Năng lực công chức hải quan và các tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG (Trang 38)

1.2.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành năng lực công chức hải quan

1.2.1.1. Khái niệm năng lực công chức hải quan

Thông thường năng lực được xem là khả năng, điều kiện chủ quan sẵn sàng cho thực hiện một hoạt động nào đó. Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì năng lực được hiểu là "khả năng làm việc tốt". Trong cuốn Gốc và nghĩa của từ Tiếng Việt thông dụng thì năng lực được hiểu là sức mạnh có thể làm nổi việc. Các nhà tâm lý học cho rằng, năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lý của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một hoạt động nào đó, được hình thành, phát triển trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân. Năng lực chính là khả năng của một người để làm được một việc gì đó, để xử lý một tình huống hay thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định. Các nhà nghiên cứu tâm lý thường chia năng lực thành năng lực chung và năng lực riêng. Năng lực chung là năng lực đối với các dạng hoạt động chung của đời sống con người, mọi người đều có ở những mức độ khác nhau bao gồm năng lực

phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề ….Năng lực riêng, chuyên biệt (năng lực tính toán, phối màu, cảm thụ âm nhạc ….) của con người trong thực hiện hoạt động nào đó giúp họ đạt kết quả cao. Nói đến năng lực con người là nói đến khả năng đạt được kết quả trong hoạt động nào đó, là “nói đến tổng hợp thể lực, trí lực, tâm lực của con người giúp người đó đạt được kết quả trong một hoạt động hay nhiều hoạt động trong những điều kiện cụ thể nhất định” [Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đã Nẵng]. Năng lực vừa là cái “tự nhiên” sẵn có, vừa là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người.

Qua nghiên cứu ta có thể hiểu rằng: Năng lực thực hiện công việc là sự tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và thái độ. Một người có năng lực trong lĩnh vực nào đó, trước hết họ cần có một kiến thức chuyên môn nhất định để hiểu biết về công việc họ đang thực hiện. Năng lực có điểm khác biệt với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ đề cập đến những kiến thức chuyên môn và kỹ thuật cơ bản cần có để đảm nhiệm một vị trí hoặc một tập hợp các vị trí làm việc không liên quan trực tiếp đến hoàn cảnh lao động thực tế. Ngoài kiến thức, cần có những kỹ năng làm việc để tổ chức thực hiện công việc theo một quy trình nhất định. Kiến thức, kỹ năng cho phép một người biết làm việc nhưng để đạt được hiệu quả, năng suất cao họ cần phải có thái độ đúng đắn, đó chính là lòng yêu nghề, tận tụy, tận tâm với nghề, với công việc..

1.2.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực công chức hải quan

- Kiến thức là tổng hợp những tri thức thu nhận được, được biểu hiện qua bằng cấp, trình độ đào tạo và qua kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy và học hỏi trong cuộc sống. Kiến thức có được qua đào tạo, qua quá trình sống của cán bộ, công chức, viên chức gồm có: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tin học, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước và các kiến thức nền tảng về văn hóa, kinh tế, xã hội khác.

để hoàn thành tốt công việc, là khả năng làm tốt một công việc, thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế, sự thành thạo và nắm vững nghiệp vụ. Công chức cần có các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng lãnh đạo quản lý, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng báo cáo, kỹ năng làm việc nhóm ...

- Thái độ là sự phản ánh tâm lý mà con người thể nghiệm đối với những gì họ đang thực hiện, với người khác và với bản thân liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Đó là sự nỗ lực, cố gắng, mức độ nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của công chức đối với công việc mà họ đang thực hiện. Thái độ là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả thực thi công vụ. Nhiều người có trình độ, kiến thức, kỹ năng tốt nhưng không hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức độ không cao nhiệm vụ do có thái độ chưa phù hợp, chưa chuẩn mực, chưa đúng.

Năng lực công chức hải quan luôn gắn với một môi trường làm việc nhất định và với một nhiệm vụ nhất định. Vì vậy khi xem xét vấn đề năng lực, đánh giá không nên tách rời khỏi những yếu tố quan trọng là môi trường làm việc và nhiệm vụ phải thực hiện. Năng lực công chức chịu ảnh hưởng của bối cảnh công việc hay vị trí việc làm. Mỗi một công việc hay vị trí việc làm có những yêu cầu đặc thù gắn với công việc và buộc người đảm nhiệm công việc phải đáp ứng yêu cầu đó. Vì vậy, với các vị trí công việc khác nhau sẽ đòi hỏi những năng lực khác nhau. Năng lực được xác định trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của một vị trí việc làm. Đó là những năng lực thiết yếu để đạt được mục tiêu, hiệu quả công việc.

