TỈNH CAO BẰNG
3.1. Phương hướng phát triển đội ngũ công chức tại Cục Hảiquan tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 quan tỉnh Cao Bằng đến năm 2025
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế tác động đến hoạt động của hải quan
3.1.1.1. Xu hướng phát triển của hải quan thế giới
Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) thành lập năm 1952 với tên gọi Hội đồng hợp tác hải quan (CCC) là một tổ chức độc lập liên chính phủ với sứ mệnh tăng cường hiệu quả và hiệu suất hành chính hải quan.
Cùng với sự lớn mạnh về số lượng thành viên tham gia, năm 1994 Hội đồng hợp tác hải quan đã thông qua tên gọi chính thức của tổ chức là WCO, điều này thể hiện rõ ràng hơn vai trò của tổ chức trong giai đoạn quá độ - một tổ chức chính thức liên chính phủ toàn cầu.
Hiện tại, WCO có 177 nước thành viên toàn cầu, chiếm tới 98% thương mại thế giới. WCO là tổ chức quốc tế duy nhất có chức năng gắn kết các vấn đề hải quan toàn cầu và thể hiện tiếng nói chung cộng đồng hải quan quốc tế.
Hội đồng là đơn vị quản lý của WCO phối kết hợp với Ban thư ký và một loạt các ban tư vấn và kỹ thuật để thực thi sứ mệnh đề ra. Ban thư ký có hơn 130 cán bộ, chuyên gia kỹ thuật và đội ngũ hậu cần từ nhiều quốc gia khác nhau.
WCO có cơ chế hoạt động như một diễn đàn đối thoại và chia sẻ kinh nghiệm giữa đại diện hải quan quốc gia, qua đó cung cấp các nước thành viên một loạt các Hiệp ước và các văn kiện pháp lý khác bao gồm các chuẩn mực hiện đại hoá hải quan về nhiều chuyên đề như phân loại hàng hoá, trị giá, quy tắc xuất xứ, chống gian lận thương mại, an ninh
chuỗi cung ứng, liêm chính hải quan và thuận lợi hoá thương mại.
Trên cơ sở đề xuất các nước thành viên, WCO và các đối tác hỗ trợ tăng cường năng lực để cải cách và hiện đại hoá. Bên cạnh đó, Cộng đồng quốc tế công nhận WCO có vai trò tối quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng thương mại quốc tế hợp pháp và các nỗ lực đấu tranh hoạt động gian lận. Tăng cường quan hệ đối tác là một trong những nhân tố then chốt để WCO chắp nối quan hệ hải quan các nước với đối tác. Thông qua thúc đẩy giải quyết các vấn đề phát sinh trong môi trường hải quan một cách minh bạch và dự báo trước, WCO trực tiếp đóng góp cho phúc lợi kinh tế và xã hội của các nước thành viên. Trong bối cảnh bất ổn toàn cầu hoặc nguy cơ đe doạ khủng bổ, sứ mệnh của WCO là tăng cường công tác đảm ảo an ninh xã hội và ngăn ngừa khủng bố quốc gia, đảm bảo thuận lợi hoá thương mại quốc tế.
3.1.1.2. Bối cảnh trong nước -Phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2019 đạt kết quả ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng 7,02%, vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%. Đây là năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt trên 7% kể từ năm 2011.
Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năm 2019, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,58% của giai đoạn 2011-2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4.791 USD/lao động, tăng 272 USD so với năm 2018); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 6,2% do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2019 tăng cao. Hiệu quả đầu tư được cải thiện, nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế.
- Hội nhập quốc tế
Tiến trình hội nhập quốc tế đã góp phần quan trọng nâng tầm thế và lực cho Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để tích cực hoàn thiện thể chế kinh tế; nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm… Tuy nhiên, tiến trình hội nhập cũng mang lại nhiều thách thức đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
- Phát triển xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 vượt mốc 500 tỷ USD, trong đó ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều tốc độ tăng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 ước tính xuất siêu 9,9 tỷ USD, đây là mức cao nhất trong 4 năm liên tiếp xuất siêu.
