quản trị RRTD theo tiêu chuẩn Basel II
Cơ sở dữ liệu là một trong những yếu tố cần thiết, quyết định đến sự thành bại của việc thực hiện chuẩn Basel II tại các ngân hàng thương mại. Một hệ thống cơ sở dữ liệu đảm bảo hỗ trợ được quản trị RRTD hiệu quả phải đáp ứng được một số yêu cầu như: phải đảm bảo được tính toán các giá trị rủi ro; thông tin lưu trữ có khả năng phân tích chuỗi sự kiện theo trình tự thời gian, từ những sự kiện đơn lẻ; có khả năng đo lường được giá trị hoạt động hiện tại và tương lai từ các dữ liệu lịch sử. Dữ liệu hiện tại của VietinBank rất lớn và liên tục tăng trưởng dẫn đến sự thiếu thống nhất về mặt dữ liệu giữa các hệ thống, các vấn đề liên quan đến chất lượng dữ liệu trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Hiện vẫn còn nhiều vấn đề/ thách thức đang cản trở VietinBank đạt được quản trị RRTD đề ra, do đó đòi phải có nguồn dữ liệu thống nhất và đáng tin cậy ở cấp độ toàn ngân hàng. VietinBank đang sử dụng các công cụ tự phát triển và các phương pháp thủ công khác nhau để phục vụ cho mục đích quản lý, phân tích và khai thác dữ liệu tại các đơn vị. Và hiện tại VietinBank đang thiếu các công cụ quản trị dữ liệu RRTD để quản lý, giám sát chất lượng dữ liệu. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với VietinBank là cần cải thiện tính sẵn sàng và chất lượng của dữ liệu, đảm bảo sự tổng hòa và tính nhất quán của dữ liệu trên toàn bộ tổ chức, tăng cường năng lực quản trị vận hành các hệ thống quản trị rủi ro hiện tại.
Để quản trị RRTD, VietinBank cần duy trì và phát triển hệ thống công cụ, phần mềm, mô hình đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD. Hiệu quả của quy trình này phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống cơ sở dữ liệu mà ngân hàng có thể thu thập được. Đồng thời, VietinBank cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê, báo cáo nội bộ để xây dựng được hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu hiện đại, tập trung và thống nhất.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin nhằm đảm bảo các thông tin tài chính được chuẩn hóa sẽ góp phần giúp VietinBank đẩy nhanh quá trình đáp ứng các tiêu chuẩn của Basel II trước hết ở kh a cạnh thông tin. Hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác sẽ giúp VietinBank giảm thiểu rủi ro về vấn đề thông tin không minh bạch, và dẫn tới các sai sót trong quá trình phân tích và đánh giá các dữ liệu tài chính doanh nghiệp, góp phần giảm rủi ro về thông tin bất đối xứng.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với NHNN
Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trong việc áp dụng Basel II.
Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều khó khăn, để góp phần từng bước đưa hoạt động ngân hàng Việt Nam phù hợp với Basel II, NHNN đã tiến hành triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp, trong đó có giải pháp xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý cho việc áp dụng các chuẩn mực Basel II. Ngày 17/03/2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ký ban hành Công văn số 1601/NHNN-TTGSNH phê duyệt lộ trình triển khai Chuẩn mực an toàn vốn Basel II trong ngành ngân hàng đến năm 2019. Theo đó đến năm 2019, hệ thống ngân hàng Việt Nam tuân thủ Chuẩn mực vốn Basel II theo phương pháp cơ bản. Tuy nhiên, trên thực tế hiện mới có hai ngân hàng là Vietcombank và VIB tuyên bố hoàn thành Basel II, đáp ứng yêu cầu của Thông tư 41. Các ngân hàng khác vẫn đang trong tiến trình “chạy đua” cho kịp giờ về đích trên con đường tiến tới chuẩn mực Basel II.
