Tổng quan về Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG (Trang 62)

2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng được quy định theo Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính. Về vị trí và chức năng, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng là đơn vị trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về hải quan trên địa bàn hoạt động của Cục Hải quan.

+ Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan theo quy định của pháp luật.

+ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính của các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

+ Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn

nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan.

+ Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan. + Phối hợp với các đơn vị trên địa bàn, cơ quan nhà nước và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về hải quan trên địa bàn.

+ Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

+ Hợp tác quốc tế về hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

+ Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

+ Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

+ Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

* Cơ cấu tổ chức:

Đơn vị tiền thân của Hải quan Cao Bằng là Chi sở Thuế XNK tỉnh Cao Bằng, được thành lập tháng 6/1952. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau như: Chi cục Hải quan Cao Bằng, Phân khu xuất nhập liên tỉnh Cao – Hải – Lạng, Hải quan Cao Bằng, đến tháng 3/1994, đổi tên thành Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng và tên gọi đó được giữ đến nay.

Về tổ chức bộ máy, do yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ nên có cơ cấu khác nhau, thời kỳ đầu mới thành lập, Trung ương cử 04 đồng chí lên Cao Bằng để thành lập đơn vị hoạt động, lúc đó đơn vị cơ sở đầu tiên là đồn thuế XNK được đặt tại Tà Lùng, huyện Phục Hòa (Cao Bằng). Sau khi ổn định đến cuối năm 1952, một số đồn Thuế được thành lập tại các cửa khẩu như: Pò Peo, Trà Lĩnh, Sóc Giang, Nà Lạn với tổng số cán bộ làm việc 44 người.

Đến tháng 2/1979, Hải quan Cao Bằng có 6 đơn vị cơ sở tại 6 cửa khẩu: Tà Lùng, Bí Hà, Lý Vạn, Pò Peo, Trà Lĩnh và Sóc Giang. Giai đoạn tháng 3/1994, bộ máy Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng có 07 phòng và 04 đơn vị cửa khẩu và 02 Đội kiểm soát Hải quan;

Tháng 08/1997 thành lập Hải quan thành phố Thái Nguyên (sau này đổi tên thành Chi cục Hải quan Thái Nguyên), tháng 2/2002 thành lập Đội Nghiệp vụ số 2 tại Nà Lạn - Đức Long, Thạch An thuộc Chi cục Hải quan Cửa khẩu Tà Lùng; tháng 04/2003 thành lập Phòng Kiểm tra sau thông quan (đến tháng 06/2006 đổi tên thành Chi cục kiểm tra sau thông quan); tháng 12/2004 thành lập thêm Hải quan Bắc Kạn và đến 11/2008 triển khai Đội nghiệp vụ Lý Vạn thuộc Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bí Hà. Tháng 7 năm 2012, Chi cục Hải quan Thái Nguyên chuyển về Cục Hải quan Bắc Ninh. Đến tháng 9/2016, Chi cục Kiểm tra sau thông quan được giải thể, sáp nhập phòng Tổ chức cán bộ và phòng Thanh tra thành phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra. Tháng 9/2019 Chi cục Hải quan cửa khẩu Bí Hà đổi tên thành Chi cục Hải quan cửa khẩu Lý Vạn.

Đến nay, cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng gồm 04 phòng tham mưu, 05 Chi cục cửa khẩu, 01 Chi cục ngoài cửa khẩu và 01 Đội Kiểm soát hải quan. Với tổng số biên chế gồm 190, trong đó có 154 công chức và 36 nhân viên Hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP

CỤC TRƯỞNG

CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CỤC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra Phòng Nghiệp vụ Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm Văn phòng Chi cục Hải quan cửa khẩu Tà Lùng Chi cục Hải quan cửa khẩu Trà Lĩnh Chi cục Hải quan cửa khẩu Sóc Giang Chi cục Hải quan cửa khẩu Pò Peo Chi cục Hải quan cửa khẩu Lý Vạn Chi cục Hải quan Bắc Kạn Đội Kiểm soát Hải quan

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Nguồn: Phòng TCCB-TTr, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng * Nhiệm vụ, chức năng một số bộ phận

Ban lãnh đạo của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng hiện nay có 4 người, trong đó có 01 Cục trưởng và 03 Phó Cục trưởng.

