- Đốivới công tác tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu:
3.2.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với các ngân hàng thương mạ
và đồng bộ giữa các đơn vị trực thuộc CQTTGSNH, đặc biệt giữa giám sát ngân hàng và thanh tra tại chỗ theo một chu trình khép kín: nhận dạng rủi ro - đo lường rủi ro - quản lý rủi ro và xử lý rủi ro. Cụ thể:
Quy trình giám sát cụ thể cần được xây dựng nhằm chỉ rõ các bước công việc và đảm bảo tính chặt chẽ và hiệu quả cho công tác giám sát. Quy trình giám sát chi tiết cần được bắt đầu bằng các hoạt động thu thập thông tin của bộ phận giám sát ngân hàng thông qua các BCTC của các NHTM được giám sát gửi định kỳ và các nguồn thông tin khác. Các thông tin thu thập được lưu trữ tại Cục Công nghệ thông tin của NHNN và được sử dụng để phân tích, đánh giá tổng thể hệ thống ngân hàng trong báo cáo giám sát an toàn vi mô, lập danh sách những ngân hàng có những dấu hiệu bất thường trong báo cáo cảnh báo sớm và tiến hành cung cấp thông tin phục vụ việc xếp hạng cho từng NHTM trong báo cáo đánh giá xếp hạng gửi CQTTGSNH.
Dựa trên kết quả ban đầu qua giám sát ngân hàng, bộ phận thanh tra tại chỗ tiến hành thanh tra thực tế tại ngân hàng, đánh giá bổ sung, đưa ra những khuyến nghị hoặc yêu cầu đối với NHTM bị thanh tra. Kết quả của cuộc thanh tra tại chỗ phải cung cấp cho bộ phận giám sát ngân hàng để giám sát việc thực hiện các yêu cầu, khuyến nghị và có thể có được thông tin đầy đủ nhất về NHTM. Từ những phân tích trên đây, quy trình giám sát ngân hàng có thể được khái quát lại theo sơ đồ sau:
Hình 3.1: Quy trình giám sát ngân hàng
Quy trình giám sát như trên đã chỉ rõ mối quan hệ giữa bộ phận giám sát ngân hàng với các bộ phận thanh tra tại chỗ, bộ phận cấp phép, bộ phận ban hành ngưỡng tham chiếu giám sát rủi ro và theo dõi kết quả công tác giám sát ngân hàng trên địa bàn. Theo đó, các bước trong quy trình giám sát ngân hàng tại NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng cụ thể như sau:
Bước 1: Thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin, dữ liệu, tài liệu;
Bước 2: Phân tích, đánh giá về đối tượng giám sát ngân hàng theo hình thức giám sát an toàn vi mô;
Bước 3: Giám sát sau thanh tra khi nhận được kết luận thanh tra về đối tượng giám sát ngân hàng;
Bước 4: Đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng.
Quy trình giám sát như trên đã thực hiện hoán đổi vị trí của bước 3 và bước 4 quy trình giám sát theo quy định tại Thông tư 08 cho phù hợp với việc thay đổi chức năng nhiệm vụ theo mô hình mới của Thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo mô hình mới, chức năng giám sát vi mô, thanh tra tại chỗ, xử lý sau thanh tra đối với một TCTD đã được quy định tại một đơn vị duy nhất thuộc Cơ quan TTGSNH. Theo mô
hình cũ, có đơn vị thuộc Cơ quan TTGSNH đảm nhiệm chức năng thanh tra tại chỗ trong khi đơn vị khác thuộc Cơ quan TTGSNH đảm nhiệm chức năng giám sát vi mô và xử lý sau thanh tra.
Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Cao Bằng thực hiện cả chức năng thanh tra tại chỗ và chức năng giám sát an toàn vi mô và xử lý sau thanh tra. Do vậy, bước đề xuất các hành động can thiệp, chỉnh sửa bao gồm các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng được thực hiện sau khi đã thực hiện xong nội dung đánh giá kết quả chấp hành thực hiện Kết luận thanh tra. Qua đó đưa ra đánh giá, nhận xét tổng thể về đối tượng giám sát và đưa ra các biện pháp xử lý trong giám sát ngân hàng phù hợp.
3.2.4. Hoàn thiện hình thức và phương pháp giám sát của Ngân hàng Nhà nướcchi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với các ngân hàng thương mại