1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực công chức hải quan

1.2.2.1. Các tiêu chí đánh giá năng lực kiến thức của công chức hải quan

* Trình độ văn hóa: Là mức độ tri thức của công chức đạt được thông qua hệ thống giáo dục. Ở nước ta hiện nay trình độ văn hóa được

chia thành các cấp độ: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nền tảng của việc nhận thức chính là trình độ văn hóa, là cơ sở để tiếp thu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; là tiền đề tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật vào trong cuộc sống. Trình độ văn hóa hạn chế sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật cũng như năng lực thực thi công vụ của công chức.

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểu hiện qua những cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. Khi xét đến trình độ chuyên môn của công chức cần phải lưu ý đến sự phù hợp giữa chuyên môn được đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc và kết quả làm việc của công chức. Đây là những kiến thức mà công chức hành chính không được thiếu khi giải quyết công việc của mình. Nếu thiếu kiến thức này thì công chức sẽ lúng túng trong việc giải quyết công việc, khó hoàn thành công việc, hiệu quả công việc sẽ thấp.

* Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan điểm, lập trường của công chức hành chính. Thực tế cho thấy những công chức được nhân dân yêu mến, kính trọng và vận động được nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nâng cao hiệu quả thực thi công vụ là những người có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Ngược lại, những công chức lập trường chính trị không vững vàng, hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá, biến chất sẽ đánh mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến chất lượng thực thi công vụ không hiệu quả. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay với những ảnh hưởng của lối sống thực dụng, vị kỷ thực tế đã có một số công chức bị sa ngã trước những cám dỗ vật chất gây mất lòng tin của nhân dân. Theo quy định tại Thông

tư số11/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 của Bộ Nội vụ chỉ rõ công chức ngạch chuyên viên cao cấp phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, còn các ngạch công chức hành chính khác không yêu cầu bắt buộc trình độ lý luận chính trị.

* Trình độ quản lý nhà nước: Quản lý Nhà nước là hệ thống tri thức khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước. Hoạt động công vụ vừa là hoạt động khoa học, vừa là hoạt động nghệ thuật, cho nên yêu cầu các công chức phải am hiểu sâu sắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giải quyết những vụ việc cụ thể. Để thực hiện tốt hoạt động này đòi hỏi đội ngũ công chức phải được đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước, về những kỹ năng, phương pháp làm việc. Thực tế cho thấy trong quá trình hoạt động công vụ có những công chức có sức khỏe, nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm, hiểu biết rộng nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng quản lý Nhà nước thì năng lực của công chức đó cũng bị hạn chế. Theo quy định của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 11/2014/TT-BNV ngày 31/10/2014 công chức chuyên ngành hành chính phải có chứng chỉ quản lý nhà nước theo ngạch công chức. Ví dụ: Công chức ngạch chuyên viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Như vậy, yêu cầu 100% công chức ở các cơ quan chuyên môn phải có trình độ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên trở lên.

* Trình độ ngoại ngữ và tin học: Ngoại ngữ và tin học là công cụ rất quan trọng trong việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, đòi hỏi các quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân phải tích cực giao lưu, mở rộng khả năng nhận thức và năng lực hành động. Muốn vậy, mỗi cá nhân phải có tri thức toàn diện, phải có trình độ về ngoại ngữ và tin học để làm công cụ, chìa khóa mở cửa kho tàng tri thức của nhân loại, nâng cao năng lực thu nhận và xử lý thông tin để đạt được mục tiêu tốt nhất.

Tuy nhiên, tùy theo vị trí việc làm của công chức trong các cơ quan chuyên môn mà có yêu cầu trình độ ngoại ngữ và tin học khác nhau. Để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hiện nay ở huyện thì yêu cầu 100% công chức các cơ quan chuyên môn phải có chứng chỉ B tin học, ngoại ngữ trở lên và sử dụng tốt kiến thức tin học tương xứng với trình độ chứng chỉ được cấp.

