1.1.1.Khái niệm công chức và công chức hải quan - Khái niệm công chức
Công chức là một thuật ngữ sử dụng phổ biến ở các nước để chỉ nhóm người đặc biệt làm việc trong các cơ quan nhà nước. Ở mỗi nước thường có một định nghĩa riêng về công chức.
Ở Pháp, công chức là những người sở tự quản, làm công vụ được Nhà nước hoặc cộng đồng lãnh thổ bổ nhiệm vào một công việc thường xuyên trong các công sở hay công sở tự quản, kể cả các bệnh viện.
Đối tượng công chức ở Đức khá rộng bao gồm những nhân viên làm việc trong các cơ quan, tổ chức văn hóa, nghệ thuật giáo dục và nghiên cứu khoa học quốc gia, nhân viên công tác trong các doanh nghiệp công ích do Nhà nước quản lý, các nhân viên, quan chức làm việc trong các cơ quan chính phủ, giáo sư đại học, giáo viên trung học, tiểu học, bác sĩ, hộ lý bệnh viện, nhân viên lái xe lửa…
Ở Trung Quốc khái niệm công chức Nhà nước dùng để chỉ những người công tác trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, từ nhân viên phục vụ. Gồm hai loại: Công chức lãnh đạo là những người thừa hành quyền lực hành chính Nhà nước, được bổ nhiệm theo các trình tự luật định, chịu sự điều chỉnh của Hiến pháp, Điều lệ công chức và Luật Tổ chức chính quyền các cấp; và công chức nghiệp vụ, là những người thi hành chế độ thường nhiệm, do cơ quan hành chính các cấp bổ nhiệm và quản lý căn cứ vào Điều lệ công chức, họ chiếm tuyệt đại đa số công chức Nhà nước, chịu trách nhiệm quán triệt, chấp hành chính sách và pháp luật.
số các nước đều quan niệm công chức là một nhóm người đặc biệt làm việc trong các tổ chức thuộc hệ thống thực thi quyền hành pháp. Hệ thống pháp luật của các nước đều dành cho nhóm người này một số quy định đặc biệt. Một số quy định mang tính chất chung của các nước: Là nhóm người lao động cho Nhà nước có tính chất riêng; số lượng người được gọi là công chức khác nhau, có thể phân chia thành công chức trung ương, địa phương, quân sự, dân sự; mọi hoạt động do pháp luật quy định; được bổ nhiệm bởi cơ quan công quyền và khó có thể bị bãi nhiệm do thủ tục.
Tại Việt Nam, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số diều của Luật cán bộ, công chức số 52/2019/QH14 của Quốc hội khóa 14 ngày 25 tháng 11 năm 2019, tại khoản 2 điều 4 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”. [22].
-Khái niệm công chứcHải quan:
Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải, phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối vớihàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Từ khái niệm chung về công chức, tác giả cho rằng công chức hải quan là công dân Việt Nam, được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh
trong hệ thống cơ quan hải quan các cấp. Như vậy, công chức hải quan là những người làm việc trong hệ thống hải quan các cấp hoặc các đơn vị sự nghiệp của hải quan. Họ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và quỹ lương của cơ quan. Căn cứ vào tình hình và nhu cầu công việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan là chủ thể có thẩm quyền quyết định hình thức, tiêu chí, điều kiện bổ nhiệm đối với công chức hải quan.
Đặc điểm Công chức Hải quan
Công chức Hải quan là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, cũng được hình thành từ việc tuyển dụng nên cũng mang những đặc điểm giống với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung. Tuy nhiên do xuất phát là lực lượng có đặc thù riêng nên đội ngũ Công chức Hải quan cũng có nhiều điểm khác biệt. Đó là:
Đội ngũ có số lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật…
Công chức Hải quan là những người được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Công chức Hải quan do Tổng cục Hải quan quản lý.
Công chức Hải quan thường xuyên biến động, thay đổi vị trí công tác do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ tại Tổng cục Hải quan.
