Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 77 - 83)

III Rủi ro hoạt động/khả năng sinh lờ

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế trong hoạt động giám sát ngân hàng

Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên, hoạt động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với các NHTM trên địa bàn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế chủ yếu là:

Một là, Nội dung giám sát chưa được cải tiến theo hướng toàn bao quát

diện. Giám sát của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Cao Bằng mới tập trung một số nội dung giám sát tín dụng, chưa bao quát toàn bộ hoạt động của mỗi đối tượng giám sát, không chỉ giám sát qua thông tin định lượng như số liệu phản ánh tình hình hoạt động do NHTM báo cáo mà còn bao gồm các nguồn thông tin, tài liệu khác được thu thập qua công tác thanh tra tại chỗ. Do đó chưa phát huy được vai trò thực sự của mình, chưa có tác dụng ngăn ngừa rủi ro, khả năng phát hiện sớm, dự báo, tác dụng cảnh báo của giám sát còn nhiều hạn chế.

Hai là, Thu thập, phân tích thông tin giám sát thiếu tính hệ thống và lạc hậu.

Hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích xử lý dữ liệu chủ yếu được thực hiện thủ công, chưa sử dụng một phần mềm hay mô hình phân tích mà mang tính chất mô tả số liệu. Hơn nữa, nguồn thông tin chính là từ báo cáo của các ngân hàng, thông tin thị trường chưa được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích, do đó kết quả phân tích, đánh giá chưa thật sự sâu sắc. Cán bộ giám sát kiểm tra tính chính xác, độ tin cậy của các báo cáo dựa trên kinh nghiệm, công thức tính toán để phát hiện sai sót. Do vậy, các phát hiện, đánh giá chủ yếu dựa trên sự biến động (tăng/giảm) lớn, bất thường của số liệu nên các tồn tại, sai sót vẫn chưa được phát hiện hoặc phát hiện kịp thời. Công tác duyệt dữ liệu báo cáo của NHTM trên hệ thống báo cáo thống kê chưa đảm bảo được chính xác. Hoạt động thu thập, xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối với từng NHTM chưa được kịp thời kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo tính đầy đủ, độ chính xác thông qua các kỹ thuật

so sánh. Khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác giám sát còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin, quy trình tiếp nhận thông tin còn bất cập. Do đó có trường hợp giám sát của Chi nhánh chưa phát hiện được một số sai sót trong số liệu báo cáo, chậm trễ trong việc gửi báo cáo, chưa kịp thời nhắc nhở, yêu cầu đối tượng giám sát nghiêm chỉnh chấp hành đúng chế độ báo cáo phục vụ công tác giám sát và báo cáo cáo thống kê.

Ba là, Giám sát chưa đánh giá đầy đủ các hoạt động của NHTM, chưa phát huy được vai trò cảnh báo sớm cho các NHTM

Xuất phát từ hạn chế vận dụng các công cụ, kỹ thuật phân tích, ứng dụng bộ chỉ số giám sát, quy trình và nội dung giám sát an toàn vi mô theo Thông tư 08 và Sổ tay giám sát ngân hàng còn tương đối mới và nhiều nội dung giám sát rủi ro mà TTGS Chi nhánh chưa áp dụng được nên nội dung báo cáo giám sát còn chưa đầy đủ, nội dung phân tích chủ yếu tập trung vào diễn biến nguồn vốn, sử dụng vốn, diễn biến tài sản, tình hình tăng giảm của nợ xấu, nợ quá hạn, tình hình thu nhập chi phí. Việc thực hiện giám sát rủi ro chủ yếu qua theo dõi một số chỉ số giám sát rủi ro đối với tín dụng, thanh toán và sinh lời, chưa thực hiện đánh giá rủi ro khác. Kết quả giám sát tổng thể đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chưa chú trọng vào hoạt động cảnh báo sớm cho các NHTM, chỉ mang tính chất tổng hợp số liệu phục vụ báo cáo chung cho CQTTGS, nội dung báo cáo giám sát tổng thể chủ yếu xoay quanh những xu hướng bất thường riêng lẻ đối với từng NHTM dựa trên các báo cáo giám sát an toàn vi vô, chưa đưa ra được các đánh giá có giá trị, chưa có cảnh báo chung về diễn biến tổng thể của toàn hệ thống trên địa bàn. Chính vì vậy, việc đánh giá xu hướng chung và phát hiện ra các trường có biểu hiện nằm ngoài xu hướng chung trong tổng thể hoạt động của các NHTM để đưa ra các cảnh báo sớm là công việc mà hoạt động giám sát cần sớm hoàn thiện.