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng của công chức hải quan

Đây là tiêu chí đánh giá dựa trên khả năng của một người trong việc vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và cách thức để hoàn thành một công việc. Kỹ năng là tổng hợp những cách thức, phương thức, biện pháp tổ chức và thực hiện giải quyết công việc, thể hiện ở khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế, sự thành thạo và nắm vững nghiệp vụ trên những lĩnh vực nhất định. Xuất phát từ vai trò, vị trí của công chức các cơ quan hành chính nhà nước, có thể xác định một số kỹ năng cơ bản cho hoạt động thực thi công vụ mà công chức các cơ quan hành chính nhà nước cần có như sau:

+ Kỹ năng tham mưu: Là tổng hợp các hành động của chủ thể nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó bao gồm quá trình chuẩn bị, nghiên cứu, phân tích, thẩm định, hướng dẫn, soạn thảo các nội dung từ đó đề xuất, kiến nghị nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề thuộc lĩnh vực được phân công. Kỹ năng tham mưu của công chức các cơ quan hành chính nhà nước là sự vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào công việc thực tiễn, cụ thể nhằm mục đích đưa ra được những đề xuất, kiến nghị cho lãnh đạo tham khảo, sử dụng trong quá trình ra Quyết định. Đối với công chức các cơ quan hành chính nhà nước, kỹ năng tham mưu là kỹ năng quan trọng nhất mà mỗi một công chức phải trang bị cho mình; công chức tham mưu sẽ phải đáp ứng một phần hoặc toàn bộ phần việc được phân công nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Hoạt động tham mưu có một số đặc điểm sau:

phát hiện vấn đề, tìm ra hướng và lựa chọn được các giải pháp cần thiết để đạt hiệu quả cao nhất.

Hai là, mục đích của hoạt động tham mưu của công chức các cơ quan hành chính nhà nước là nhằm đề xuất cho lãnh đạo các ý kiến về kế hoạch và biện pháp thực hiện công việc, từ đó góp phần nâng cao năng lực ra quyết sách của lãnh đạo.

Ba là, đối tượng tham mưu của công chức các cơ quan hành chính nhà nước là lãnh đạo trực tiếp của mình, trong đó sản phẩm chính của quá trình này là những đề xuất, kiến nghị cho lãnh đạo bằng văn bản hành chính, công vụ.

Bốn là, trong hoạt động tham mưu công chức các cơ quan hành chính nhà nước sử dụng hệ thống các kỹ năng nghề nghiệp dựa trên sự hiểu biết cơ bản về thể chế, hệ thống chính trị, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

+ Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình: Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Thuyết trình là một hoạt động giao tiếp trực tiếp, có chủ định, có tổ chức, do cá nhân tiến hành với đối tượng tham dự, nhằm trao gửi thông tin, chuyển tải thông điệp và tác động tới nhận thức, xúc cảm của đối tượng đó. Giao tiếp trong thực thi công vụ là toàn bộ các hình thức giao tiếp được thực hiện trong bối cảnh thực thi công vụ, do các bên tham gia công vụ thực hiện và để thực thi công vụ. Trong thực thi công vụ, giao tiếp giúp chia sẻ và truyền đạt mục đích yêu cầu cần đạt được trong giải quyết công việc. Đối với công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, giao tiếp cho phép công chức nắm bắt thông tin, hiểu biết về nhiệm vụ và yêu cầu của cơ quan, tương tác với đồng nghiệp. Trong quá trình thực thi công vụ của công chức, giao tiếp không đơn thuần và duy nhất liên quan đến các nhiệm vụ và cách giải quyết nhiệm vụ, nó còn liên quan đến con người với tư cách là một thực thể sống, có đời sống riêng tư, có niềm vui, nỗi buồn, có điểm mạnh và

điểm yếu. Giao tiếp trong tổ chức còn bao hàm cả khía cạnh mang tính nhân bản, hỗ trợ việc hoàn thiện nhân cách của các cá nhân. Thông qua giao tiếp các ý tưởng, sáng kiến được hình thành, chia sẻ, thách thức và trải nghiệm. Để đạt hiệu quả trong giao tiếp công vụ công chức cần phải tuân thủ một số nguyên tắc như: tôn trọng lẫn nhau và hài hòa lợi ích, lựa chọn giải pháp tối ưu trong giao tiếp, tôn trọng sự bình đẳng và các quy luật khách quan. Để thực hiện thành công hoạt động thuyết trình, đạt được mục đích thuyết trình, đòi hỏi công chức các cơ quan hành chính nhà nước cần tổ chức và tiến hành hoạt động này theo những bước cơ bản: Phân tích hoạt động thuyết trình; chuẩn bị thuyết trình; tập dượt thuyết trình; rèn tập kỹ năng thuyết trình và xử lý một số tình huống trong thuyết trình.

+ Kỹ năng soạn thảo văn bản: Một trong những phương tiện

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w