8.701.623 9.304.369 602.746 6,93 3 9.304.369 602.746 6,93 1 Agribank CB 3.815.784 4.235.03 3 4.711.010 475.977 11,24 2 Bidv CB 2.516.992 2.769.81 2 2.950.726 180.914 6,53 3 Vietinbank CB 849.634 1.033.09 8 1.092.669 59.571 5,77 4 Lienvietpostbank CB 562.250 663.680 549.964 -113.716 -17,13
(Nguồn: Báo cáo giám sát của TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng)
cho vay trung và dài hạn vẫn còn ở mức cao trên 50% tổng dư nợ cho vay mặc dù đã có xu hướng giảm dần so với các năm trước đây. Điều đó cho thấy các NHTM tiềm ẩn rủi ro trong việc thu hồi vốn vay của khách hàng, đặc biệt là Vietinbank CB có tỷ lệ dư nợ cho vay trung, dài hạn ở mức cao trên 70% dư nợ cho vay khách hàng.
c. Đánh giá chất lượng tín dụng: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của hoạt động giám sát ngân hàng. Trên cơ sở đưa ra các ngưỡng tham chiếu giám sát rủi ro trong hoạt động giám sát, TTGS NHNN chi nhánh đưa ra các cảnh báo đối với hoạt động cấp tín dụng vượt tỷ lệ và yêu cầu các NHTM có biện pháp giảm nợ xấu, nợ quá hạn để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua một số chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ; Tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ, phân tích biến động tăng giảm của tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn để đánh giá mức độ an toàn hay cần cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng. Các tỷ lệ này càng thấp, tình hình kinh doanh của ngân hàng càng tốt, nếu tỷ lệ này càng cao thì mức độ rủi ro càng cao và NHTM cần phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro như kiểm soát và thu hồi nợ.
Bảng 2.12: Tình hình nợ xấu của các ngân hàng thương mại qua giám sát
Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 1 Nợ nhóm 1 6.751.985 7.681.658 8.574.270 9.093.307 2 Nợ nhóm 2 46.015 82.374 90.960 150.876 3 Nợ nhóm 3 4.476 6.168 49.429 38.188 4 Nợ nhóm 4 12.124 2.736 2.630 15.299 5 Nợ nhóm 5 12.415 21.724 21.835 10.132 Nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) 29.015 30.628 73.894 63.619
(Nguồn: Báo cáo giám sát của TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng)
Nhìn chung chất lượng tín dụng của hệ thống các NHTM trên địa tốt hơn so với năm 2018, thể hiện qua số liệu tổng nợ xấu các NHTM năm 2019 đã giảm so với năm 2018, giảm chủ yếu ở nợ nhóm 3 và nhóm 5, dư nợ nhóm 4 có xu hướng
tăng so với năm 2018, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ở mức dưới 1%. Tuy nhiên, nợ phân loại nhóm 2 của các NHTM cuối năm 2019 tăng 65% so với năm 2018, điều đó cho thấy NHTM luôn có nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu tăng cao trong năm 2020.
Đánh giá chất lượng tín dụng đối với từng NHTM qua ví dụ điển hình về giám sát an toàn tín dụng đối với Agribank tỉnh Cao Bằng như sau:
Bảng 2.13: Kết quả giám sát tín dụng với Agribank Cao Bằng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1 Tổng dư nợ cho vay
TT1 3.321.738 3.815.784 4.235.033 4.711.012 1.1 Nợ nhóm 1 3.272.803 3.761.025 4.162.800 4.640.023 1.2 Nợ nhóm 2 33.390 36.613 54.459 38.342 1.3 Nợ nhóm 3 1.227 605 532 29.813 1.4 Nợ nhóm 4 8.341 485 824 892 1.5 Nợ nhóm 5 5.977 17.056 16.418 1.942 2 Nợ quá hạn 48.935 54.759 72.233 70.989 Tỷ lệ nợ quá hạn 1,47% 1,44% 1,71% 1,51% 3 Nợ xấu 15.545 18.146 17.774 32.647 Tỷ lệ nợ xấu 0,47% 0,48% 0,42% 0,69%
(Nguồn: Báo cáo giám sát của TTGS NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, nợ quá hạn năm 2019 đã giảm so với năm 2018 nhưng nợ xấu năm 2019 có xu hướng tăng so với năm 2018, tăng nhiều nhất ở nợ nhóm 3. Do đó, chất lượng tín dụng năm 2019 có chiều hướng suy giảm so với năm 2018.
Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu năm 2019 tăng là do tình hình kinh doanh của một số khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp gặp khó khăn về tình hình tài chính dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn, một số khách hàng bị chuyển nhóm nợ theo CIC.
d. Đánh giá khả năng thanh toán
Chi nhánh NHTM phải duy trì Cơ cấu tài sản có và tài sản nợ phù hợp để đảm bảo khả năng chi trả của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ lệ này là bao nhiêu cho phù hợp, còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của Trung tâm điều hành từng NHTM. Trong
một số trường hợp, chi nhánh NHTM được cấp trên điều hoà vốn để đảm bảo chi trả bình thường. Vì vậy, khi đánh giá về khả năng thanh toán ngay của chi nhánh, phải xem xét đến sự điều hoà vốn của Trung tâm điều hành tổ chức tín dụng. Ngoài ra, Cán bộ giám sát cần chú ý đến biến động lớn về quy mô tài sản, nguồn vốn của đối tượng giám sát (trạng thái dư thừa hay thiếu hụt vốn cho vay) đảm bảo cung ứng vốn cho hoạt động tín dụng. Từ đó đánh giá tình hình thanh khoản của đơn vị. Kết quả giám sát khả năng thanh khoản cho thấy, các NHTM không có biến động lớn về quy mô tài sản, nguồn vốn, dư thừa vốn để cho vay và đáp ứng được khả năng thanh toán và đảm bảo khả năng chi trả trong trường hợp cần thiết.
2.2.1.4. Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động đến NHTM trên địa bàn
a. Cảnh báo về yếu tố rủi ro của ngân hàng thương mại trên địa bàn
Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đã triển khai hoạt động nghiên cứu phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống các tổ chức tín.
Qua phân tích, đánh giá rủi ro của các NHTM dựa trên đặc điểm hoạt động của đối tượng giám sát là Chi nhánh ngân hàng thương mại, tình hình thực tế về các nguồn số liệu và các nguồn thông tin cần thiết khác để phân tích đánh giá các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Cao Bằng thực hiện phân tích, đánh giá các chỉ số giám sát rủi ro về tín dụng, thanh khoản và các chỉ số giám sát rủi ro về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời để có đánh giá đúng thực trạng và tình hình hoạt động của đối tượng giám sát. Nội dung phân tích chủ yếu tập trung vào so sánh chỉ số rủi ro thực tế với ngưỡng tham chiếu của nhóm đồng hạng của các NHTM, biến động tăng giảm của chỉ số, so sánh với các kỳ báo cáo trước để đưa ra đánh giá về xu hướng biến động và rủi ro của các NHTM.
Thực tiễn hoạt động giám sát cho thấy một số đối tượng giám sát ở một số thời điểm đã có rủi ro cao về hoạt động cấp tín dụng, thể hiện qua chỉ số Nợ xấu/
tổng dư nợ cấp TD, vượt ngưỡng tham chiếu của nhóm đồng hạng, TTGS NHNN Chi nhánh đã thực hiện cảnh báo rủi ro và yêu cầu đối tượng giám sát báo cáo, đồng thời có biện pháp khắc phục để giảm thiểu rủi ro.
Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh thực hiện khuyến nghị, cảnh báo rủi ro tiềm ẩn đối với đối tượng giám sát dựa trên các căn cứ sau:
+ Khi kết quả giám sát thể hiện dưới hình thức chỉ tiêu định lượng của đối tượng giám sát ngân hàng vượt ngưỡng tham chiếu giám sát rủi ro cần cảnh báo.
+ Khi kết quả đánh giá căn cứ vào thông tin định tính phản ánh các rủi ro tiềm ẩn của đối tượng giám sát ngân hàng;
+ Khi có yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xuất phát từ thực tiễn quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng (vd: để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng).
- Minh hoạt kết quả giám sát rủi ro các ngân hàng thương mại trên địa bàn qua ví dụ giám sát rủi ro đối với Agribank tỉnh Cao Bằng như sau:
Bảng 2.14: Bảng Chỉ số giám sát rủi ro đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Cao Bằng Đơn vị: % ST T Các chỉ số giám sát rủi ro 31/12/201 9 30/09/2019 Ngưỡng tham chiếu Chỉ số giám sát rủi ro I Rủi ro tín dụng
1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ so với đầu năm 11,24 5,30 = < 20 2 Tốc độ tăng nợ xấu so với quý trước
50,5 15,1
Diễn biến +/- 3 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay 0,70 0,0011 = < 3 4 Nợ xấu đã được xử lý bằng DPRR/dư
nợ cho vay 3,72 3,90 < 4 5 Nợ xấu đã xử lý bằng DPRR/Nợ xấu
533,46 3249
Diễn biến +/- 6 DPRR chung/Tổng dư nợ cho vay 0,75 0.75 = 0.75 7 DPRR cụ thể/nợ xấu
9,41 44.9
Diễn biến +/-
8 Nợ nhóm 2/Tổng dư nợ cho vay 1,22 1,58 = < 5 9 Tỷ lệ nợ nhóm 1/dư nợ cho vay 98,09 98,20 > = 97 10 Lãi dự thu/tổng dư nợ nhóm 1 0,73 0,80 < 10 11 Tài sản có khác/tổng tài sản 46,69 45,60 < 50 12 Tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi TT1 54,03 54,80 = < 90 13 Tổng dư nợ cấp tín dụng/tổng tài sản 51,35 53,00 = < 80