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng là người đứng đầu đơn vị, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cấp ủy, chính quyền địa phương và trước pháp luật về lãnh đạo, điều hành toàn bộ hoạt động (công việc chuyên môn, con người, tài chính, tài sản) của Cục Hải quan theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế hoạch công tác đặt ra hàng năm.

Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý, điều hành một số mặt công tác, một số đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo phân công

PHÓ CỤC

TRƯỞNG PHÓ CỤCTRƯỞNG PHÓ CỤC

Các đơn vị thuộc Cục gồm:

+ Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra: có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thực hiện công tác tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; Giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực hải quan.

+ Phòng Nghiệp vụ: Tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thực hiện công tác giám sát, quản lý về hải quan; công tác thuế xuất nhập khẩu; công tác kiểm tra sau thông quan; công tác quản lý rủi ro; công tác công nghệ thông tin và thống kê hải quan.

+ Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm: Tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; phòng, chống ma túy; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chống hàng giả; phòng, chống khủng bố, rửa tiền và công tác điều tra hình sự trong lĩnh vực hải quan; Tham mưu giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục thực hiện công tác xây dựng và thẩm định văn bản; kiểm soát thủ tục hành chính; đánh giá thi hành và kiểm tra thực hiện văn bản; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; xử lý vi phạm hành chính, tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật.

+ Văn phòng: Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục thực hiện quy chế làm việc, các chương trình, kế hoạch công tác, tổ chức, quản lý công tác hành chính, lưu trữ; công tác báo chí tuyên truyền; công tác thông tin,

cơ yếu của Cục; công tác tài vụ - Quản trị Các đơn vị trực thuộc Cục gồm:

+ Đội kiểm soát hải quan: Có chức năng trực tiếp thực hiện kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy và tiền chất qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan do Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng quản lý. Đội Kiểm soát hải quan có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Các chi cục Hải quan: Hiện nay, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng có 05 chi cục Hải quan cửa khẩu, gồm: Chi cục HQCK Tà Lùng, Chi cục HQCK Trà Lĩnh, Chi cục HQCK Sóc Giang, Chi cục HQCK Pò Peo, Chi cục HQCK Lý Vạn và 01 Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu là Chi cục Hải quan Bắc Kạn. Chi cục Hải quan có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật. Mỗi Chi cục được phân công theo từng địa bàn, khu vực và chịu trách nhiệm về các hoạt động tại địa bàn của mình, giúp việc cho các Chi cục hiện nay có các Đội, Tổ nghiệp vụ.

2.1.3. Một số kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Một trong những cơ sở để đánh giá được hoạt động của Cục Hải quan nói chung cũng như Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng nói riêng đó chính là kết quả thông quan hàng hóa của Cục, dưới đây là bảng tổng hợp kết quả thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và người nhập cảnh của Cục từ năm 2017-2019 và dự kiến trong năm 2020.

cảnh của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2017 2018 2019 2020 (Ước)

1 Số tờ khai hải quan 1000 tờ 6,41 4,62 1,93 3,65

2 Kim ngạch XK Triệu USD 631,93 553,83 672,40 600,5

3 Kim ngạch NK Triệu USD 171,36 139,90 115,60 114,6

4 Xuất nhập cảnh 1000

người

14,83 28,83 51,39 35,25

Từ bảng số liệu trên cho thấy số tờ khai hải quan của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng tập trung nhiều nhất ở năm 2017, thấp nhất ở năm 2019, cụ thể năm 2017 số tờ khai hải quan là 6,41 nghìn tờ, kế đó là năm 2018 đạt 4,62nghìn tờ và thấp nhất trong năm 2019 chỉ đạt 1,93 nghìn tờ.

