Hoàn thiện hình thức và phương pháp giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 96 - 97)

- Đốivới công tác tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu:

3.2.4. Hoàn thiện hình thức và phương pháp giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với các ngân hàng thương mạ

Hiện nay, phương pháp giám sát tuân thủ với các nội dung giám sát theo các quyết định vẫn đang có hiệu lực đã tỏ ra kém hiệu quả và không theo kịp với sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như không phù hợp với thông lệ quốc tế. Do đó, NHNN đã tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện phương pháp giám sát theo CAMELS. Việc triển khai giám sát theo CAMELS được đánh giá là phù hợp với mức độ phát triển của các hoạt động ngân hàng và hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Năm 2017, sự ra đời của TT08 và sổ tay giám sát ngân hàng đã đánh dấu bước thay đổi về phương pháp giám sát ngân hàng, theo đó NHNN Việt Nam đã đưa phương pháp giám sát rủi ro vào hoạt động giám sát của NHNN đối với NHTM, đây là phương pháp giám sát hiện đại mà nhiều quốc gia đang áp dụng. Việc áp dụng phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro vào giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với NHTM đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của các cấu phần khác như cơ cấu tổ chức, các quy định luật pháp, cách thức quản lý và kiểm soát của TCTD. Đây là những đòi hỏi phải có thời gian mới có thể triển khai một cách đồng bộ.

Để hoàn thiện hình thức và phương pháp giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại cần thực hiện tốt các nội dung sau:

là hai hình thức giám sát không thể tách rời nhau, sẽ là không đầy đủ nếu chỉ xem xét, đánh giá mức độ an toàn, lành mạnh của toàn bộ hệ thống các TCTD theo các phân tích tổng hợp mà không xem xét tới từng NHTM riêng lẻ do đặc điểm lan truyền rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ở chiều ngược lại, việc chỉ xem xét, đánh giá từng NHTM sẽ không có được cái nhìn hệ thống, phân tích tác động của hoạt động ngân hàng lên nền kinh tế để từ đó có các quyết sách đúng đắn vừa thúc đẩy, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vừa đảm bảo an toàn hệ thống.

2. Kết hợp phương pháp giám sát tuân thủ với giám sát rủi ro.

3. Giám sát ngân hàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động của đối tượng giám sát ngân hàng.

4. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động giám sát ngân hàng và hoạt động thanh tra ngân hàng; giữa hoạt động giám sát ngân hàng và hoạt động cấp, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng.

5. Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ trung ương đến địa phương.

6. Giám sát ngân hàng phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng giám sát ngân hàng.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w