Bốn là, Hình thức và phương pháp giám sát chưa theo được các tiêu chuẩn mới.

hoàn toàn tuân thủ 29 nguyên tắc giám sát của Basel.

Phương pháp giám sát dựa trên rủi ro là phương pháp giám sát hiện đại, hiện nay NHNN Việt Nam đã chuyển dần từ phương pháp giám sát CAMELS sang phương pháp giám sát dựa trên cơ sở rủi ro. Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai áp dụng phương pháp này vào hoạt động giám sát an toàn vi mô còn nhiều bất cập, chưa triệt để, nhiều loại rủi ro chi nhánh chưa đánh giá được do thiếu thông tin dữ liệu đầu vào để phân tích, đánh giá.

Năm là, Quy trình giám sát chưa được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của ngân hàng thương mại.

Trên thực tế sự phát triển của khu vực ngân hàng và thị trường tài chính với hàng loạt các loại hình dịch vụ hiện đại yêu cầu phải được cập nhật thường xuyên, liên tục về hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng và phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Mặt khác, hoạt động giám sát ngân hàng là tập hợp nhiều phương pháp, công cụ chứa đựng nhiều yếu tố kỹ thuật và có yếu tố thay đổi liên tục, như: Loại thông tin cần khai thác, xử lý, sử dụng phải phù hợp với các đối tượng giám sát khác nhau và theo thời gian, thời điểm cũng sẽ khác nhau; Rủi ro tiềm ẩn của đối tượng giám sát ngân hàng rất đa dạng và biến đổi tùy theo điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô, điều kiện thị trường ngân hàng; Các công cụ phục vụ giám sát trên cơ sở rủi ro có thể được xây dựng và phát triển liên tục; và Các ngưỡng cảnh báo rủi ro khi thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro sẽ thay đổi theo từng thời kỳ ...Những vấn đề này chưa được cập nhật, hoàn thiện trong quy trình giám sát của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh cao Bằng. Nó cũng đặt ra vấn đề bổ sung, hoàn thiện của cả hệ thống giám sát của ngân hàng nhà nước.

Sáu là, Tổ chức bộ máy và phối hợp trong giám sát của Ngân hàng nhà nước Chi nhánh Cao Bằng còn hạn chế.

Bộ máy chưa được tổ chức theo hướng chuyên nghiệp. Cán bộ thực hiện công tác giám sát chủ yếu là kiêm nhiệm cả hoạt động giám sát và thanh tra tại chỗ, do đặc thù của tỉnh miền núi nên hoạt động thanh tra đặt ra yêu cầu phải thường

xuyên công tác xa đơn vị, trong khi hoạt động giám từ xa cần thu thập thông tin dữ liệu đầy đủ của hệ thống thông tin báo cáo tại đơn vị làm cơ sở để phân tích giám sát. Do vậy, sự trùng lặp về thời gian và công việc có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giám sát đối với các NHTM. Giám sát ngân hàng là một cấu phần quan trọng trong toàn bộ quy trình của thanh tra, giám sát. Kết quả giám sát là cơ sở quan trọng và là tiền đề phục vụ cho hoạt động thanh tra tại chỗ, làm cơ sở để ban hành kế hoạch thanh tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm kiểm tra tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động giám sát hiện nay chưa đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với việc xây dựng kế hoạch thanh tra tại chỗ định kỳ hoặc đột xuất hàng năm, kết quả giám sát chưa đóng góp nhiều thông tin có giá trị cho các Đoàn thanh tra tại chỗ do các phân tích, đánh giá của bộ phận giám sát còn tương đối sơ sài, chưa chỉ ra được vấn đề sai sót trọng yếu, các vấn đề có rủi ro của đối tượng thanh tra mà các Đoàn thanh tra cần xem xét làm rõ trong quá trình thanh tra.

Sự phối hợp trong nội bộ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng và với các đơn vị chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp trong hệ thống dọc của ngân hàng nhà nước cũng chưa được thường xuyên và thông suốt.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

- Nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất đó là sự đồng bộ và phù hợp của cơ sở pháp lý về giám sát của ngân hàng nhà nước. Hệ thống luật pháp yếu tố quyết định đến nội dung và chất lượng, hiệu quả của hoạt động giám sát. Ngành ngân hàng hiện nay chưa có bộ chỉ tiêu bình quân ngành nên không có cơ sở để đối chiếu khi phân tích, đặc biệt số liệu của các ngân hàng có cùng quy mô để đánh giá được tình hình tài chính của từng ngân hàng.

