Thực trạng bộ máy và phương pháp giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 67 - 72)

III Rủi ro hoạt động/khả năng sinh lờ

2.2.2. Thực trạng bộ máy và phương pháp giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với ngân hàng thương mạ

2.2.2.1. Thực trạng bộ máy giám sát của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cao Bằng đối với ngân hàng thương mại

a. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Theo quy định tại Nghị định 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh gồm:

- Xây dựng kế hoạch thanh tra hằng năm trình Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, chương trình công tác thuộc trách nhiệm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

- Thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao.

- Thanh tra vụ việc khác do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.

- Giám sát các đối tượng giám sát ngân hàng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao và theo quy định của pháp luật.

- Áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xử lý vi phạm đối với đối tượng thanh tra, đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật.

- Chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

- Tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện một số nhiệm vụ liên quan đến cấp phép quy định tại Điều 30 Nghị định này theo phân cấp, ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, giám sát của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Tham mưu, giúp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được

giao.

- Thực hiện báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Tổ chức việc tập huấn nghiệp vụ thanh tra, giám sát cho thanh tra viên ngân hàng, công chức khác thuộc Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra, giám sát trong phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được giao.

- Thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh giao.

b. Bộ máy tổ chức và nhân lực của NHNN Chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Theo quyết định 1692/QĐ-NHNN, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng gồm: Phòng Tổng hợp, Nhân sự và Kiểm soát nội bộ; Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Hành chính; Thanh tra, giám sát ngân hàng và Phòng Kế toán - Thanh toán.

Thanh tra, giám sát ngân hàng và Phòng Kế toán - Thanh toán có con dấu riêng để dùng trong hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.

Giám đốc NHNN Chi nhánh Cao Bằng

Thanh tra viên Thanh tra viên Thanh tra viên Chuyên viên TTGSChuyên viên TTGS Phó Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng

Theo quy định tại Nghị định 26, Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về công tác, nghiệp vụ thanh tra, giám sát ngân hàng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố.

Tổng số cán bộ thanh tra, giám sát gồm 08 cán bộ: Chánh Thanh tra, 01 phó Chánh Thanh tra, 04 Thanh tra viên và 02 Chuyên viên TTGS, trong đó: tuổi bình quân dưới 40; trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Phân công nhiệm vụ như sau:

- Chánh Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh: điều hành hoạt động chung của TTGSNH, tổ chức triển khai thực hiện công tác thanh tra; tham mưu chấp thuận công tác nhân sự tại các TCTD trên địa bàn; Ra quyết định thanh tra, thành lập đoàn thanh tra; Quyết định việc thanh tra viên ngân hàng tiến hành các cuộc làm việc, tiếp xúc trực tiếp đối tượng giám sát ngân hàng; Xử phạt vi phạm hành chính;

- Phó Chánh Thanh tra, giám sát: giúp chánh thanh tra điều hành các công việc, nhiệm vụ của TTGS chi nhánh; quản lý công tác giám sát an toàn vi mô và lập báo cáo kết quả công tác giám sát đối với các ngân hàng trên địa bàn; công tác cấp phép đối với các ngân hàng, làm trưởng đoàn thanh tra.

- Các Thanh tra viên, Chuyên viên thanh tra thực hiện công tác báo cáo định kỳ theo phân công; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; báo cáo thống kê; định kỳ thực hiện báo cáo giám sát an toàn vi mô và tham gia các đoàn thanh tra tại chỗ.

2.2.2.2. Hình thức và phương pháp giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Ngân hàng Nhà nước tỉnh Cao bằng thực hiện hình thức giám sát an toàn vi mô đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Đây là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; hệ thống thông tin, báo cáo phục

vụ giám sát an toàn vi mô; các chuẩn mực an toàn; hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng.

Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư số 08 và đặc điểm hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Cao Bằng áp dụng cả 2 phương pháp giám sát tuân thủ và giám sát rủi ro. Trong đó:

- Phương pháp Giám sát tuân thủ được thực hiện chủ yếu thông qua việc theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về: Báo cáo thống kê Thông tư 35, thực hiện Kết luận thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng.

- Phương pháp Giám sát rủi ro được NHNN Chi nhánh tỉnh Cao Bằng thực hiện thông qua việc đánh giá các loại rủi ro của từng đối tượng giám sát ngân hàng đang và sẽ gặp phải, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và dựa trên kết quả so sánh với các chỉ số định lượng được sử dụng trong giám sát rủi ro.

Giám sát trên cơ sở rủi ro đánh giá các vấn đề bằng cách xác định những lỗ hổng hệ thống và các hoạt động quản lý yếu kém tại đối tượng giám sát ngân hàng mà phát sinh các vấn đề hiện tại tiềm ẩn. Trong trường hợp các vấn đề nghiêm trọng, đơn vị thực hiện giám sát ngân hàng có thể tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng để xác định các vấn đề nhằm đánh giá chính xác về mức độ rủi ro, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời.

2.2.3. Thực trạng quy trình và thủ tục giám sát của Ngân hàng Nhà nước tỉnhCao bằng đối với ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 67 - 72)