Tăng cường phối hợp trong giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 99 - 100)

- Đốivới công tác tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu:

3.2.6. Tăng cường phối hợp trong giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng

Thứ nhất, tăng cường phối hợp giữa giám sát ngân hàng và thanh tra tại chỗ. Giám sát có ưu điểm so với thanh tra tại chỗ về mặt thời gian và phạm vi giám sát do giám sát là hoạt động được tiến hành thường xuyên, liên tục qua việc thu thập, tổng hợp và xử lý dữ liệu thông tin từ nhiều nguồn thông tin, báo cáo khác nhau. Giám sát có khả năng phát hiện sớm hơn các sai phạm, rủi ro, trong khi hoạt động thanh tra tại chỗ có nhược điểm là bị giới hạn về mặt thời hiệu thanh tra, thời gian thanh tra, tần suất thanh tra và Kế hoạch thanh tra hàng năm. Giám sát cũng có nhược điểm về sự đánh giá mức độ tin cậy của nguồn thông tin, báo cáo xuất phát một chiều từ phía đối tượng cung cấp báo cáo. Do vậy, giám sát ngân hàng và thanh tra tại chỗ chỉ thực sự phát huy được hiệu quả trong phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các rủi ro, xử lý các vi phạm khi kết hợp chặt chẽ với nhau, qua đó góp phần

làm tăng hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng.

Thứ hai, tăng cường công tác trao đổi thông tin với các NHTM, một trong 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel là “các giám sát viên ngân hàng phải thường xuyên có liên lạc với Ban quản lý ngân hàng và phải hiểu cặn kẽ hoạt động của tổ chức đó” (Nguyên tắc số 17). Bản chất của nguyên tắc này được hiểu là: dựa trên mức độ rủi ro của từng ngân hàng mà Cơ quan giám sát ngân hàng phải gặp gỡ Ban quản lý ngân hàng để thảo luận những vấn đề trong hoạt động của ngân hàng đó, yêu cầu ngân hàng thông báo những thay đổi quan trọng trong hoạt động hoặc các chiều hướng phát triển không thuận lợi. Việc thực hiện mối liên hệ thường xuyên giữa Cơ quan giám sát ngân hàng với các NHTM sẽ tạo kênh thu thập thông tin bổ sung tạo điều kiện cho cán bộ giám sát nắm bắt rõ hơn về ngân hàng. Việc ban hành Quy chế tiếp xúc giữa NHNN với TCTD tạo cơ sở pháp lý, thông qua đó xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hoạt động tiếp xúc.

Thứ ba, nghiên cứu và xây dựng quy chế làm việc, phối hợp hành động giữa NHNN với các cơ quan chức năng trên địa bàn như: Đoàn Đại biểu Quốc hội, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự, Sở Tư pháp, Tòa án,… thường xuyên trao đổi, tiếp nhận thông tin liên quan đến tình hình hoạt động và các vấn đề có liên quan đến hệ thống các ngân hàng, qua đó kịp thời nắm bắt thông tin phục vụ giám sát của NHNN và đưa ra các biện pháp xử lý có hiệu quả nhằm hạn chế các rủi ro có liên quan đến hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH TỈNH CAO BẰNG ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w