Cơ cấu tổ chức và chức năng của Khối quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 45 - 47)

VietinBank lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tập trung để đáp ứng được chiến lược kinh doanh tổng thể, tiệm cận với thông lệ quốc tế, đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và thu nhập. Công tác quản trị rủi ro của VietinBank được tập trung từ mô hình tổ chức đến quy trình tác nghiệp và được phân dạng theo ba nhóm rủi ro chính được đề cập đến trong Basel 2 là: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.

Hình 2.2: Mô hình cơ cấu tổ chức của Khối Quản lý rủi ro - VietinBank

(Nguồn: VietinBank, 2020)

Theo đó, Giám đốc Khối quản lý rủi ro là người chịu trách nhiệm đầu tiên và Giám đốc Khối Quản lý rủi ro Phó giám đốc khối Phòng quản lý RRTD và đầu tư Bộ phận chính sách tín dụng và đầu tư Quản lý danh mục đầu tư Bộ phận mô hình RRTD Văn phòng quản lý rủi ro tích hợp Phó giám đốc khối Phòng quản lý rủi ro thị trường Phòng quản lý rủi ro hoạt động

cuối cùng về toàn bộ hoạt động của quản trị rủi ro của VietinBank trước Tổng giám đốc và Ban điều hành. Giám đốc khối quản lý rủi ro được giao các chức năng, nhiệm vụ cụ thể như: (i) đệ trình Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị về việc ban hành chính sách quản lý RRTD và các quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo trong công tác quản lý RRTD; (ii) Tổ chức triển khai, xây dựng, thực hiện và quản lý các chương trình, công cụ quản lý RRTD (chính sách, hệ thống hỗ trợ nhận diện, đo lường, giám sát RRTD…); (iii) Rà soát các báo cáo quản lý RRTD, danh mục đầu tư, biện pháp ứng xử, xử lý RRTD phù hợp trình lên Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị phê duyệt. Giám đốc Khối quản lý rủi ro được phép ủy quyền cho các phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành từng mảng nghiệp vụ liên quan trong hoạt động của khối và chịu trách nhiệm với mảng nghiệp vụ đó trước Giám đốc Khối và Ban iều hành của VietinBank.

Khối quản lý rủi ro gồm có 4 phòng ban trực thuộc tương ứng với các mảng nghiệp vụ cụ thể riêng là: Phòng quản lý RRTD và đầu tư, Phòng quản lý rủi ro thị trường, Phòng quản lý rủi ro hoạt động và Văn phòng quản lý rủi ro tích hợp. Trong đó, chức năng nhiệm vụ của Phòng quản lý rủi ro tín dụng và đầu tư là tham mưu, giúp việc cho Ban lãnh đạo Khối trong công tác quản lý RRTD toàn hệ thống, cụ thể gồm có:

+ Xây dựng cơ chế, ban hành chính sách, sửa đổi, bổ sung, thay thế về cấp và quản lý tín dụng, cho vay, nhận bảo đảm cấp tín dụng, đầu tư và quản lý RRTD như định hướng tín dụng, chỉ tiêu RRTD trong tuyên bố khẩu vị rủi ro của VietinBank, ngưỡng RRTD, thẩm quyền tín dụng, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động của VietinBank, đạt được mục tiêu kinh doanh, an toàn trong hoạt động tín dụng và cho vay.

+ Quản lý giám sát danh mục đầu tư nhằm giám sát các ngưỡng RRTD để cảnh báo, nhận diện RRTD, rủi ro tập trung đối với hoạt động cấp tín dụng ở cấp độ toàn hàng, phối hợp với bộ phận kinh doanh thực hiện cảnh báo rủi ro, lưu ý trong xây dựng định hướng tín dụng của VietinBank trong từng thời kỳ.

thống hỗ trợ nhận diện RRTD, đo lường, giám sát, cảnh báo sớm, các bộ chỉ tiêu XHTD nội bộ, quản lý vận hành hệ thống XHTD nội bộ toàn hệ thống. Đồng thời, xây dựng, triển khai các mô hình đo lường RRTD, đề xuất ứng dụng kết quả XHTD nội bộ, kết quả đo lường trong hoạt động kinh doanh của và quản trị rủi ro.

+ Quản lý, giám sát kết quả phân loại nợ, trích lập và phân bổ dự phòng RRTD: Tổ chức, quản lý, giám sát kết quả phân loại nợ và tính toán trích lập, phân bổ dự dự phòng rủi ro toàn hệ thống.

+ Tham mưu biện pháp khắc phục các nội dung liên quan đến RRTD còn tồn tại trong quá trình đưa ra các quyết định có RRTD tương ứng theo từng cấp độ có thẩm quyền theo quy định nội bộ của VietinBank.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN BASEL II (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w