- Đốivới công tác tổng hợp, xử lý và lưu trữ tài liệu, thông tin, dữ liệu:
3.3.3. Tăng cường trao đổi thông tin giữa CQTTGSNH với các cơ quan giám sát tài chính trong và ngoài nước
tài chính trong và ngoài nước
Ở Việt Nam, hoạt động giám sát trực tiếp lĩnh vực tài chính-tiền tệ được phân tách theo chức năng của từng cơ quan: NHNN làm nhiệm vụ giám sát hoạt động của các NHTM; Bộ Tài chính (cụ thể là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) giám sát hoạt
động của thị trường chứng khoán và các công ty kinh doanh trên thị trường chứng khoán; Cục Bảo hiểm (thuộc Bộ Tài chính) giám sát hoạt động trên thị trường bảo hiểm; Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia không có chức năng giám sát từng định chế tài chính mà chỉ làm chức năng tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong việc giám sát tổng thể thị trường tài chính. Việc phân tách nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan nêu trên trong hoạt động giám sát tài chính-tiền tệ nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng công tác giám sát nếu không có một cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan.
Do vậy, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan giám sát chuyên ngành tài chính cần có sự phối hợp xây dựng một mô hình giám sát tổng thể thị trường tài chính với những chức năng riêng biệt, không trùng lắp và hỗ trợ nhau đảm bảo sự giám sát hiệu quả thị trường tài chính trong toàn bộ mạng an toàn tài chính quốc gia. Điều quan trọng nhất, cần nêu rõ mối quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan, đặc biệt là cơ chế chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong mạng an toàn tài chính.
Điều đó có thể được thực hiện thông qua việc khẩn trương thiết lập một cơ chế trao đổi thông tin giữa các đơn vị nhằm đảm bảo rằng hoạt động giám sát các định chế tài chính được thực hiện một cách đồng điệu và đảm bảo vị thế cũng như hiệu quả trong việc phối hợp với Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, Bộ tài chính nhằm hướng tới cơ sở giám sát hợp nhất toàn bộ thị trường tài chính. Theo đó, NHNN và các bộ, ngành cần:
- Thứ nhất, tăng cường hợp tác quốc tế song phương, đa phương về giám sát ngân hàng; Ký kết thỏa thuận, biên bản ghi nhớ về trao đổi thông tin và hợp tác với cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài để giám sát các NHTM nước ngoài hoạt động ở Việt Nam, các NHTM Việt Nam hoạt động ở nước ngoài; phòng, chống rửa tiền và tội phạm tài chính quốc tế; giám sát rủi ro lan truyền từ thị trường tài chính quốc tế.
- Thứ hai, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin giám sát thị trường tài chính trực tiếp giữa NHNN và Bộ Tài chính; giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
và cơ quan Thanh tra, giám sát tài chính (Thanh tra chứng khoán, Thanh tra bảo hiểm); Trình cấp có thẩm quyền (Liên bộ, Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản qui phạm pháp luật quy định việc trao đổi thông tin và phối hợp giữa Bộ Tài chính và NHNN trong các hoạt động giám sát tài chính, đồng thời qui định trách nhiệm cung cấp thông tin của các Bộ, ngành hữu quan.
- Thứ ba, tăng cường sự hiểu biết, trao đổi kinh nghiệm và đối thoại chính sách giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với các cơ quan giám sát tài chính trong nước thông qua hình thức tổ chức các diễn đàn, hội thảo, hội nghị chuyên đề.
KẾT LUẬN
Tăng cường hoạt động giám sát đối với các NHTM của NHNN Việt Nam đang trở thành một yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung. Cùng với xu hướng xây dựng hoạt động giám sát ngân hàng theo hướng dựa trên cơ sở rủi ro và sử dụng các nguyên tắc giám sát ngân hàng hiệu quả do Uỷ ban BASEL đưa ra, NHNN Việt
Nam cũng đã có những bước cải cách và hoàn thiện hoạt động giám sát đối với các NHTM trong đề án chiến lược cải cách NHNN.
Trong luận văn “Tăng cường giám sát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với các ngân hàng thương mại” tác giả đã khái quát một số nội dung căn bản của hoạt động giám sát NHTM của các NHTW, trong đó 2 phương pháp giám sát được nhiều quốc gia sử dụng trong hệ thống giám sát ngân hàng là phương pháp CAMELS và phương pháp giám sát trên cơ sở rủi ro. Hai phương pháp này có những điểm tương đồng và mang tính kế thừa nhất định, phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của hệ thống NHTM và hệ thống giám sát của NHTW.
