Những hạn chế

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 83 - 84)

Thứ nhất, hiện nay, hệ thống thông tin quản trị RRTD của VietinBank vẫn là

bộ chỉ tiêu tĩnh – có nghĩa là vẫn chưa có khả năng biến động theo những biến động thông số của thị trường kinh tế xã hội. Do đó, khi có những thay đổi của môi trường bên ngoài, đặc biệt trong điều kiện môi trường kinh tế không thuận lợi, việc chủ động đánh giá tác động của các thay đổi này đối với việc cấp tín dụng vẫn chưa đem lại được kết quả tổng thể, toàn diện và xác thực nhất trong công tác nhận diện và đo lường rủi RRTD. Bên cạnh đó, VietinBank hiện nay là đang sử dụng quá nhiều các chương trình, phần mềm hỗ trợ riêng biệt mà chưa có sự tích hợp hay kết nối lẫn nhau. Điều này dẫn đến việc cán bộ thực hiện quản lý tín dụng phải cập nhật quá nhiều chỉ số, số liệu cũng như có thể gây ra tính không thống nhất về mặt số liệu báo cáo phục vụ công tác quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel.

Thứ hai, trên thực tế, VietinBank rất chú trọng đến vấn đề quản trị RRTD

theo tiêu chuẩn Basel II, tuy nhiên khi có những thay đổi về mặt chính sách, quy trình, quy định, việc tập huấn, đào tạo cho cán bộ vẫn chưa hoàn toàn hiệu quả. VietinBank có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên cả nước, với hàng chục nghìn nhân viên. Do đó, việc chưa kịp thời đào tạo, truyền đạt đến từng cán bộ về những điều chỉnh trong chính sách, nội dung quy trình cấp tín dụng, nhận biết rủi ro tiềm ẩn,… phần nào ảnh hưởng đến hoạt động cũng như tính khách quan trong quá trình cấp tín dụng. Điều này dẫn tới vẫn có những rủi ro phát sinh trong việc thu nhập

thông tin do lỗi của cán bộ ngân hàng hoặc khách hàng cố tình lừa đảo nên tại VietinBank vẫn còn xảy ra việc cho vay sai mục đích dẫn đến nợ quá hạn, mất khả năng thu hồi vốn.

Mặt khác, Từ năm 2018, VietinBank đã thực hiện phân tách bộ phận quan hệ khách hàng với bộ phận thẩm định độc lập, đảm bảo quyết định cấp tín dụng có sự khách quan hơn. Việc thay đổi trong mô hình tổ chức này áp dụng trong một thời gian ngắn, hiện còn nhiều bất cập do nề nếp làm việc nhiều năm của cán bộ, cũng như thiếu sự cập nhật kiến thức kịp thời. Do đó, thực tế áp dụng mô hình quản trị RRTD được các Chi nhánh áp dụng còn nhiều điểm chưa đúng quy trình, công tác nhân sự chồng chéo, kiêm nhiệm chức danh,… Bộ phận QLKH có trách nhiệm đôn đốc thu hồi nợ đúng hạn, cũng như đánh giá khách hàng và thực hiện các báo cáo cho các bộ phận có liên quan như bộ phận quản lý RRTD, hay các bộ phận khác được chỉ định báo cáo. Bộ phận quản lý RRTD, các bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chỉ thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc theo yêu cầu của HĐQT, Ban điều hành khi xuất hiện những khoản vay có vấn đề. Và các bộ phận kiểm soát sau này chủ yếu tiếp nhận và sử dụng các thông tin do bộ phận QLKH cung cấp, thiếu sự kiểm tra, xác thực lại do hệ thống thông tin dữ liệu còn nhiều thiếu sót

Thứ ba, Mặc dù NHNN đã có một số văn bản quy định, hướng dẫn về thực

hiện các trụ cột của Basel II, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và kịp thời. Tiêu biểu như hiện nay, VietinBank đã hoàn thành hệ thống tính vốn theo phương pháp xếp hạng nội bộ, nhưng NHNN chưa ban hành hướng đẫn đối với phương pháp này. Hoặc khung pháp lý cũng chưa được rõ ràng về thời gian thực hiện, cụ thể như lúc nào thì chính thức thực hiện và nếu không thực hiện đúng thời gian quy định thì biện pháp xử lý ra sao.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w