- Cơ chế phối hợp, phân quyền khai thác dữ liệu thông tin báo cáo trên kho dữ liệu chung của hệ thống BCTK chưa rõ ràng, chưa có quy định về nội dung trao đổi thông tin giữa các NHNN Chi nhánh trong quá trình thực hiện giám sát đối với NHTM.

- Nhận thức và mức độ tin tưởng của các NHTM đối với hoạt động giám sát ngân hàng của NHNN chưa đúng và đầy đủ do trước đây hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chủ yếu là thanh tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng. Do vậy, các NHTM hiểu rằng hoạt động thanh tra, giám sát chỉ đơn thuần là hoạt động kiểm tra và xử phạt đối với các NHTM không chấp hành các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, các NHTM chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò quan trọng của hoạt động giám sát ngân hàng, chưa thực sự tin tưởng vào chất lượng và mức độ chính xác của hoạt động giám sát ngân hàng. Các khuyến nghị và cảnh báo của hoạt động giám sát chưa được các NHTM thực sự ghi nhận và là căn cứ để họ tự đánh giá lại hoạt động của mình và điều chỉnh các hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng.

- Về tổng thể quy trình giám sát của NHNN đối với các NHTM vẫn chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới và hiện đại hóa hệ thống giám sát theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Bởi lẽ, tổ chức và hoạt động của giám sát ngân hàng chịu sự điều chỉnh của Luật Thanh tra, Luật NHNN và Luật các TCTD. Bên cạnh đó, sự phát triển của các loại hình dịch vụ ngân hàng mới trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giám sát ngân hàng chậm được hình thành, bổ sung trong khi các văn bản, chế độ cũ thì lại chậm được sửa đổi hoặc ban hành mới để theo kịp thông lệ quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam.

- Chưa có quy chuẩn trong hoạt động phân tích BCTC phục vụ hoạt động giám sát, ứng dụng phần mềm tính toán dữ liệu, chưa áp dụng được mô hình phân tích trong giám sát an toàn vi mô của TTGS NHNN Chi nhánh đối với các NHTM. Mặc dù đã có hướng dẫn tại sổ tay giám sát về các chỉ tiêu cần giám sát, cách tính, công thức tính, mô hình dự báo tài chính ngân hàng dựa trên phương pháp Gauss- seidel (FPM), xong chỉ mang tính định hướng, chưa áp dụng được do nguồn thông tin dữ liệu đầu vào chưa đầy đủ. Việc tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu giám sát phân tích chủ yếu là kinh nghiệm, năng lực phân tích của cán bộ giám sát nên kết quả phân tích BCTC còn nhiều thiếu sót, chưa đáp ứng được yêu cầu.

b) Nguyên nhân chủ quan của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng - Sự cập nhật và chủ động thích ứng với những thay đổi mới về quản lý trong điều kiện mở cửa, hội nhập lĩnh vực ngân hàng của Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng chưa tốt. Nhất là sự phát triển của ngân hàng hiện đại, mở cửa hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0.

- Năng lực giám sát của đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng còn hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của các NHTM . Đội ngũ cán bộ Thanh tra, giám đã được trẻ hóa, có trình độ đại học trở lên, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ giám sát qua nhiều khóa học, đào tạo về thanh tra, giám sát. Tuy nhiên vẫn còn ít kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá, khả năng phát hiện các sai phạm trong phân tích giám sát còn hạn chế, kỹ năng phân tích thiên về sử dụng các chỉ tiêu thống kê là chính, phương pháp phân tích chủ yếu là so sánh, các phương pháp suy luận lô gích, suy diễn sâu về nghiệp vụ để trở thành dự báo còn ít được đề cập nên nội dung thông tin, đánh giá còn lặp đi lặp lại, thiếu tính thuyết phục.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giám sát vừa thiếu vừa lạc hậu. Hệ thống phần mềm, công nghệ thông tin chưa được cải tiến phù hợp với yêu cầu giám sát, phần mềm giám sát từ xa được xây dựng trên cơ sở dữ liệu Foxpro đã lỗi thời, lạc hậu, thiết kế làm việc theo máy đơn, hiện nay không còn sử dụng được dẫn tới những khó khăn và hạn chế cho việc phân tích, đánh giá. Cán bộ giám sát phải thực hiện thủ công qua các bước tiến hành của quy trình giám sát ngân hàng.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 77 - 83)