Công chức Hải quan cũng bao gồm hai nhóm: Công chức lãnh đạo và công chức không giữ chức vụ lãnh đạo. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo gồm:Nhân viên hải quan (mã số 08.053); Kiểm tra viên trung cấp hải quan (mã số 08.052); Kiểm tra viên hải quan (mã số 08.051); Kiểm tra viên chính hải quan (mã số 08.050) và Kiểm tra viên cao cấp hải quan (mã số 08.049).
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức Hải quan
cụ thể trong Luật Hải quan 2014. Cụ thể:
“Công chức hải quan là người được nhà nước trao quyền thay mặt nhà nước thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực hải quan. Để hoàn thành nhiện vụ này, nhà nước trao cho công chức hải quan những quyền hạn nhất định, điều này đã được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 19 Luật Hải quan năm 2014. Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan được quy định như sau:
Thứ nhất, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý và duy trì xã hội, đứng dưới pháp luật, tất cả mọi cá nhân đều bình đẳng như sau. Vì vậy, công chức hải quan cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành thực hiện pháp luật trong quá trình làm việc và sinh sống. Khi thực hiện nhiệm vụ của mình, công chức hải quan phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những hành vi của mình thực hiện.
Thứ hai, hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu. Khi có yêu cầu của của các cá nhân, tổ chức về việc thực hiện các thủ tục hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm phải hướng dẫn họ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một trong những nhiệm vụ cơ bản của công chức hải quan.
Thứ ba, thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mở, đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật này và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là quyền hạn của công chức hải quan. Thực hiện việc kiểm tra,
giám sát… là nhiệm vụ của công chức hải quan được pháp luật quy định. Tuy nhiên, đây cũng là quyền hạn mà pháp luật đã trao cho công chức hải quan, bởi lẽ chỉ những chủ thể có thẩm quyền mới được phép tiến hành kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu. Hành vi khám xét, giám sát… xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của các thương nhân, nhưng để đảm không có hàng hóa buôn lậu… nên công chức hải quan được quyền kiểm tra, giám sát trong nhưng trường hợp nêu trên.
Thứ tư, lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan. Mục đích của việc lấy mẫu hàng hóa là để phân tích, phục vụ cho hoạt động kiểm tra của công chức hải quan đạt được hiệu quả cao. Phát hiện các hàng hóa kém chất lượng, hàng giả…
Thứ năm, yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa. Để thực hiện được nhiệm vụ giám sát kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, phát hiện hàng giả, chống buôn lậu… công chức hải quan được Nhà nước trao quyền trong việc yêu cầu người khai hải quan cung cấp các chứng từ tài liệu liên quan đến hàng hóa. Người khai hải quan có nghĩa vụ phải cung cấp các tài liệu theo yêu cầu của công chức hải quan.
Thứ sáu, yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định. Đây là một trong những quyền hạn được pháp luật quy định cho công chức hải quan. Công chức hải quan có quyền hướng dẫn, chỉ đạo người điều khiển vận phải đi theo các tuyến đường, địa điểm nhất định để thuận thiện cho hoạt động kiếm tra giám sát của hải quan.” [21]
1.1.3. Ý nghĩa về nâng cao năng lực của Công chức Hải quan
Việc nâng cao năng lực của đội ngũ công chức Hải quan có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tổ chức cụ thể như sau: Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức Hải quan giúp công chức Hải quan hoàn thành
các nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, giảm thiểu các hoạt động buôn bán bất hợp pháp, giúp duy trì và phát triển một nền kinh tế theo hướng bền vững.
Xu hướng hội nhập quốc tế, sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ kỹ thuật, chính vì đó nếu không nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ nguồn nhân lực nói chung cũng như đội ngũ công chức Hải quan nói riêng thì chắc chắn tổ chức Hải quan đó sẽ rất khó để cạnh tranh và phát triển mà sẽ bị tụt hậu và có nguy cơ bị phá sản.