Chủ động mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế để giới thiệu và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ của thế giới chính là góp phần thực hiện việc đổi mới tư duy và xây dựng lối sống của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay
3.1.2. Phương hướng nâng cao năng lực công chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Xây dựng và từng bước đưa vào áp dụng phương pháp quản lý công chức hiện đại thông qua việc phân tích công việc, xây dựng mô tả chức danh công việc chung, bộ tiêu chuẩn năng lực; xây dựng cơ chế quản lý, cập nhật và sử dụng các bảng mô tả công việc, bộ tiêu chuẩn năng lực; thực hiện việc rà soát, đánh giá toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức theo yêu cầu chức danh công việc; triển khai việc xây dựng các hệ thống trợ giúp hoạt động quản lý công chức trong ngành Hải quan.
Sửa đổi, bổ sung và tổ chức triển khai thực hiện các chính sách, quy định về quản lý cán bộ, như: tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đánh giá, phân loại, điều động, luân chuyển, quy hoạch, bổ nhiệm… theo phương thức quản lý công chức hiện đại dựa trên năng lực.
Đổi mới cơ chế quản lý biên chế đảm bảo thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Xây dựng chế độ đãi ngộ đối với những chuyên gia giỏi, có cơ chế thu hút, tuyển dụng nhân tài và xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý đối với công chức làm nhiệm vụ ở biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý nhân sự ngành Hải quan theo hướng tự động hóa một số công việc nhằm quản lý công chức sau
khi tổ chức, sắp xếp lại ngành Hải quan.
Phân tích nhu cầu đào tạo của công chức Hải quan và tiến hành chuẩn hóa giáo trình, nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ hải quan; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; xây dựng và áp dụng những chính sách đãi ngộ hợp lý tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức tích cực đi học để nâng cao trình độ; xây dựng cơ chế đánh giá kết quả đào tạo để nâng cao chất lượng dạy và học.
Xây dựng kế hoạch và triển khai một số chương trình đào tạo trọng điểm nhằm phục vụ cho công tác hiện đại hóa ngành. Tăng cường đào tạo phổ cập nghiệp vụ, đào tạo chuyên sâu, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng kiểm tra sau thông quan cho toàn lực lượng trong ngành.
Tập trung lực lượng cho hoạt động phòng, chống ma túy tại cấp Chi cục Hải quan, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm thường diễn ra hoạt động buôn bán, vận chuyển các chất ma túy qua biên giới.
Xây dựng trường Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại đáp ứng với yêu cầu hiện đại hóa của ngành; kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ngoài nước bằng nhiều hình thức, nguồn lực khác nhau.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và đảm bảo liêm chính hải quan. Hoàn chỉnh các quy định về kỷ luật, kỷ cương nội bộ với một hệ thống quy định chặt chẽ, định rõ các hành vi, tính chất của từng nhóm hành vi cùng với các biện pháp, hình thức chế tài, xử lý nghiêm khắc tương xứng. Kết hợp tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức với thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định về liêm chính hải quan, đồng thời xây dựng kế hoạch từng bước đảm bảo các yếu tố vật chất và tinh thần để thực hiện liêm chính hải quan. Tổ chức tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, cá nhân về liêm chính hải quan.
3.1.3. Mục tiêu và phương hướng phát triển đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng
3.1.3.1. Mục tiêu
phẩm chất và bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo; có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tin học, ngoại ngữ và năng lực hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao.
Xây dựng đội ngũ công chức hải quan đảm bảo đủ về số lượng và sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ, công chức. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và đào tạo để có nguồn cán bộ, trong mỗi nhiệm kỳ có thể thay đổi, bổ sung 25% - 30% số cán bộ lãnh đạo Cục và các Chi cục trực thuộc.
3.1.3.2. Phương hướng định biên đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đến năm 2025
Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% có trình độ chuyên môn đại học trở lên, 100% được bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quốc phòng, an ninh và nghiệp vụ hải quan, tin học văn phòng, 100% có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên.
