Kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý cho giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 100 - 102)

- Đốivới công tác tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu:

3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý cho giám sát của Ngân hàng Nhà nước

Khuôn khổ pháp lý và các quy định về hoạt động giám sát các NHTM ở Việt Nam đã có những tiến bộ vững chắc và ngày càng nhất quán với các chuẩn mực quốc tế, tập trung nhiều hơn vào việc thúc đẩy hệ thống ngân hàng an toàn và lành mạnh. Nhiều chỉ thị mới liên quan đến các tỷ lệ an toàn, phân loại tài sản, báo cáo hợp nhất, và các yêu cầu vốn tối thiểu cao hơn là những động thái trong một hướng đi đúng đắn. Tuy nhiên như đã đề cập tại Chương 2, vẫn còn nhiều điểm trong khuôn khổ pháp lý và

các quy định vẫn chưa phù hợp và không theo kịp với các chuẩn mực quốc tế mà cả đối với một nền kinh tế đang trong quá trình vận động mạnh mẽ tại Việt Nam.

Những yếu kém, rủi ro và tiềm ẩn nguy cơ của hệ thống ngân hàng sẽ ngày càng gia tăng nếu cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, cụ thể ở đây là NHNN Việt Nam, không có một hệ thống giám sát hiện đại, với những công cụ và cơ sở pháp lý và quy chế phù hợp tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng được đa dạng hóa và hội nhập sâu hơn vào hệ thống kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải có hệ thống các định chế tài chính rộng lớn với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Nếu không có những thay đổi trong khuôn khổ pháp lý và thông lệ cho thanh tra, giám sát, các nhà quản lý sẽ gặp phải những vấn đề trong việc đưa ra biện pháp giám sát cần thiết để đảm bảo quản lý và giảm thiểu rủi ro.

Do vậy, trong thời gian tới, cần tập trung khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động thanh tra, theo đó:

- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần tích cực xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, như:

+ Thông tư quy định Quy trình thanh tra về chuyên ngành ngân hàng;

+ Thông tư quy định Quy trình giám sát rủi ro tài chính đối với NHTM riêng lẻ; + Thông tư quy định Quy trình đánh giá các NHTM theo tiêu chuẩn CAMELS đối với NHTM riêng lẻ;

+ Thông tư quy định Quy trình đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản lý rủi ro, tình hình tài chính và hoạt động của NHTM…

Song song với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cần ban hành và cập nhật các sổ tay thanh tra và sổ tay giám sát thành cẩm nang thanh tra để hướng dẫn Thanh tra viên, cán bộ, công chức thanh tra có thể thanh tra, giám sát được các nghiệp vụ ngân hàng.

Bên cạnh đó, các quy định cụ thể về chuẩn mực kế toán, hạch toán lỗ lãi đối với những nghiệp vụ ngân hàng hàm chứa rủi ro thị trường như nghiệp vụ phái sinh,

kinh doanh ngoại tệ và trái phiếu… cũng cần được nghiên cứu ban hành và áp dụng. - Phân định rõ trách nhiệm của NHNN là người giám sát sự minh bạch trong toàn bộ hệ thống ngân hàng;

- Tăng cường và củng cố trách nhiệm cơ cấu tổ chức đối với công tác giám sát;

- Cải tiến sự hợp tác giữa các cơ quan có trách nhiệm ban hành các quy chế ngân hàng và việc giám sát.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w