triển và nâng cấp các hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu theo phương pháp tiên tiến nhất để hỗ trợ công tác quản trị RRTD hiện tại cũng như tạo tiền đề tiến đến những chuẩn mực cao cấp hơn. Một trong những thành công về phát triển giải pháp quản trị RRTD tại BIDV là xây dựng Hệ thống Quản lý Hồ sơ rủi ro (Risk profile). Hệ thống này giúp nhận diện phạm vi và mức độ rủi ro để có biện pháp kiểm soát và kế hoạch hành động phù hợp.

(RWA) đáp ứng yêu cầu phương pháp luận về cấu trúc dữ liệu, thuật toán và phương pháp tính tài sản có rủi ro theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Nhìn chung, BIDV cho biết đã đáp ứng toàn diện các yêu cầu theo tiêu chuẩn Basel II về cơ cấu quản trị, quy trình, quy định kiểm soát nội bộ, hệ thống công nghệ thông tin.

1.2.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

- Áp dụng triệt để các nguyên tắc về quản trị RRTD theo Basel II, đồng thời tuân thủ các quy định của NHNN về áp dụng Hiệp ước Basel II.

- Xây dựng ý thức, nâng cao trình độ hiểu biết cho cán bộ nhân viên trong ngân hàng về quản trị RRTD trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.

- Xây dựng ngân hàng dữ liệu về RRTD và sử dụng công nghệ hiện đại trong quản trị RRTD, cảnh báo sớm, quản lý hồ sơ rủi ro (Risk profile).

- Ngân hàng phải có đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ để hỗ trợ cho công tác quản trị RRTD.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hiệp ước Basel II đã được nhiều NHTM trên thế giới áp dụng thành công từ những năm đầu của thế kỷ 21. Basel II đã thiết lập một bộ tiêu chuẩn tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về quản trị rủi ro nói chung và quản trị RRTD nói riêng. Trong chương 1, luận văn đã phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về nội dung quản trị RRTD cũng như các nguyên tắc của Basel II về quản trị RRTD, các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD theo Basel II. Các văn bản, quy định do NHNN Việt Nam ban hành cũng là một cơ sở quan trọng để các NHTM thực hiện quản trị RRTD theo Basel II. Bên cạnh đó, luận văn đã tham khảo bài học kinh nghiệm của một số NHTM NHTM trong nước có cùng quy mô với VietinBank hoặc đã thành công trong việc triển khai Basel II để rút ra những bài học cho VietinBank. Các vấn đề được đề cập trong chương 1 là cơ sở để đánh giá thực trạng quản trị RRTD theo Basel II tại VietinBank ở chương sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO CHUẨN MỰC BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w