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng
3.2.1. Nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu đã được xác định: Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của công chức hải quan theo vị trí việc làm, cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức hàng năm và dài hạn cả trong nước và nước ngoài, đảm bảo tính cụ thể và thiết thực, đào tạo để nâng cao trình độ kiến thức, chứ không đào tạo từ đầu, xây dựng kế hoạch đào tạo đến từng loại công chức. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần phải rõ ràng về mục tiêu, phải cụ thể, đo lường được, đảm bảo tính khả thi và có thời hạn cụ thể. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, tránh lãng phí trong đào tạo, phải gắn với việc bố trí, sử dụng công chức hải quan.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém của công chức, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cần xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn các kỹ năng cho công chức như kỹ năng tổng hợp phân tích thông tin, kỹ năng viết báo cáo; Đạo tạo và xây dựng đội ngũ chuyên gia
của Cục theo từng lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ chuyên gia sẽ là những hạt nhân để hướng dẫn, cầm tay chỉ việc cho những công chức có năng lực công tác yêu kém hơn. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cho công chức các kiến thức, kỹ năng theo lĩnh vực công tác như lĩnh vực Thuế xuất nhập khẩu, Kiểm tra sau thông quan, Trị giá tính thuế, Kiểm soát chống buôn lậu.
Cần ban hành các chính sách và thực hiện thống nhất quản lý chặt chẽ về đào tạo, bồi dưỡng công chức hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, nhất là đối với các lớp đại học tại chức hay kể cả vấn đề gửi công chức hải quan đi đào tạo ở nơi khác; Tăng cường công tác kiểm tra quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm đặc biệt là đối với việc cử công chức hải quan đi đào tạo, bồi dưỡng không đúng đối tượng, không theo quy hoạch, không xuất phát từ yêu cầu công việc. Cần tăng cường đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo.
Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng: Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là vấn đề cốt lõi của công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hải quan, có ý nghĩa quyết định đến nâng cao chất lượng của đội ngũ công chức hải quan ở Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng. Phương pháp đào tạo hiện đang sử dụng theo phương pháp truyền thống là "lên lớp" "thuyết trình": Giảng viên giảng bài - học viên nghe và ghi chép, tức là thông tin một chiều.
- Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cần tiến hành đánh giá hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức hải quan nhằm xem xét giá trị thực tế của cơ sở đào tạo đối với công chức hải quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là bước đi vô cùng quan trọng trong chuỗi quá trình đào tạo khép kín. Đánh giá đào tạo, bồi dưỡng là để xem có đạt mục tiêu đề ra không, nội dung, chương trình có phù hợp, học viên áp dụng được gì sau đào tạo, bồi dưỡng. Việc đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cũng nhằm phát hiện những lỗ hổng, sự bất hợp lý,
phi thực tế của quá trình đào tạo, để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức hải quan. Hầu hết các khóa học đào tạo, bồi dưỡng đều có đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng như: Đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, giảng viên, cách tổ chức…; đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra để biết học viên tiếp thu được gì từ khóa học. Tuy nhiên, nội dung đánh giá vô cùng quan trọng để biết được mục tiêu khóa học có đạt được không để có hướng điều chỉnh cho phù hợp hiện đang bị bỏ ngỏ, đó là việc đánh giá những thay đổi trong công việc, xem người học đã áp dụng được những điều đã học vào công việc, những thay đổi đối với việc thực hiện công việc như thế nào. Từ đó, đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức xem việc đào tạo, bồi dưỡng công chức hải quan có tác động, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức hay không.
3.2.2. Nâng cao kỹ năng của đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh cao Bằng
Để nâng cao kỹ năng của đội ngũ công chức tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
Giống như công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công chức hải quan tại Cục, những công chức nào còn yếu kém về kỹ năng nào, thì cần tổ chức đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng đó. Vào mỗi năm, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cần giao cho phòng Tổ chức cán bộ- Thanh tra của Cục tiến hành đánh giá lại những kỹ năng của đội ngũ công chức hải quan, tổ chức phân loại những kỹ năng nào còn yếu kém, những kỹ năng nào công chức chưa đạt thì lên kế hoạch trình lãnh đạo Cục phê duyệt để tiến hành cử công chức đi đào tạo, nâng cao kiến thức đáp ứng công việc.
Để nâng cao một số kiến thức ngoài kiến chuyên môn cần thiết của đội ngũ công chức hải quan, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng cần thường xuyên tổ chức mời các chuyên gia ở trường Đại học, các tổ chức đào tạo,
các doanh nghiệp… về giao lưu, phổ biến và đào tạo cũng như truyền đạt