Đối với kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 2019 đạt 672,40 triệu USD, ước tính trong năm 2020 đạt 600,5 triệu USD. Riêng kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong năm 2017 đạt 171,36 triệu USD, thấp nhất đạt 115,60 triệu USD và ước tính trong năm 2020 đạt 114,6 triệu USD. Đối với xuất nhập cảnh tập trung cao nhất là 51,39 nghìn người trong năm 2019 và thấp nhất đạt 14,83 nghìn người trong năm 2017, ước tính trong năm 2020 khoảng 35,25 nghìn người.

Bên cạnh các chỉ tiêu về thông quan hàng hóa, xuất nhập khẩu và nhập cảnh của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng trong giai đoạn 2017-2019 và dự kiến năm 2020, thì chỉ tiêu về thu thuế XNK của Cục trong những năm qua cũng khá quan trọng, dưới đây là kết quả thu thuế xuất nhập khẩu

Bảng 2.2. Kết quả thu thuế của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Đơn vị: Triệu đồng

T

T Chỉ tiêu 2017 2018 2019

2020 (ước)

1 Thuế Xuất khẩu 61.209,20 34.100,24 26.191,49 7.000,00

2 Thuế nhập khẩu 11.455,67 65.106,45 198.849,0 4 92.000,00 3 Thuế VAT 133.640,3 1 152.213,2 4 139.318,0 0 101.000,0 0 4 Thu khác 1.072,07 613,91 464,83 560.10 Tổng số 207.377,2 5 252.033,8 4 364.823,3 6 200.000,0 0

Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Từ bảng số liệu trên cho thấy đối với thuế xuất khẩu của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cao nhất trong năm 2019 đạt 26.191,49 triệu đồng, thấp nhất trong năm 2018 đạt 34,100.24 triệu đồng và ước tính trong

năm 2020 đạt 7.000,0 triệu đồng. Đối với thuế nhập khẩu cao nhất trong năm 2019 đạt 198.849,04 triệu đồng, thấp nhất trong năm 2017 đạt 11.455,67 triệu đồng và ước trong năm 2020 đạt 92.000,00 triệu đồng.

Riêng thuế VAT là thuế giá trị gia tăng, tập trung cao nhất ở năm 2018 đạt 152.213,24 triệu đồng, thấp nhất trong năm 2017 chỉ đạt 133.640,31 triệu đồng và ước năm 2020 chỉ đạt 101.000,00 triệu đồng. Ở các khoản thu khác, cao nhất trong năm 2017 đạt 1.072,07 triệu đồng và thấp nhất đạt 464,83 triệu đồng trong năm 2019 và ước đạt 560.10 triệu đồng trong năm 2020.

Phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại luôn là hai trong những nhiệm vụ rất quan trọng của đội ngũ hải quan nói chung cũng như của công chức tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng nói riêng, để thấy hơn về kết quả phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục ta có bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.3. Kết quả phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Đơn vị tính: Số vụ

TT Kết quả xử lý 2017 2018 2019

1 Xử lý hành chính 40 31 36

2 Xử lý hình sự 3 8 5

Tổng số 43 39 41

Nguồn: Báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

Từ bảng số liệu trên cho thấy kết quả xử lý hành chính cao nhất chủ yếu là trong năm 2017 với 40 vụ, trong khi đó năm 2018 chỉ còn 31 vụ. Đối với xử lý hình sự, tập trung nhiều nhất là 8 vụ trong năm 2018 và thấp nhất năm 2019 chỉ còn 5 vụ. qua đó, cho thấy những sau số vụ vi phạm giảm đáng kể, tuy nhiên vi phạm hành chính còn tồn tại khá nhiều, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cần có biện pháp để đảm bảo và chống buôn lậu và gian lận thương mại được tốt hơn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

2.2. Phân tích thực trạng năng lực của công chức tại Cục Hải

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH CAO BẰNG (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w