Hoạt động thanh tra giám sát là hoạt động thường xuyên, liên tục và là hoạt động cần thiết góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an toàn hệ thống các NHTM nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. Việc hoàn thiện hoạt động TTGSNH của NHNN là một trong những giải pháp cần thiết để hoạt động kinh doanh ngân hàng được an toàn và bền vững. Từ những đánh giá về hoạt động thanh tra giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng, bài viết đã đạt được những kết quả sau:
Thứ nhất, chỉ ra được cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động giám sát ngân hàng, sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động TTGSNH.
Thứ hai, luận văn nghiên cứu thực trạng, từ đó phân tích, đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với các NHTMCP trên địa bàn; chỉ ra những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại và phân tích nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động thanh tra.
Thứ ba, từ thực trạng hoạt động thanh tra, giám sát, luận văn đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy trình giám sát ngân hàng của NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng đối với các NHTM trên địa bàn và đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN Việt Nam, nhằm hoàn thiện hoạt động TTGSNH của NHNN Việt Nam nói chung, của NHNN chi nhánh tỉnh Cao Bằng nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống Ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.
1. Chính phủ (2014), Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Hà Nội.
2. Chính phủ (2019), Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Hà Nội.
3. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Nghị định 26/2014/NĐ – CP của Chính phủ ngày 07 tháng 4 năm 2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Hà Nội.
4. Dương Văn Thực, Thanh tra trên cơ sở rủi ro và vấn đề xây dựng một khung nghiệp vụ giám sát từ xa trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, nguồn: http://www.sbv.gov.vn.
5. Hoàng Đình Thắng (2011), Thanh tra trên cơ sở rủi ro và tiến trình áp dụng tại Việt Nam, nguồn: http://www.div.gov.vn
6. Học viện Hành chính quốc gia (2010), Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính, Hà Nội.
7. Học viện Ngân hàng (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
8. Học viện Ngân hàng (2013), Giáo trình Ngân hàng Trung Ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.
9. Lê Thị Thu Thủy (2012), “Pháp Luật Việt Nam về giám sát thị trƣờng tài chính và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học.
10. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng (2016-2019), Báo cáo hoạt động thường niên, Cao Bằng.
11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cao Bằng, “Báo cáo giám sát an toàn vi mô 2016 -2020”, Cao Bằng.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng, Hà Nội.
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1692/QĐ-NHNN về việc quy định chức năng nhiêm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngày 08 tháng 8 năm 2017.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Sổ tay giám sát tháng 9/2017
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 08/2017/TT-NHNN về Quy định về trình tự, thủ tục giám sát Ngân hàng ngày 01 tháng 8 năm 2017.
17. Ngân hàng Nhà nước, “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng” tại website: www.sbv.gov.vn ngày 02/9/2017
18. Nguyễn Đại Lai (2006), Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel về Thanh tra – Giám sát ngân hàng, nguồn website:
http://www.sbv.gov.vn
19. Nguyễn Đăng Hồng (2014), “Xử phạt vi phạm hành chính – biện pháp nâng cao quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển.
20. Nguyễn Đình Tự (2014), “Góp thêm một vài ý kiến vê nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng hiện nay”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển.
21. Nguyễn Phi Lân (2015), Công tác giám sát ngân hàng trong đảm bảo an ninh
tiền tệ và an toàn hệ thống ngân hàng, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia,
KX.01.15/11-15, Bộ Khoa học và Công nghệ.
22. Nguyễn Phi Lân (2016), Xây dựng và ứng dụng mô hình cấu trúc trong hoạt
động thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng, Đề tài cấp ngành, Mã số:
DTNH.04/2015, Viện Chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.
23. Nguyễn Thị Thu Hương (2014), “Một vài chia sẻ về sự chuyển đổi từ phương pháp thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với khối TCTD nước ngoài”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển.
ngân hàng thương mại trên địa bàn, Luận văn thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đà Nẵng.
25. Phan Tấn Trung (2014), “Những giải pháp tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển.
26. Phan Thị Thúy Diễm, Đoàn Thanh Hà (2013), “Lựa chọn mô hình giám sát ngân hàng. Kinh nghiệm các nước và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và hội nhập.
27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.
29. Thanh tra, Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cao Bằng (2016-2019), Báo cáo hoạt thanh tra, giám sát ngân hàng thường niên.
30. Thủ tướng chính phủ (2014), Quyết định 35/2014/QĐ – TTg ngày 12 tháng 6 năm 2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
31. Thủ tướng Chính phủ (2017), Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, Hà Nội.
32. Trần Đăng Phi (2014), “Một số kết quả đạt đƣợc trong công tác giám sát ngân hàng và phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển trong thời gian tới”, Kỷ yếu Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 5 năm thành lập và phát triển, tr.50-51. 1
33. Trần Đăng Phi (2017), “Hoàn thiện quy trình, thủ tục giám sát ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát Ngân hàng”, Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.