Ngoài ra, hiện nay NHNN mới ban hành Thông tư 41 và Thông tư 13 để triển khai Chuẩn mực vốn Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, chưa có ban hành hướng dẫn theo phương pháp xếp hạng nội bộ. Trong khi đó, đầu năm 2019, VietinBank đã hoàn thành việc xây dựng phương pháp tính vốn theo phương pháp xếp hạng nội bộ, nhưng chưa thể triển khai do chưa có quy định, hướng dẫn của NHNN.
Do đó, NHNN cần có định hướng và chỉ đạo kịp thời, thường xuyên và liên tục cập nhật, hoàn thiện các văn bản, khung pháp lý trong việc áp dụng Basel trong thời gian tới, tạo điều kiện cho các NHTM trong quá trình triển khai thực hiện Basel II trong quản trị RRTD nói riêng và trong toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung. Đồng thời xây dựng môi trường pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng minh bạch và công bằng nhằm thúc đẩy cạnh tranh và bảo đảm an toàn hệ thống tiền tệ, ngân hàng. Các chính sách và quy định pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng góp phần tạo môi trường lành mạnh và động lực cho các ngân hàng, doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm soát, giám sát
ngân hàng. Theo chuẩn mực Basel, NHNN giữ vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng. NHNN đóng vai trò là cơ quan giám sát ngân hàng, nắm quyền chủ động rất lớn, bao gồm chủ động trong việc đưa ra quy định chi tiết cho toàn hệ thống, cấp phép hoặc ngừng cấp phép cho mỗi ngân hàng khi muốn lựa chọn một phương pháp đánh giá rủi ro, đồng thời có quyền ra phán quyết tối cao đối với tổ chức tín dụng khi phát hiện những sai phạm so với nội dung cấp phép. Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Đầu tiên, trong giai đoạn tới NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách quản lý, kiểm tra giám sát, bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho hoạt động của các tổ chức tín dụng và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, hỗ trợ công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu. Khuôn khổ về chính sách quản lý, hoạt động thanh tra, giám sát, các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, quy định về quản trị, điều hành, quy định về quản trị rủi ro của tổ chức tín dụng cần được xây
dựng theo hướng chặt chẽ, an toàn hơn và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. tiếp tục nghiên cứu, tham mưu việc ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng các chuẩn mực Basel II vào công tác thanh tra, giám sát và quy định về an toàn hoạt động đối với hệ thống tài chính ngân hàng, nền tảng và chuẩn mực an toàn cao hơn, tiệm cận các thông lệ quốc tế cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Song song với quá trình này, NHNN cần hoàn thiện mô hình giám sát ngân hàng theo định hướng mô hình giám sát hợp nhất và hoàn thiện các quy định liên quan đến minh bạch thông tin đảm bảo kỷ luật thị trường theo tinh thần của Basel II.
Thêm vào đó, NHNN cần hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở, đảm bảo sự độc lập về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng quan công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel. Đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ cần được phát triển cả về số lượng và chất lượng, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật. Ngoài ra, NHNN cần tăng cường hợp tác quốc tế, tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài, chủ động tham gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính
Thứ ba, đối với phát triển mô hình quản trị RRTD trên hệ thống ngân hàng,
NHNN cần làm đầu mối để triển khai “Hệ thống cảnh báo sớm” hoặc các phương pháp tương đương để có thể phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro toàn hệ thống, đảm bảo Việt Nam có hệ thống phòng ngừa và hạn chế rủi ro hệ thống trước khi chính thức áp dụng Basel II. NHNN cũng cần nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin từ phía các NHNN, đồng thời có biện pháp chỉ đạo, tuyên truyền phù hợp hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. NHNN cần đảm bảo tính cập nhật và chính xác của các thông tin về khách hàng, về khách hàng, bổ sung kịp thời các tiêu ch xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II và giám sát, quản lý và tạo lập thị trường dịch vụ thông tin tín dụng minh
bạch, khách quan cho các tổ chức tín dụng.