Trình độ và năng lực của mỗi con người nói chung cũng như của công chức Hải quan nói riêng nếu được đào tạo và củng cố thường xuyên sẽ giúp cho họ phát triển năng lực cao hơn, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn đổi mới hiện nay càng nhanh hơn, hiệu quả và chất lượng công việc sẽ được thuận lợi và hiệu quả hơn.
1.2. Năng lực công chức hải quan và các tiêu chí đánh giá
1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực công chức hải quan
1.2.1.1. Khái niệm năng lực công chức hải quan
Thông thường năng lực được xem là khả năng, điều kiện chủ quan sẵn sàng cho thực hiện một hoạt động nào đó. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì năng lực được hiểu là "khả năng làm việc tốt". Trong cuốn Gốc và nghĩa của từ Tiếng Việt thông dụng thì năng lực được hiểu là sức mạnh có thể làm nổi việc. Các nhà tâm lý học cho rằng, năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một hoạt động nào đó, được hình thành, phát triển trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân. Năng lực chính là khả năng của một người để làm được một việc gì đó, để xử lý một tình huống hay thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định. Các nhà nghiên cứu tâm lý thường chia năng lực thành năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung là năng lực đối với các dạng hoạt động chung của đời sống con người, mọi người đều có ở những mức độ khác nhau bao gồm năng lực
phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề ….Năng lực riêng, chuyên biệt (năng lực tính toán, phối màu, cảm thụ âm nhạc ….) của con người trong thực hiện hoạt động nào đó giúp họ đạt kết quả cao. Nói đến năng lực con người là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào đó, là “nói đến tổng hợp thể lực, trí lực, tâm lực của con người giúp người đó đạt được kết quả trong một hoạt động hay nhiều hoạt động trong những điều kiện cụ thể nhất định” [Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đã Nẵng]. Năng lực vừa là cái “tự nhiên” sẵn có, vừa là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người.
Qua nghiên cứu ta có thể hiểu rằng: Năng lực thực hiện công việc là sự tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ. Một người có năng lực trong lĩnh vực nào đó, trước hết họ cần có một kiến thức chuyên môn nhất định để hiểu biết về công việc họ đang thực hiện. Năng lực có điểm khác biệt với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đề cập đến những kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cơ bản cần có để đảm nhiệm một vị trí hoặc một tập hợp các vị trí làm việc không liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh lao động thực tế. Ngoài kiến thức, cần có những kỹ năng làm việc để tổ chức thực hiện công việc theo một quy trình nhất định. Kiến thức, kỹ năng cho phép một người biết làm việc nhưng để đạt được hiệu quả, năng suất cao họ cần phải có thái độ đúng đắn, đó chính là lòng yêu nghề, tận tụy, tận tâm với nghề, với công việc..
1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực công chức hải quan
- Kiến thức là tổng hợp những tri thức thu nhận được, được biểu hiện qua bằng cấp, trình độ đào tạo và qua kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy và học hỏi trong cuộc sống. Kiến thức có được qua đào tạo, qua quá trình sống của cán bộ, công chức, viên chức gồm có: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước và các kiến thức nền tảng về văn hóa, kinh tế, xã hội khác.
để hoàn thành tốt công việc, là khả năng làm tốt một công việc, thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế, sự thành thạo và nắm vững nghiệp vụ. Công chức cần có các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng lãnh đạo quản lý, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng báo cáo, kỹ năng làm việc nhóm ...
- Thái độ là sự phản ánh tâm lý mà con người thể nghiệm đối với những gì họ đang thực hiện, với người khác và với bản thân liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Đó là sự nỗ lực, cố gắng, mức độ nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của công chức đối với công việc mà họ đang thực hiện. Thái độ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực thi công vụ. Nhiều người có trình độ, kiến thức, kỹ năng tốt nhưng không hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức độ không cao nhiệm vụ do có thái độ chưa phù hợp, chưa